samedi 31 mai 2014

Chanh tươi Trung Quốc ở Việt Nam đầy chất độc

30-5-2014

         Vào đầu tháng 4, qua kiểm tra, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã phát hiện 6 tấn chanh quả tươi được nhập từ Trung Quốc về Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép.


 Chanh tươi nhập từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép
Chanh tươi nhập từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép

Đó là nội dung công văn gửi Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc - AQSIQ ngày 27/5 của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD - Bộ NN-PTNT), về việc cảnh báo các lô hàng nhập khẩu có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

Cụ thể, thời gian qua, NAFIQAD nhận được thông báo 17 trường hợp lô hàng thực phẩm với tổng lượng hàng lên đến 280 tấn có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định của Việt Nam.
  
Các lô hàng này có 8 loại trái cây Trung Quốc bao gồm: Nho tươi, chanh tươi, hồng quả, cà rốt, táo, cam tươi, quýt tươi và củ cải trắng. Trong đó, quýt tươi bị phát hiện vi phạm nhiều nhất với 8 lô hàng (126 tấn), cà rốt có 2 lô hàng (54 tấn), táo quả có 1 lô (40 tấn), nho quả tươi có 2 lô (20 tấn), còn lại mỗi mặt hàng có 1 lô vi phạm, khối lượng từ 6 đến 15 tấn.

Hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị phát hiện đều vượt mức quy định từ 0,1-3mg/kg bao gồm: Carbendazim (dùng để diệt nấm), Difenoconazol, Thiophanate, Propargite (dùng để diệt nhện) và Methomyl.

Gần đây nhất Cục đã phát hiện 6 tấn chanh quả tươi nhập từ Trung Quốc có dư lượng Carbendazim 0,7mg/kg vượt mức MRL quy định là 0,5 mg/kg.

Để tránh tái diễn tình trạng nêu trên, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đề nghị Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu thông báo cho các Cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc lô hàng bị cảnh báo và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp và sớm thông báo kết quả thực hiện tới NAFIQAD.

Theo Bảo Hân
Vietnamnet


http://dantri.com.vn/su-kien/chanh-tuoi-trung-quoc-o-viet-nam-day-chat-doc-881320.htm

Des enfants dansent incroyablement la salsa








http://www.trucfun.tv/enfants-dansent-salsa/


vendredi 30 mai 2014

Thư giản Video HẠM ĐỘI 8 THÁI BÌNH DƯƠNG VIETNAM TÁI CHIẾM HOÀNG -TRƯỜNG SA

5-2014
Thư giản Video HẠM ĐỘI 8 THÁI BÌNH DƯƠNG VIETNAM TÁI CHIẾM HOÀNG -TRƯỜNG SA

Điện Biên phủ trên bộ 1954  : ta đã anh dũng thắng đế quốc Pháp !
Điện Biên phủ trên không 1972 : ta đã anh dũng thắng đế quốc Mỹ !

"Điện Biên phủ trên biển 2014" !  Ta .... cũng thắng đế quốc China !! hehe


https://www.youtube.com/watch?v=F1VRFraX1yI

*

Hết thư giản :
Video tàu CSB 2016 bị tàu 46105 đâm thủng, chiều ngày 1/6/2014
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=0Y8zJ-qAeIg

Rơi nước mắt khi thấy con tàu bị Trung Quốc đâm chìm được kéo về bến

Toàn cảnh 30 ngày Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

http://vnexpress.net/interactive/2014/gian-khoan-981/

Trực tiếp tình hình khu vực giàn khoan CNOOC 981 (30/05) playlist


https://www.youtube.com/watch?v=QRcx5hCyEhY&list=PLEB0A10781E5F32BF&index=14

Rùng rợn thực phẩm phát sáng, đổi màu hại dân Việt

(Xã hội) - Gần đây, có một số thực phẩm bỗng dưng phát sáng, đổi màu khiến người tiêu dùng hoang mang. Bên cạnh đó, có những loại thực phẩm phát sáng, đổi màu do chính người sản xuất vì lợi nhuận đã đem tẩm hóa chất vào.

