vendredi 14 septembre 2012

Aide au retour des Roms : quels sont les 'effets pervers' du dispositif ?

14-9-12
Evacuation d'un campement de Roms à Evry, le 27 août.

Le dispositif d'aide au retour humanitaire (ARH) a-t-il vécu, du moins sous sa forme actuelle ? De retour de Bucarest, le ministre de l'intérieur, Manuel Valls, a déclaré, jeudi 13 septembre, au Sénat que ce mécanisme comportait " incontestablement un certain nombre d'effets pervers " et a annoncé qu'il envisageait de le réformer.

Cette aide au retour, mise en place par la circulaire du 7 décembre 2006, prévoit 300 euros par adulte et 100 euros par enfant mineur (en plus des frais de prise en charge du retour) pour les étrangers ayant la nationalité d'un Etat membre de l'Union européenne, présents en France depuis plus de trois mois et en situation de dénuement ou de grande précarité, en situation irrégulière ou non. Dans les faits, ce dispositif concerne tout particulièrement les Roms, qui bénéficient depuis 2007 de la libre circulation au sein de l'Union européenne.
10 608 BÉNÉFICIAIRE EN 2011
En 2011, 10 608 personnes (8 567 adultes et 2 041 enfants) ont bénéficié de l'ARH, selon les chiffres de l'Office français de l'immigration et de l'intégration (rapport PDF, p. 30). Parmi eux, 7 284 Roumains et 1 429 Bulgares. "Il s'agit principalement de personnes qui séjournent sur des sites ou campements illicites", précise le rapport de l'OFII.
 Il y a deux ans, en septembre 2010, Teodor Baconschi, le ministre des affaires étrangères roumain, avait fait part de ses réserves quant à un tel dispositif. " Nous sommes très sceptiques quant à la question du rapatriement volontaire payé, déclarait-il au Monde. Nous ne savons pas à quel point ces départs sont volontaires. La France a dépensé 18 millions d'euros [sur deux années] pour ces rapatriements. Cet argent aurait pu être investi dans des projets concrets d'insertion." Le collectif Romeurope souligne que seuls dix projets d'insertion ont été validés en 2011 (pour un montant de 36 000 euros) et soixante-douze projets en 2010.

En France, si organisations non gouvernementales d'aide aux Roms et responsables politiques semblent s'accorder à reconnaître les limites et les " effets pervers " de ce mécanisme, ce n'est pas pour les mêmes raisons.
  • " Le jackpot de l'aide au retour "
A droite, on pointe le risque d'un effet d'aubaine. Les bénéficiaires de l'ARH reviendraient en France sitôt après avoir touché les 300 euros, en toute légalité, pour le prix d'un billet de bus à 60 euros. Un phénonomène – jamais mesuré ou chiffré – pointé par Nicolas Sarkozy dans son discours de Grenoble, le 30 juillet 2010. " Après avoir quitté le territoire avec une aide de l'Etat, [les migrants en situation irrégulière] reviennent en toute illégalité pour demander une autre aide de l'Etat pour repartir. Cela s'appelle 'un abus du droit à la libre circulation'", déclarait alors le président de la République.
Pour répondre à cette crainte, le fichier Oscar (outil simplifié de contrôle des aides au retour) est mis en place à partir de septembre 2010. Les empreintes digitales du bénéficiaire sont désormais enregistrées pour éviter les abus. " Le fichier biométrique que nous avons mis au point va permettre d'éviter cette noria, ces allers-retours : ceux qui ont perçu l'aide ne pourront pas la recevoir à nouveau", explique Eric Besson, le ministre de l'immigration, sur RTL, en août 2010. " C'est pas un tirage gratuit du Loto, le système", expliquait son homologue de l'intérieur, Brice Hortefeux, quelques semaines plus tôt. Avec la mise en place de l'Oscar, "le jackpot de l'aide au retour a vécu", tranche Le Figaro le 17 août.
Du côté des organisations non gouvernementales, on voit d'abord dans l'ARH un instrument coûteux, destiné à faciliter la "politique du chiffre". Pour Alexandre Le Cleve, membre du collectif Romeurope, ce dispositif est "une façon polie d'accélérer les reconduites à la frontières et de gonfler artificiellement les chiffres pour atteindre les quotas". M. Le Cleve prône l'arrêt de ce mécanisme et la mise en place d'aides territoriales directes à destination des populations roms en Roumanie et en Bulgarie.