Giò lụa tự nhiên phát sáng trong đêm
Ngày 22/5, anh Đỗ Văn Tuấn (làng chài Cửa Vạn, Hạ Long) mua 2 lạng giò lụa ở một cửa hàng tại chợ Hạ Long 1. Sau đó, anh Tuấn phát hiện miếng giò mình mua có tình trạng phát sáng kỳ lạ. Anh Tuấn đã gọi một số người sống quanh nhà mình đến xem. Khi được chứng kiến, mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi miếng giò phát ra ánh sáng màu xanh dương.
Nhiều giả thiết cho rằng có thể miếng giò chứa quá nhiều hàm lượng phốt pho vượt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc do giò bị nhiễm một loại vi khuẩn huỳnh quang.
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Hình ảnh miếng giò phát ánh sáng hình xanh dương
Thịt lợn đổi màu đỏ bất thường sau khi luộc chín
Sáng 28/3, chị Nguyễn Thị An (SN 1979, trú TP.Vinh, Nghệ An) đi chợ mua 300gr thịt ba chỉ về dùng. Khi luộc chín, miếng thịt trên không có biểu hiện gì lạ nên gia đình sử dụng bình thường, phần còn lại chị An để vào ngăn mát tủ lạnh. Chiều 29/3, chị An mang số thịt còn lại ra dùng thì phát hiện miếng thịt xuất hiện nhiều nốt đỏ và rỉ ra nước màu hồng giống máu.
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Thịt lợn luộc chín xuất hiện nhiều nốt đỏ và rỉ ra nước màu hồng tại Nghệ An.
Trước đó, Hà Tĩnh cũng xảy ra sự việc tương tự. Đó là trường hợp của gia đình ông Nguyễn Xuân Quế (SN 1963) và gia đình bà Nguyễn Thị Sâm (SN 1961), cùng trú tại phường Hà Huy Tập, TP.Hà Tĩnh. Sáng 19/3, gia đình ông Quế và gia đình bà Sâm đi mua thịt và sườn lợn tại một cửa hàng bán thịt lợn về nấu. Khi luộc lên, miếng thịt lợn vẫn bình thường không có dấu hiệu gì lạ. Nhưng khi cất trong tủ lạnh, số thịt lợn luộc thừa lại đổi màu đỏ như máu.
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Thịt lợn luộc chín đổi màu đỏ rực tại Hà Tĩnh.
Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện kiểm nghiệm VSATTP Quốc gia, hiện tượng thịt lợn luộc chín xuất hiện màu đỏ lạ ở TP. Hà Tĩnh là do vi khuẩn S.marcescens gây ra.
Bún, phở phát sáng dưới ánh đèn cực tím
Ngày 16/9/2013, Sở Y tế tỉnh Trà Vinh xử phạt 4 cơ sở làm bột bánh canh và bún gạo vì đã sử dụng chất tẩy trắng Tinopal làm bún, bánh canh có độ sáng, bóng nhằm thu hút người tiêu dùng. Song, đây là chất tẩy trắng dùng trong công nghiệp, có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, niêm mạc thành ruột… Theo chuyên gia y tế, bún chứa Tinopal sẽ phát sáng dưới ánh đèn cực tím.
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Người tiêu dùng nên thận trọng với bún/ bánh canh có màu trắng bất thường
Cách đó không lâu, cơ quan chức năng ở Kiên Giang cũng phạt 2 cơ sở sản xuất bún, bánh hỏi chứa chất tẩy trắng. Tại An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ, cơ quan chức năng cũng phát hiện gần 50 cơ sở sản xuất bún, phở, bánh hỏi và bánh canh chứa chất cấm.
Kẹo mút phát sáng gây ung thư
Năm 2010, dư luận hoang mang về một loại kẹo mút phát sáng dành cho trẻ em. Loại kẹo này được bày bán tràn lan trước các cổng trường học. Kẹo có loại bao bì in toàn tiếng Trung, có loại toàn tiếng Anh nhưng tuyệt nhiên không có nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần, chất lượng sản phẩm.
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Loại kẹo mút phát sáng gây ung thư
Loại kẹo này được các học sinh ưa chuộng đến mức luôn cháy hàng. Các cháu cho biết ăn kẹo xong giữ thanh que lại để chơi hoặc để dành cả cây kẹo cho buổi tối, khi ăn miệng lại phát sáng rất đẹp.
Sau đó, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã tiến hành xét nghiệm và phát hiện, trong thân kẹo phát sáng có 2 loại hóa chất có thể gây ung thư, đột biến gen. Khi trẻ ăn kẹo, vô tình làm vỡ que kẹo, các chất phụ gia của chất tạo màu sẽ biến thành khí thoát ra môi trường và gây độc cho người sử dụng.
Thịt lợn tái xanh, bốc mùi chuyển màu đỏ tươi nhờ hóa chất
Tháng 9/2012, kiểm tra cơ sở ở xã Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM, cơ quan chức năng phát hiện 500kg thịt heo xuất huyết, biến chất và hôi thối để chế biến. Để “hóa phép” số thịt thối này, cơ sở này sulfur dioxide pha với nước rồi ngâm thịt. 10 phút sau, số thịt tái xanh, bốc mùi đã được tẩy sạch chuyển sang màu đỏ tươi như thịt heo vừa mổ. Sau khi đánh tan mùi hôi, Sau đó, thịt được chế biến hoặc cung cấp cho các quán cơm, cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp với giá chỉ bằng một nửa giá thịt.
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Thịt xuất huyết, biến chất được tẩy thành màu đỏ tươi
Với “công nghệ” này, hàng loạt cơ sở sẵn sàng gom thịt bẩn, thịt heo bệnh trong mùa dịch, trữ trong tủ đông để cung cấp cho thị trường khi khan hiếm với giá cao.
Dùng hóa chất ‘giặt’ nội tạng thối trắng tinh
Trong vai người cần mua buôn nội tạng để làm món nhậu cho khách, phóng viên một tờ báo được một chủ hàng tại chợ tự phát gần cầu Rạch Đĩa 1, đường Lê Văn Lương, P. Tân Hưng, Q.7, TP.HCM đon đả mời mua nội tạng với giá từ 8.000 – 25.000 đồng/kg. Tất cả các loại nội tạng từ heo, trâu, bò đến gà, cần bao nhiêu chủ quầy cũng đáp ứng được.
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Công đoạn “giặt” nội tạng.
Chủ hàng này cho biết, đây đều là nội tạng bẩn được tuồn vào TP.HCM rồi ngâm hóa chất xử lý mùi trước khi đem luộc để không có mùi hôi. Dù nội tạng để lâu ngày bốc mùi ôi thiu nồng nặc nhưng chủ hàng khẳng định giặt kỹ rồi, chế biến xong không có tí mùi nào.
Tẩy trắng mực thối bằng hóa chất
Sớm ngày 15/4, Công an quận Ba Đình, HN bất ngờ kiểm tra khu vực buôn bán thủy sản trong chợ Long Biên. Tại kho G2, cảnh sát bắt quả tang Vũ Mạnh Cầm (ở Ân Thị, Hưng Yên – nhân viên khu thủy sản), đang đổ hàng chục kg mực ôi, bốc mùi vào các thùng phuy cỡ lớn chứa hóa chất công nghiệp. Kiểm tra trong kho, cảnh sát phát hiện nơi đây lưu giữ 750kg mực ống bốc mùi, trong đó 150kg đang được ngâm hóa chất. Để làm trắng sản phẩm, Cầm khai phải hòa 300ml oxy già công nghiệp vào thùng phuy nước, trước khi đổ mực kém chất lượng vào ngâm. Sau 30 phút, anh ta dùng gậy sắt đảo đều tới khi mực trắng, hết mùi thối thì đem ra chợ bán. Từ màu đen xám và bốc mùi, mực trở nên trắng, giòn trước khi đưa ra thị trường
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Mực ôi thối được tập kết tại chợ
thịt-lợn, chuyển-màu, tẩy-trắng, kẹo-phát-sáng, bún, phở, chất-cấm, hóa-chất, nội-tạng, giò, trâu-bò, mực, công-nghệ, thực-phẩm-bẩn
Thành phẩm sau khi mực được ngâm hóa chất
Kho hàng trên là của bà Ngô Thị Nụ (46 tuổi, ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng). Bà Nụ thừa nhận đã lén lút tẩy trắng mực kém chất lượng bằng hóa chất công nghiệp khoảng nửa tháng. Để không bị phát hiện, chủ ki ốt chỉ đạo nhân viên hạ cửa cuốn nhà kho khi thực hiện công đoạn ngâm, tẩy mực.
(Theo Vietnam+) 