Dans une tribune du Monde du 15 août, (La politique d'expulsion des Roms est une honte pour un pouvoir de gauche), Christophe Deltombe et Christophe Auger, président et délégué général d'Emmaüs France, dénoncent une "attitude hypocrite". Les populations roms roumaines et bulgares, que concernent environ 25 % des expulsions, "ont servi la politique du chiffre du précédent gouvernement" dans la mesure où " leur droit à la libre circulation leur permet de revenir en France une fois les aides au retour perçues et le voyage au pays payé par l'Etat !"
Par ailleurs, estime Jean-François Corty, directeur des missions France de Médecins du monde, la grande majorité des Roms traitée par son organisation en France"sont dans des logiques d'intégration et ne souhaitent pas récupérer 300 euros tous les trois mois". 
  • "Volontaire" et "humanitaire"
"Ce qui est discutable, c'est le caractère volontaire de cette aide", explique Jean-François Corty. Il prend en exemple des cas où l'hébergement d'urgence après une expulsion était conditionné à l'acceptation de l'ARH. "Il y avait une vraie pression policière pour que les personnes acceptent l'aide au retour volontaire", abonde Alexandre Le Cleve. Les deux responsables associatifs dénoncent enfin "l'instrumentalisation de la sémantique", et jugent tous deux abusif l'emploi du terme "humanitaire".



http://fr.news.yahoo.com/aide-au-retour-roms-quels-effets-pervers-dispositif-203603535.html

Aide au retour des Roms : quels sont les 'effets pervers' du dispositif ?
Valls envisage une réforme de l'aide au retour pour les Roms
La police évacue un camp de 200 Roms à Villeneuve-le-Roi
Paris et Bucarest signent un accord sur l'intégration des Roms
'J'aimerais que les Roms ne tendent plus la main'

TRANG WEB MỚI VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE ĐƯỢC PHÁT ĐỘNG

Wednesday, 12 September 2012 20:59

-- HepBsmart.com Sẽ Cung Cấp Thông Tin Quan Trọng về Viêm Gan B Mãn Tính, Một Căn Bệnh Gan Tiềm Năng Đe Dọa Tính Mạng Ảnh Hưởng Đến 2 Triệu Người Mỹ --
-- Trang Web Chứa Nội Dung Video Tiên Tiến, Các Tài Liệu Bằng Nhiều Thứ Tiếng Cho Bệnh Nhân --
ĐIỀU GÌ: Một trang web mới về giáo dục sức khỏe, HepBsmart.com, dành cho khán giả tại Hoa Kỳ , do Gilead Sciences, Inc. bảo trợ, được phát động vào ngày Thứ Sáu, 7 tháng Chín. HepBsmart.com chứa thông tin thiết thực về viêm gan B mãn tính (CHB), một căn bệnh gan tiềm năng đe dọa tính mạng ảnh hưởng theo ước tính đến khoảng hai triệu người tại Hoa Kỳ và là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan.
Viêm gan B mãn tính là do siêu vi gây ra và có thể từ từ hủy hoại lá gan, mà không gây các triệu chứng rõ rệt. Viêm gan B mãn tính có thể được chẩn đoán bằng một xét nghiệm máu đơn giản, ngăn ngừa với thuốc chủng ngừa, và chế ngự với chăm sóc thích hợp – nhưng đáng báo động thay, phần đông số người sống chung với căn bệnh mà không biết họ bị nhiễm.

Nếu không được chữa trị thì 1 trong 4 người với Viêm Gan B Mãn Tính có thể chết vì biến chứng liên quan đến bệnh. Ảnh hưởng của viêm gan B mãn tính tại Hoa Kỳ nghiêm trọng hơn ở  trong các cộng đồng Người Mỹ gốc Á Châu.

HepBsmart.com thể hiện:
Thông tin về cách ngăn ngừa Viêm Gan B Mãn Tính (CHB), xét nghiệm về chứng bệnh, và chế ngự Viêm Gan B Mãn Tính
Một video hoạt hình tiên tiến diễn tả hành trình của một bệnh nhân Viêm Gan B Mãn Tính (CHB) từ lúc chẩn đoán đến cách chăm sóc (có sẵn phụ đề bằng 14 thứ tiếng).
Các tờ thông tin giáo dục bằng 14 thứ tiếng, bao gồm tiếng Hoa, tiếng Đại Hàn, và tiếng Việt trong số những thứ tiếng khác.
HepBsmart.com là một trang web giáo dục do Gilead Sciences, một nhà sản xuất thuốc về viêm gan B mãn tính sáng tạo. Trang web là một phần nỗ lực không ngừng của Gilead để nâng cao nhận thức cộng đồng về viêm gan B mãn tính.
KHI NÀO: Trang Web hoạt động vào ngày 7 Tháng Chín.
Ở ĐÂU: www.HepBsmart.com.
LIÊN LẠC: Benny Lai (626-215-4071), APartnership, Inc.

Email: blai@apartnership.com  

http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=8171:trang-web-mi-v-giao-dc-sc-khe-c-phat-ng&catid=7:gia-inh-giao-dc&Itemid=55
 

mardi 11 septembre 2012

Dịch Cân Kinh Biến Người Yếu Thành Khoẻ

Huỳnh Bửu Khương, C/N 2010/12

Tương truyền, kinh này xuất phát từ chùa Thiếu Lâm (Tàu), là công phu do Đạt Ma Sư Tổ truyền dạy nhằm giúp chư tăng có đủ sức khoẻ để tu tập giáo pháp.
Dịch Cân Kinh giúp chuyển đổi gân cốt và cơ bắp từ suy nhược thành sung mãn.
Ngày nay, phép chữa bệnh theo Dịch Cân Kinh được gọi là Phất Thủ Liệu Pháp. Đây là phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách lắc tay đơn giản, dễ nhớ, dễ tập và có hiệu quả cao đối với nhiều bệnh mạn tính khác nhau, từ suy nhược thần kinh, hen suyễn đến bệnh tiêu hoá, tim mạch, sinh dục ...
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành. Mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, hậu môn nhíu lại, bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về Đan Điền (dưới rốn khoảng 3 phân).
Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 1500 cái trở lên.
Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hoà của cơ thể. Việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đãm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.
Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.
Những người bệnh hoặc có tật ở chân không đứng được vẫn có thể thực hành hiệu quả Phất Thủ Liệu Pháp bằng cách ngồi trên đất hoặc trên ván, vẫy tay ở vị thế cánh tay co lại khoảng 90 độ.
Cơ chế tác động của Phất Thủ Liệu Pháp !
Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hoà và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hoá đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất Thủ Liệu Pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá.
Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng Phất Thủ Liệu Pháp.
Theo quan điểm của y học truyền thống và khí công cổ đại, con người và vũ trụ có quan hệ giao hoà thông qua hô hấp. Hai nhà bác học người Pháp Jacqueline Chantereine và Camille Savoire cũng kết luận : Lực vũ trụ nhập vào con người ở đầu và xuất ra nơi bàn chân phải, âm lực của quả đất nhập vào con người nơi chân trái để lên đến đỉnh đầu ở phía sau ót. Những động tác của Phất Thủ Liệu Pháp tuy đơn giản nhưng đã trực tiếp phát huy quy luật này đối với việc chữa bệnh và tăng cường nội khí.
Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chuỳ ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh Dương. Bách Hội và Đại Chuỳ đều là những điểm giao hội của các đường Kinh Dương và Mạch Đốc.
Ở phía dưới, việc nhíu hậu môn và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các Âm kinh.
Theo học thuyết Kinh Lạc, Dương phải thường giáng và Âm phải thường thăng. Vì lắc tay liên tục đến hàng ngàn cái nên khi các đường kinh Dương được khai thông và đi dần xuống Dương giáng) điểm cuối ở đầu ngón chân, chúng sẽ tự động kích hoạt những tĩnh huyệt của kinh Âm, khiến các đường kinh này chạy ngược trở lên (Âm thăng). Đối với các đường kinh Âm cũng vậy, khi chạy đến điểm cuối ở phía trên, nó sẽ lại kích hoạt các đường kinh Dương đi trở xuống và cứ thế tiếp tục luân chuyển tuần hoàn trong cơ thể. Đây chính là một biểu hiện của quy luật Cực Dương sinh Âm và Cực Âm sinh Dương.
Phất Thủ Liệu Pháp có tác dụng cân bằng Âm Dương, thuận khí, giáng hư hoả. Theo y học cổ truyền, khí Dương thường thừa mà khí Âm thường thiếu. Âm hư có thể do bẩm sinh, hay quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Sự mất cân bằng đó là đầu mối của nhiều bệnh tật mà Đông y gọi chung là chứng Âm hư Hoả vượng (hay sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, đau lưng, hay lở miệng, hay ho, suyễn, viêm họng, viêm xoang mạn).
Phất Thủ Liệu Pháp có thể chữa các chứng này bằng cách kích thích các đường kinh Âm để sinh Âm, bồi bổ Âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đãm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, nhíu hậu môn, bám các đầu ngón chân ...) - biện pháp điều trị hữu hiệu với những chứng hư hoả. Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống.