http://trandaiquang.net/rung-ron-thuc-pham-phat-sang-doi-mau-hai-dan-viet.html


jeudi 29 mai 2014

video  Tình Lỡ _Thanh Bình _ Lệ Quyên

28-5-2014
video  Tình Lỡ _Thanh Bình _ Lệ Quyên



Mix - TINH LO LE QUYEN-mp4
Mix - Khanh Ly " tinh lo " nhac truoc 1975
1975 Nhac Truoc 1975

Chuyen buon tinh yeu ma Le Quyen ca hat trong ban nhac Tinh Lo cua Nhac Sy Thanh Binh

Vô thường là trạng thái hiển nhiên của các pháp. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng chấp nhận nó một cách bình an. Nhìn những hình ảnh của cố nhạc sĩ Thanh Bình (tác giả bài Tình lỡ, đã ra đi trong nghèo khổ tại Sài Gòn), mình nghĩ về chính mình. Không phải để lo sợ, mà để trấn tĩnh

Nhạc sĩ Thanh Bình, tác giả của bài "Tình Lỡ" qua đời trong nghèo khó ngay cả chiếc quan tài cũng không có.
Nghe bài Tình Lỡ hoài hôm nay thật xúc động khi biết tác giả của bài này lại có một cuộc đời cực khổ đến như vậy. Xót xa nhất là khi đến lúc qua đời cả chiếc quan tài cũng không đủ tiền để mua );
Mời các bạn nghe lại bài này để cùng tưởng nhớ về ông. Mong rằng linh hồn ông sớm tiêu diêu miền cực lạc.
https://www.youtube.com/watch?v=iIwX5-Zow9Y

+++

Những tin tức tiếp theo về việc nhạc sĩ Thanh Bình, tác giả của bài hát lừng danh Tình Lỡ qua đời, đã làm xót xa rất nhiều người khi biết gia cảnh của ông khó khăn đến mức khi mất đi, gia đình không đủ tiền mua quan tài nên phải đi xin sự giúp đỡ của nhà chùa.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 23/5/2014, lễ khâm niệm nhạc sĩ Thanh Bình, đã diễn ra tại chùa Diệu Pháp, quận Bình Thạnh trong hoàn cảnh rất đơn chiếc. Đứa con gái của ông đang ở tù vì thất bại trong công việc kinh doanh, đã không được trại giam cho phép về nhìn mặt cha lần cuối, dù nhiều nghệ sĩ và thân nhân đã hết lời van nài.
Điều khiến nhiều người xót xa không cầm được nước mắt khi chứng kiến người nhạc sĩ tài ba này lại phải nằm trong chiếc quan tài từ thiện của chùa.
Lễ tang nhạc sĩ Thanh Bình hết sức túng bấn, toàn bộ tiền của nhạc sĩ Thanh Bình còn lại, chỉ có 10 triệu đồng, tức khoảng gần 500 Mỹ kim do người hâm mộ gửi tặng cách đây vài ngày, để ông chữa bệnh và dưỡng già.
Chính vì không đủ tiền mua quan tài để khâm liệm nhạc sĩ Thanh Bình nên gia đình đành lòng để ông an nghỉ trong chiếc quan tài bố thí của chùa.
Nhạc sĩ Thanh Bình sinh năm 1932 tại Bắc Ninh và mồ côi cả cha lẫn mẹ khi lên 10 tuổi. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như Tiếc Một Người, Chiều Vàng Trên Sóng, Còn Nhớ Hay Quên, Ðừng Đến Rồi Đi, Gặp Gỡ Duyên Nhau, Hợp Đoàn Mà Ca Lên, Mưa Qua Sông, Bông Súng Đồng Quê, Thương Nhau Hát Lý Qua Cầu, đặc biệt là tuyệt phẩm Tình Lỡ được ca sĩ của nhiều thế hệ từ thập niên 50 cho đến nay trình bày trên rất nhiều sân khấu và sản phẩm âm nhạc.

Cuộc đời của nhạc sĩ Thanh Bình không giống với cái tên của ông. Khi vợ bỏ nhà ra đi, ông phải một mình nuôi đứa con gái 3 tuổi trong cảnh túng thiếu, chạy bữa từng ngày. Làm đủ thứ nghề từ bán xăng, bán cơm, nuôi heo để kiếm tiền. Con gái của ông khi 40 tuổi bị bắt vì tội kinh doanh trái phép bỏ lại người nhạc sĩ già yếu với thùng quần áo và cái quạt máy cũ sống lây lất vô gia cư tại bến xe Miền Đông.
Sau đó, các cháu của ông tìm được và mang ông về chăm sóc nhưng điều kiện của mọi người cũng không khá hơn khi cả gia đình chen chúc trong căn hộ chỉ 21 mét vuông, tức khoảng 200 square feet.
Cũng như nhiều văn nghệ sĩ thuộc nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước sau năm 1975, cuộc đời của nhạc sĩ Thanh Bình cũng bị chế độ CSVN cố dìm vào quên lãng.
Nguồn: Saigon Broadcasting Television Network (SBTN)


Những Tình Khúc Hay Nhất Của Hồ Hoàng Yến




Hồ Hoàng Yến Collection

mercredi 28 mai 2014

MÓN ĂN GIÚP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP

Thoái hoá khớp gối là những biến đổi của hiện tượng lão suy dẫn tới tăng sinh chất xương và hình thành “gai xương”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi.

Biểu hiện khớp gối đau, đi lại khó khăn thường phải chống tay vào mới đứng được, nhất là khi lên xuống cầu thang, khi ngồi xuống đứng lên. Những triệu chứng này sau khi được điều trị và nghỉ ngơi thì có thể giảm nhiều. Nhưng nếu lại lao động quá độ hoặc thời tiết âm u lạnh giá thì có thể tăng nặng. Bệnh tiến triển dần thành mạn tính. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới teo cơ, biến dạng khớp, ảnh hưởng tới chất lượng sống sinh hoạt của người bệnh. Đây chính là viêm khớp dạng phì đại hay viêm khớp dạng thoái hoá.
Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp xương rất nhiều: tổn thương, lao động mệt mỏi, bị lạnh, béo mập, ít hoạt động, dinh dưỡng thiếu, môi trường lao động quá ẩm ướt lạnh giá....

Đông y cho rằng, người ta đến tuổi trung niên chức năng gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, lại thêm mệt mỏi kéo dài, giá lạnh xâm nhập, khí huyết lưu thông bị ngăn cản gây ra các chứng bệnh về khớp. Đông y cũng có nhiều phương pháp điều trị. Bài này xin giới thiệu cùng bạn đọc một số món ăn bài thuốc điều trị chứng bệnh thoái hóa khớp gối.