Phất Thủ Liệu Pháp cũng giúp điều hoà thần kinh giao cảm. Khoa học hiện đại cho biết trên 50 % bệnh tật của con người là do những cảm xúc Âm tính gây ra. Chính tâm lý căng thẳng do tình chí uất ức hoặc nhịp sống quá nhanh trong một thời gian dài dễ làm thần kinh quá tải, suy nhược và rối loạn. Sự rối loạn này làm cơ thể mệt nhọc, ăn ngủ kém ngon, giảm sức đề kháng, dễ sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng thêm những chứng bệnh đã có.
Nếu tập trung tư tưởng vào nhịp lắc tay, người tập sẽ mất đi những cảm xúc khó chịu thường ngày. Đó là nguyên tắc dùng một niệm để chế vạn niệm.
Theo học thuyết Paplov, khi ta gây hưng phấn ở một điểm và một vùng nhỏ thì những phần còn lại của vỏ não sẽ rơi vào trạng thái ức chế, nghỉ ngơi. Áp dụng những nguyên tắc này, việc tập trung vào lắc tay sẽ điều hoà được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh, tự hoàn thiện vốn có của hê. thần kinh trung ương.
Tập Phất Thủ Liệu Pháp có gây phản ứng nguy hiểm gì không ?
Phất Thủ Liệu Pháp có tác dụng kích thích, xúc tiến để cơ thể tự khai thông, tự chỉnh lý ? nó không vận khí, không cưỡng cầu nên hiếm khi xảy ra sai lệch. Trong quá trình tập, người tập có thể đau, tức, ngứa ngáy, co giật do việc khai mở một số huyệt vị trên đường kinh hoặc công phá một tổ chức bệnh trước khi những chỗ bế tắc này bị thải trừ hết. Thông thường, những phản ứng trên sẽ tự chấm dứt sau một vài ngày.
Do không rơi vào nhập tĩnh nên khó xảy ra trường hợp người tập bị ảo giác làm rối loạn tâm lý. Phất Thủ Liệu Pháp tác động kích thích đồng thời các huyệt bách hội, hội Âm và trường cường. Do đó, bách hội và hội Âm tạo ra những van an toàn để trung hoà với chân hoả phát sinh từ trường cường, khó xảy ra trường hợp chênh lệch thái quá giữa Âm và Dương nên không gây nguy hiểm cho người tập.
Phất Thủ Liệu Pháp tuân thủ nguyên tắc thượng hư hạ thực và tâm ý quán chiếu Đan điền, khiến năng lượng của cơ thể không chạy lên đầu gây tổn thương cho não, không xảy ra những chứng trạng mà người ta thường gọi là tẩu hoả nhập ma.
Việc đầu lưỡi chạm nướu răng trên và nhíu hậu môn làm nối liền hai mạch Nhâm, Đốc, tạo ra sự thông nhau giữa hai bể khí Âm và Dương. Sự tương thông này giúp nội khí tuần hoàn trong thân người, điều hoà Âm Dương và sinh lực giữa lục phủ ngũ tạng.
Kinh Nghiệm luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh
Tập Dịch Cân Kinh giúp mình luôn luôn ngủ ngon và không bao giờ bị táo bón, máu huyết được lưu thông mạnh trong thời gian tập, nhờ đó da dẻ chúng ta luôn được hồng hào và bệnh tật tan biến đi.
Sau đây tôi xin nói về cách tập thế nào cho đúng. Khi chúng tôi mới có cuốn Đạt Ma Dịch Cân Kinh, chúng tôi coi theo hình vẽ trong đó mà tập theo. Sau lối hai tuần tập luyện, chúng tôi thấy không có kết quả gì cả. Do đó chúng tôi phải nhờ người dịch cuốn sách ấy, và khi tập đúng cách rồi thì kết quả thấy rất rõ.
Tôi xin diễn tả tư thế và việc phải làm của một người tập Dịch Cân Kinh !
1. Người tập Dịch Cân Kinh nên đi giầy hay dép, không nên đi chân đất,
Hai chân dang ra, khoảng cách giữa hai ngói chân cái bằng khoảng cách của hai vai, hai bàn chân bám chặt xuống giầy hay dép
2. Gồng cứng bắp chuối và bắp vế chân, hậu môn nhíu lại và thót lên.
Suốt buổi tập hai chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng nhắc, không suy suyển ?
Tóm lại đó là thế đứng tấn của người luyện võ. Nếu đã dang hai chân đúng tầm, đã gồng (lên gân) hai chân thật chắc, bám mười ngón chân thật chặt xuống dép hoặc giầy, nhíu hậu môn lại và thót lên rồi thì ta thấy từ thắt lưng trở xuống chân thật là chắc nịch.
Và trong suốt buổi tập ta phải luôn chú ý đến phần từ thắt lưng trở xuống và làm đúng như thế.
Nếu ta không chú ý đến phần này thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết quả mong muốn.
3. Đầu như dây treo (giống như có sợi dây treo mình lên vậy) để cổ được thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí để cổ không rùng xuống.
4. Ở miệng, hai môi chạm nhẹ vào nhau, không mím môi cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau (đầu chót luỡi chạm nướu răng trên để luồng điện được lưu thông)
5. Ở mỗi bàn tay, các ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này). Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau (tức là mu bàn tay đưa ra phía trước). Động tác duy nhất là đánh hai tay từ phía trước ra phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ. Khi đánh tay ra phía sau, một góc 60 độ.