Nguyên tắc ăn uống:

Tại giai đoạn phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ ở các mức độ khác nhau, nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ... kiêng ăn các thức cay nóng, nướng, quay trợ hoả hoặc mỡ béo, ngọt sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê...

Ở giai đoạn giải trừ dần, do căn bản là gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, do vậy ăn uống nên bồi ẩm, chủ yếu là các thức ăn bổ lách tiêu ẩm như hồng táo, ý dĩ nhân, thịt chó, thịt dê...
Bệnh này là sự suy thoái dạng toàn thân biểu hiện cục bộ ở khớp gối, nên chữa trị cần chú ý chăm sóc toàn thân như ăn sữa bò, sữa đậu nành, xích đậu, đại táo...

Đây là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn có giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn thực phẩm có mai vỏ, như cua, tôm tép, trứng ngâm dấm...
Một số món ăn bài thuốc:

Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn của lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.

Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.

Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g, không dùng đường nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa, giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.

Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn 1 bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.

Bài 6: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.

Bài 7: Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh.

Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày 1 thang, có tác dụng thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé


https://www.facebook.com/thuocdangianhay








*
BÍ ĐAO - VÀ NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH
- 9 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ TỪ CÂY SẢ
- CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ THÌA LÀ
- BÀI THUỐC TRỊ HO CHO BÉ HIỆU QUẢ
- VỊ THUỐC TỪ KHOAI SỌ
- NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP XƯƠNG KHỎE MẠNH.
- TÁC DỤNG CHỮA BỆNH THẦN KỲ TỪ RAU MÁ
- GIẢM CÂN NHANH VÀ HIỆU QUẢ VỚI CÀ RỐT
- NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ QUẢ DÂU
- CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI TỪ NGẢI CỨU
- BÀI THUỐC CHỮA ĐAU GÓT CHÂN ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ
- TÁC DỤNG TUYỆT VỜI TỪ RAU DIẾP CÁ
- CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI TỪ MƯỚP ĐẮNG
- MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ TÁO BÓN
- BÀI THUỐC TRỊ CHỨNG BỆNH ĂN KHÔNG TIÊU
- MÓN ĂN GIÚP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP
- BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ ĐAU RĂNG


(...)

THẢO DƯỢC NGĂN NGỪA VÀ CHỮA ĐAU LƯNG

Theo các chuyên gia, đau lưng thông thường có thể hết trong vài ngày. Một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn nếu bạn thêm chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày.

--> Dưới đây là một số thực phẩm giúp giảm đau và ngăn ngừa bệnh đau lưng bạn có thể tham khảo:

1 - Cá

Cá có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm. Đau lưng là một hình thức viêm nội bộ, thêm cá trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm mức độ đau đớn do những cơn đau lưng gây nên. Omega-3 ở mức độ cao giúp giảm đáng kể tình trạng viêm gây ra cơn đau lưng. Nếu bạn không thể ăn nhiều cá thì cần bổ sung omega-3 từ các loại dầu cá. Tuy nhiên bổ sung dầu cá cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

2 - Rau quả

Hầu hết các loại trái cây và rau quả là ít calo và nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp duy trì trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng hơn, giúp giảm cân ở những người béo phì. Việc duy trì một trọng lượng vừa phải sẽ giảm áp lực tác dụng lên các vùng xương khớp, xương cột sống. Do đó nó sẽ có tác dụng giảm bớt các cơn đau. Bên cạnh đó một số loại trái cây và rau có thêm đặc tính chống đau rất tốt như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ, trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C. Những loại trái cây này giúp trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm các cơn đau lưng.

3 - Gia vị

Trong bữa ăn hàng ngày, một số loại gia vị mà thành phần của nó giúp giảm đau như: củ nghệ, củ gừng có tác dụng giảm sức, bảo vệ các khớp sương.

4 - Các loại hạt

Vừng đen: Vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Trong dân gian thường dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.

Hạt sen: Trong đông y, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.

Hạt dẻ: Hạt dẻ có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.

Để tránh và ngăn ngừa đau lưng, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng.

Như vậy thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách điều trị bệnh hiểu quả. Việc ăn những thực phẩm nhất định có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm nhiễm, chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp với các hình thức điều trị khác như tập thể dục nhẹ nhàng và kéo dài, thư giãn, và dùng thuốc sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh đau lưng.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé


https://www.facebook.com/thuocdangianhay

*
BÍ ĐAO - VÀ NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH
- 9 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ TỪ CÂY SẢ
- CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ THÌA LÀ
- BÀI THUỐC TRỊ HO CHO BÉ HIỆU QUẢ
- VỊ THUỐC TỪ KHOAI SỌ
- NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP XƯƠNG KHỎE MẠNH.
- TÁC DỤNG CHỮA BỆNH THẦN KỲ TỪ RAU MÁ
- GIẢM CÂN NHANH VÀ HIỆU QUẢ VỚI CÀ RỐT
- NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ QUẢ DÂU
- CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI TỪ NGẢI CỨU
- BÀI THUỐC CHỮA ĐAU GÓT CHÂN ĐƠN GIẢN - HIỆU QUẢ
- TÁC DỤNG TUYỆT VỜI TỪ RAU DIẾP CÁ
- CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI TỪ MƯỚP ĐẮNG
- MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ TÁO BÓN
- BÀI THUỐC TRỊ CHỨNG BỆNH ĂN KHÔNG TIÊU
- MÓN ĂN GIÚP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP
- BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ ĐAU RĂNG

(...)


MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ TÁO BÓN

Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường là do chế độ ăn thiếu rau, uống ít nước, bệnh trĩ... Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, vận động các bắp thịt ở bụng. Dùng bài thuốc sau:

- Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

- Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

- Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

- Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

- Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

- Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều, cho bệnh nhân ăn như bài trên.

- Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé


https://www.facebook.com/thuocdangianhay



Photo : MỘT SỐ BÀI THUỐC TRỊ TÁO BÓN

Táo bón có nhiều nguyên nhân gây nên, thông thường là do chế độ ăn thiếu rau, uống ít nước, bệnh trĩ... Có thể phòng táo bón bằng cách ăn nhiều rau, uống nhiều nước, vận động các bắp thịt ở bụng. Dùng bài thuốc sau:

- Khoai lang 50 g, mía đỏ 60 g. Khoai lang tươi để cả vỏ, rửa sạch, xay nhỏ; mía ép lấy nước, hai thứ trộn đều với nhau, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho chín, chia 2 lần ăn trong ngày; ăn 5-7 ngày.

- Mật ong 25 ml, vừng đen 20 g. Vừng đen giã dập cùng mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi chín chia 2 lần ăn trong ngày vào lúc đói, cần ăn liền 7 ngày.

- Đậu xanh 40 g, đường đỏ 30 g. Đậu xanh để cả vỏ giã dập, cùng đường đỏ cho vào nồi thêm 350 ml nước đun sôi kỹ, khi nhừ chia 2 lần ăn trong ngày, ăn liền 7 ngày.

- Hoa kim ngân 30 g, mật ong 20 ml. Hoa kim ngân cho vào nồi, thêm 250 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150 ml, cho mật ong vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 7-10 ngày.

- Cà rốt 50 g, mật ong 25 ml. Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho vào mật ong, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa, khi chín chia 2 lần, ăn lúc đói, ăn liền 7 ngày.

- Đậu đen 50 g, mật ong 25 ml. Đậu đen ninh nhừ, cho mật ong vào quấy đều, cho bệnh nhân ăn như bài trên.