Tóm lại khi đánh tay ra phía sau, đánh hết tay. Khi đưa hai tay ra phía trước chỉ là một cái trớn của việc đánh tay ra phía sau còn lại mà thôi, do đó chỉ có 30 độ.
Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra phía sau thì kể một cái đánh tay. Khi mới bắt đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái mỗi lần tập. Nếu muốn mau có kết quả thì tập mỗi ngày hai lần, sáng và chiều. Còn nếu có ý chí lớn hơn nửa thì tập ba lần mỗi ngày (sáng, trưa, chiều) càng tốt.
Tập ở ngoài sân hay ở trong nhà đều được miển là thoáng khí và yên tĩnh.
Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức, và khi còn có thể tập nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình.
Khi mới tập, khởi sự bằng 200 cái đánh tay mỗi lần tập, về sau khi thấy còn có thể tập thêm thì tăng lên dần, thí dụ 250, 300, 350 ... Hồi tôi mới tập một thời gian ngắn sau là tôi lên đến 1200 cái đánh tay cho mỗi lần tập (trong 15 phút). Hồi đó còn trẻ nên tôi đánh rất nhanh, và mỗi ngày tôi chỉ tập một lần. Sau khi tập xong ta thấy khát nước (nên uống nước ngay), đó là tập vừa sức. Sau khi tập tôi thường đi chậm bằng cách giở chân lên cao, vừa co giản hai cánh tay.
Có người mới khởi sự đã tập trên 1000 cái thì mặt bị nổi mụt ngay. Nếu tập đúng cách tôi thấy không có bị phản ứng gì cả mà càng ngày ta càng thấy khoẻ ra. Mình tập đuợc nhiều hay ít là do mình có thể đứng tấn được bao lâu, chứ không phải ai muốn tập bao nhiêu lần cũng được. Còn nếu đánh tay để đếm số lần cho được nhiều mà không gồng (lên gân) hai chân cho thật cứng chắc và nhíu hậu môn lại, thót lên thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn.
Về tốc độ đánh tay thì sách nói đánh tay nhanh như người đi đánh đồng xa. Đánh tay càng nhanh thì máu huyết lưu thông càng mạnh trong thời gian ấy, và sẽ cuốn theo mọi bệnh tật.
Sách nói muốn tập trị bệnh thì nên tập từ 2000 - 3000 cái mỗi ngày trong vòng lối 30 phút.
Và sau đây là hai nguyên tắc quan trọng cần phải áp dụng trong lúc tập !
1) Thượng Tam Hạ Thất !
Nếu trong thời gian tập mình dùng 10 phần sức lực thì từ thắt lưng trở xuống mình dùng đúng 7 phần và phải luôn luôn chú ý đến việc gồng cứng (lên gân) hai chân, nhíu hậu môn lại và thót lên.
Từ thắt lưng trở lên, mình dùng 3 phần sức lực.
Đó gọi là thượng tam hạ thất, là thượng hư hạ thực, trên ba dưới bảy, hay trên hư dưới thực.
Trong việc đánh tay cũng thế. Khi đưa tay ra phía sau dùng 7 phần sức lực, đưa ra trước thì chỉ dùng 3 phần.
Trước ba sau bảy, hay trước hư sau thực, đánh tay ra phía sau mới là thực cần thiết, và phải đánh cho hết tay.
2) Tâm bình khí tịnh !
Trong suốt thời gian tập ta không được suy nghĩ điều gì (điều này hơi khó) ngoại trừ việc nhẩm đếm số lần đánh tay. Đó là tâm bình. Còn khí tịnh là trong thời gian tập ta thở bình thường, chứ không phải thở theo nhịp tay.
Có một môn phái thở theo nhịp tay, nghe nói đó là phái Võ Đang. Nhưng phái Thiếu Lâm Tự thì không thở theo nhịp tay.
Hồi tôi ở Hoàng Liên Sơn, tôi tập không thở theo nhịp tay, thầy Thuần thở theo nhịp tay, cả hai chúng tôi đều đạt kết quả tốt.
Sau cùng tôi xin nói một vài kinh nghiệm trong khi tập !
Nếu đánh tay nhanh mà ta thấy tê mười đầu ngón tay thì đó là vì ta không nhíu hậu môn và thót lên, hoặc là vì ta để hở mười ngón tay (bàn tay năm ngón phải để dính với nhau, không được hở, điều này trong sách có vẽ hình rõ lắm).
Nếu lúc tập mà ta thấy đầu hơi nặng là vì cổ ta không thẳng, đầu không như dây treo, luồng điện thay vì đi xuống lại đi nguợc lên đầu.
Hồi ở Hoàng Liên Sơn, tối nào tôi cũng ra sân tập và đeo bao tay vi` trời lạnh. Khi đánh tay được lối 1500 cái trở lên là tôi thấy ấm người, khỏi mang bao tay nữa, và mỗi cái đánh tay nghe như có hai luồng điện chạy xuống hai chân vậy.
Bây giờ đã lớn tuổi, tôi chỉ tập nổi tối đa là trên dưới 800 cái đánh tay mỗi lần mà thôi. Thêm vào đó, ngày nào tôi cũng đi bộ ít nhứt nữa giờ và tôi thấy rất tốt cho sức khoẻ, rất tốt cho việc tập Dịch Cân Kinh. Trong tất cả các môn tôi đã tập (hồi ở VN tôi tập dưỡng sinh trong vườn Tao Đàn), tôi nhận thấy môn Dịch Cân Kinh của Đạt Ma Tổ Sư là hữu hiệu hơn cả. Nhưng điều cần yếu là phải tin tưởng và kiên nhẫn tập đều đặn thì mới có kết quả.
Huỳnh Bửu Khương, C/N 2010/12

Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức

Chu Tất Tiến 2010/11/15

Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói :
- Ăn trộm hả ? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.
Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói :
- Ông bị đau nhức đầu gối phải không ? Tôi cũng bị ... Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi :
- Thuốc gì vậy ? Viết tên thuốc được không ?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói :
- Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ... Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé !
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo :
- Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải : bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức : Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.

Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu ...
Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hoá xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày ... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động.
Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy « khốn khổ, khốn nạn » khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai ...

Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác Sĩ.
Phương pháp thứ Ba : Không dùng thuốc lại gồm ba cách : châm cứu, vật lý trị liệu, và Tập Luyện (Exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất "đã", nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ... gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ : Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm. . không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ. . Nhẩy qua chướng ngại vật : gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng ... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai ... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm t hía : đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.

Nguyên lý : Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót toả ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị "kẹt" đâu đó, thì đau. "Kẹt" trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. "Kẹt" thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, "kẹt" ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân ... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hoá hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu "xui"chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị "xui", có thể liệt cả người ! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại. . Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ ... bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

A – Chữa Đau Cổ, Đau Vai, Đau Tay
1 - Xoay cổ trái phải : nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

2 - Gập cổ : ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

3 - Bẻ cổ : Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải : ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

4 - Xoay cổ vòng tròn : Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

B - Chữa Đau Cánh Tay, Bàn Tay
1 - Xoay vai : hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai (không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

2 - Lắc bàn tay : giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm "neo", thợ may … phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

3 - Vẽ vòng trên đất : đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất. Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hoà.

C – Chữa Đau Thắt Lưng, Đùi, Chân
1 - Xoay thắt lưng theo vòng tròn : hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

2 - Gập lưng : cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

3 - Xoay hông : hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng "văng" theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay "văng" theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại "văng" theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

D – Chữa Đau Đầu Gối1 - Xoay gối trái phải : đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

2 - Xoay gối trong ngoài : đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

Lưu ý :
- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
- Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khoẻ mạnh, và hạnh phúc.

Chu Tất Tiến 2010/11/15

dimanche 9 septembre 2012

10 Nghề Cần Nhất Tương Lai: Mỹ Lão Hóa, 6 Nghề Là Y Tế

(09/09/2012) (Xem: 525)
Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ lên đỉnh cao 10% vào tháng 10-2009 và từ đó giảm dần, với đầu tháng 9-2012 là khoảng 8%. Tuy tỷ lệ chung là như thế, thực tế nhiều ngành chuyên môn tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở 2 hàng số, nghĩa là trên 10% hay gấp mấy lần như thế.

Khi kinh tế đỡ hơn, dần hồi phục, và sau khi nhiều triệu việc làm trong hơn một thập niên qua đã chuyển sang các nước Châu Á, nhiều người dân Hoa Kỳ nghĩ tới chuyện đi học lại, để sẽ làm nghề khác.

Câu hỏi là những nghề nào có lương cao trong tương lai? Theo dự kiến, sẽ có một số nghề cần nhiều, có thể tăng tới 60% nhu cầu tuyển dụng, từ giờ cho tới năm 2020. Một số nghề nhu cầu lớn đó có lương trung bình gấn gấp đôi mức lương trung bình toàn quốc $34,450, và vài trường hợp còn nhiều hơn.

Nhiều nghề mới nhu cầu cao là ngành y tế, vì từ năm ngoaí là đợt đầu tiên tới tuổi hưu của thế hệ babyboom (sinh vài năm sau Thế Chiến 2, khi nhiều triệu chiến binh Mỹ từ các chiến trường khắp thế giới về nước đoàn tụ với vợ, hay để kết hôn với vị hôn thê). Khi thế hệ này già, nhu cầu y tế tăng mạnh. Trong 10 nghề nhu cầu tuyển dụng cao, có 6 nghề liên hệ tới y tế.

Hầu hết những nghề liên hệ y tế đều cần văn bằng Cao Học, một số cần bằng Tiến Sĩ. Tuy nhiên có 4 nghề không cần học cao như thế.

Sau đây là những nghề lương cao tương lai.

10. Optometrists

> Tỷ lệ tăng: 33.1%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 11,300
> Lương trung bình: $94,990
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Hawaii, North Dakota, Montana
Optometrists là bác sĩ nhãn khoa, chăm sóc mắt, chữa bệnh mắt, đo và tìm kính thích hợp cho bệnh nhân. Cần văn bằng Bác Sĩ Nhãn Khoa và phaỉ có bằng hàng nghề. Khi người già nhiều, nhu cầu chữa bệnh mắt sẽ nhiều hơn, số lượng bác sĩ nhãn khoa dự kiến tăng 33.1% từ 2010 tới 2020.

9. Occupational Therapists

> Tỷ lệ tăng: 33.5%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 36,400
> Lương trung bình: $72,320
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Maine, Massachusetts, New Hampshire
Occupational therapists là chuyên gia trị liệu nghề, chữa bệnh nhân bị thương, bị bệnh hay thương tật xuyên qua hoạt động hàng ngày. Giúp bệnh nhân hồi phục, tìm kỹ năng sống và làm việc hàng ngày. Cần văn bằng Cao Học.

8. Veterinarians

> Tỷ lệ tăng: 35.9%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 22,000
> Lương trung bình: $82,040
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Montana, Colorado, Iowa
Veterinarians là bác sĩ thú y, chăm sóc gia súc, bệnh viện chữa trị thú cưng. Cần văn bằng Bác Sĩ Thú Y.

7. Medical Scientists

> Tỷ lệ tăng: 36.4%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 36,400
> Lương trung bình: $76,700
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Massachusetts, California, Washington
Đây là nghề Khoa Học Y Tế, không kể tới dịch tể học, chuyên nghiên cứu y khoa, làm trong chính phủ hay phòng thí nghiệm tư, dạy hay nghiên cứu ở các đại học Mỹ. Cần văng bằng Tiến Sĩ, hay Bác Sĩ và có thể cần thêm nhiều năm hậu đại học.

6. Audiologists

> Tỷ lệ tăng: 36.8%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 4,800
> 2010 Median annual wage: $66,660
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: New Mexico, Colorado, West Virginia
Audiologists là bác sĩ về tai, chữa bệnh nhân có vấn đề về tai, về khả năng nghe. Cần văn bằng bác sĩ và giấy phép hành nghề. Tuổi già tăng, nhu cầu bệnh tai tăng.

5. Dental Hygienists

> Tỷ lệ tăng: 37.7%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 68,500
> Lương trung bình: $68,250
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Michigan, Utah, Idaho
Chuyên gia vệ sinh răng. Thườngc hỉ cần văn bằng Cán Sự học từ cao đẳng cộng đồng 2 năm và một giấy phép hành nghề.

4. Physical Therapists

> Tỷ lệ tăng: 39.0%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 77,400
> Lương trung bình: $76,310
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Rhode Island, Vermont, Maine
Physical therapists là chuyên gia vật lý trị liệu chuyên chữa trị các đau đớn cơ thể, và giúp vận động cơ thể cho bình thường. Cần văn bằng Bác Sĩ Vật Lý Trị Liệu và một giấy phép.

3. Market Research Analysts and Marketing Specialists

> Tỷ lệ tăng: 41.2%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 116,600
> Lương trung bình: $60,570
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Delaware, Massachusetts, New York
Chuyên gia phân tích thị trường và chuyên gia tiếp thị. Chủ yếu cần văn bằng Cử Nhân, có nơi đòi có bằng Cao Học.

2. Diagnostic Medical Sonographers

> Tỷ lệ tăng: 43.5%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 23,400
> Lương trung bình: $64,380
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Rhode Island, Florida, South Dakota
Nghề này chuyên sử dụng máy và thực hiện ultrasounds (đọc bản đồ máy dò nội thân), phân tích đồ hình để dò bệnh. Cần văn bằng Can1 Sự học 2 năm, một số bệnh viện còn đòi các chứng chỉ cao hơn.

1. Biomedical Engineers

> Tỷ lệ tăng: 61.7%
> Tổng số việc mới (2010-2020): 9,700
> Lương trung bình: $81,540
> Tiểu bang có nhiều việc này nhất trên bình quân dân số: Massachusetts, Utah, Minnesota.
Kỹ sư sinh hóa. Chuyên thiết kế và bảo trì thiết bị y khoa, như các cơ phân nhân tạo và các máy X-ray. Cần khả năng tổng hợp về sinh hóa, toán, kỹ thuật và hóa học. Tối thiểu là văn bằng Cử Nhân.
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-71_4-197035_15-2/

samedi 8 septembre 2012

L'homme le plus riche de France deviendrait belge

9-9-12
PARIS (Reuters) - Bernard Arnault, PDG du groupe français de luxe LVMH qui est opposé au projet gouvernemental de taxation des "super-riches", a demandé la nationalité belge, mais assure samedi qu'il n'y a pas de raison fiscale à cette démarche.
Confirmant une information publiée par le quotidien La Libre Belgique sur son site internet, l'homme d'affaires, qui est la première fortune de France, assure qu'il paiera toujours ses impôts en France comme résident et gardera parallèlement la nationalité française.
Selon le magazine Forbes, Bernard Arnault était début 2011 la quatrième fortune mondiale et la première en Europe avec 41 milliards de dollars. En l'espace d'un an, il est passé de la septième place à la quatrième en profitant de l'essor du secteur du luxe notamment en Asie.
"Contrairement aux informations publiées ce jour, M. Bernard Arnault précise qu'il est et qu'il reste résident fiscal français. L'obtention éventuelle de la double nationalité franco-belge ne change rien à cette situation ni à sa détermination de poursuivre le développement du groupe LVMH et les créations d'emplois qui en sont la conséquence en France", écrit-il dans un communiqué.
"Il rappelle que le groupe LVMH embauche, chaque année, plusieurs milliers de personnes en France et ce depuis plus de 20 ans et qu'il contribue massivement aux exportations françaises", ajoute-t-il.
Cette information survient alors que le gouvernement prépare pour fin septembre, avec le budget, la nouvelle taxe ou tranche d'imposition censée prélever 75% de la part des revenus supérieure à un million d'euros annuels, promesse de campagne de François Hollande.
Le gouvernement a réaffirmé vendredi qu'il prendrait cette mesure, après des informations de presse assurant qu'il envisageait de possibles aménagements très importants, notamment une exonération des revenus du capital.
UN DOMICILE À BRUXELLES
Bernard Arnault, qui a rencontré mercredi le Premier ministre Jean-Marc Ayrault et lui a fait part de son opposition au projet de taxation à 75%, explique sa démarche par des questions familiales et d'entreprise et non par l'idée qu'il souhaitait échapper à cette mesure ou d'autres.
"M. Arnault, originaire du Nord de la France, a de nombreux liens avec la Belgique tant sur le plan personnel et familial que sur le plan professionnel. Son groupe privé (Groupe Arnault) a de nombreux investissements en Belgique et entend les développer. C'est dans cette perspective que M. Bernard Arnault a sollicité la double nationalité franco-belge", dit-il dans son communiqué.
Un porte-parole de LVMH, contacté par Reuters, s'est refusé à tout commentaire. De source proche du groupe, on parle de possibles affaires avec le proche de Bernard Arnault, Albert Frère.
La Libre Belgique cite Georges Dallemagne, le président de la commission des naturalisations à la Chambre des représentants belge, qui confirme l'information et déclare au quotidien que le dossier sera traité comme tous les autres, notamment s'agissant de la vérification des "attaches véritables" que Bernard Arnault a avec le pays.
Agé de 63 ans, le président du groupe Louis Vuitton Moët Hennessy (LVMH) dispose d'un domicile à Bruxelles, ajoute le journal belge. LVMH a domicilié un certain nombre de holdings financières en Belgique.
La Belgique est un refuge pour de nombreux exilés fiscaux français, qui y bénéficient de facilités.
François Hollande et Jean-Marc Ayrault ont réitéré vendredi leur volonté de mettre en oeuvre la promesse de taxation à 75% des revenus supérieurs à un million d'euros par an, mais les modalités d'application concrètes de cette mesure doivent être définies dans le cadre du budget 2013.
Samedi, Matignon et l'Elysée n'ont pas fait de commentaires.
Le sujet de la taxe à 75% suscite des réticences chez les grands patrons français et avait amené avant l'été une pique ironique du chef de gouvernement britannique conservateur David Cameron, qui s'était dit prêt à "dérouler le tapis rouge" aux exilés fiscaux éventuels.
L'opposition de droite a estimé que l'événement démontrait la nocivité de la politique de François Hollande.
"Ça va se répandre comme une traînée de poudre. A travers toute la planète, on dira que la France n'aime pas la réussite", a dit l'ex-Premier ministre François Fillon à la presse en marge d'une réunion de son parti.
Le Parti communiste se propose de son côté de "mettre hors d'état de nuire les dirigeants irresponsables et cupides", car, écrit-il dans un communiqué, "cette lâche désertion fiscale est bien misérable". Il estime que le dirigeant de LVMH est "coutumier du fait" puisqu'il avait choisi, en 1981, les Etats-Unis pour trois ans, après l'élection du président socialiste François Mitterrand.
Thierry Lévêque, Pascale Denis et Yves Clarisse, édité par Henri-Pierre André
*
*

Pourquoi Bernard Arnault veut-il devenir Belge ? L'avis d'un fiscaliste

http://videos.leparisien.fr/video/3213098eff3s.html?xtor=EREC-109 

Description :

Le patron de l'empire du luxe LVMH, Bernard Arnault, a démenti samedi son exil fiscal en Belgique mais sa démarche de naturalisation dans ce pays a fait l'effet d'une bombe en plein débat sur la taxe à 75% des très hauts revenus promise par le président François Hollande.

Quatrième fortune mondiale et première d'Europe selon le magazine Forbes, le milliardaire a affirmé avoir «sollicité la double nationalité franco-belge» à seule fin de développer ses investissements dans le pays.
Thierry Afschrift, avocat fiscaliste à Bruxelles fait le point sur les motivations de Bernard Arnault.


Vidéo ajoutée le : 08-09-2012 21:37:51
Catégories : Actualités
Mots-clés : economie bernard arnault fiscalité exilés fiscaux luxe lvmh bruxelles johnny hallyday impôt taxation 75 hollande entreprises

Langue : Français Lieu de tournage : n/a
Adresse de la vidéo : http://videos.leparisien.fr/video/3213098eff3s.html