- Hà thủ ô 150 g, táo tàu 13 quả. Hà thủ ô sấy khô, tán bột, táo tàu bóc lấy cùi, bỏ hạt, giã nhỏ, cho bột hà thủ ô vào, thêm nước cháo để luyện viên bằng hạt đậu xanh, phơi khô. Ngày uống 30-50 viên chia 2 lần, uống với nước sôi để nguội.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé.


**

BÀI THUỐC TRỊ CHỨNG BỆNH ĂN KHÔNG TIÊU

Nếu bị đầy hơi, ăn không tiêu, sổ mũi do nhiễm lạnh… bạn có thể dùng cây mùi tàu để cảm thấy dễ chịu hơn.
Cây mùi tàu được dùng làm rau gia vị, ăn sống hoặc nấu canh. Theo Đông y, mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hơi hắc, công dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tì vị, khử độc, giải khí trướng, khử thấp nhiệt, trừ hàn tà…

- Trị chứng ăn không tiêu: Khi bị lạnh bụng, ăn không tiêu, đầy trướng bụng thì lấy 50 gr rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ, một củ gừng tươi nhỏ rửa sạch giã nát. Hai thứ trên cho vào niêu đất, đổ ba bát nước (bát ăn cơm) sắc khi còn một bát chia uống hai lần trong ngày. Mỗi lần uống cách nhau bốn giờ.

- Trị chứng chướng khí, thở mệt: Lấy rau mùi tài tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 – 40 gr với hai bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm hai lần.

- Trị chứng đầy hơi: Khi bị đầy hơi, cảm sốt lấy 10 – 16 gr rau mùi tàu rửa sạch, vò nát, hãm như hãm chè tươi, chia uống nhiều lần trong ngày.

- Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: Lấy 20gr rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30 gr thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400 ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé

25 LÝ DO BẠN NÊN ĂN QUẾ


Quế (Cinnamon) không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khoẻ. Những lợi ích sau của quế sẽ khiến bạn muốn bổ sung ngay vào chế độ ăn hàng ngày của gia đình.

1. Giảm cholesterol
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).

2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường loại 2
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.

3. Bệnh tim mạch
Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.

4. Chống ung thư
Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

5. Ngừa sâu răng và sạch miệng
Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

6. Điều trị các vấn đề về hô hấp
Quế rất hữu ích với người mắc bệnh cảm. Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục. Quế cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng sung huyết.

7. Bổ não
Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén.

8. Giảm các bệnh truyền nhiễm
Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.

9. Dễ chịu trong kỳ nguyệt san
Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san.

10. Tránh thai
Quế được xem là một biện pháp tránh thai tự nhiên. Thường xuyên dùng quế sau sinh con sẽ giúp làm chậm kinh vì thế tránh được mang thai trong thời gian này.

11. Lợi sữa
Quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa.

12. Giảm đau do chứng viêm khớp
Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng).

13. Tốt cho hệ tiêu hoá
Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho hệ tiêu hoá.

14. Giảm viêm đường tiết niệu
Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu.

15. Chỗng nghẽn mạch
Hợp chất Cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu đóng và vón cục vì thế rất tốt với những ngườI bị bệnh tim mạch.

16.Tăng cường lưu thông máu
Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu. Việc lưu thông máu dễ dàng sẽ cải thiện sức khoẻ do đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim nếu dùng quế đều hàng ngày.

17. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu
Đau đầu do đi nhiều ngoài trời gió lạnh sẽ được điều trị bằng việc đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.

18. Ngừa mụn và mụn đầu đen
Quế giúp loại bỏ các tạp chất trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả.

19.Cải thiện hệ miễn dịch
Hỗn hợp mật ong và quế rất tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

20. Tăng cường sự rắn chắc của các mô
Quế giúp tăng sự chắc khoẻ và tính đàn hồi, co giãn của các mô trong cơ thể

21. Giảm đau cơ và đau khớp
Những người ăn quế đều hàng ngày thấy giảm đau các cơ và khớp, tăng cường sự dẻo dai của các cơ và khớp xương.

22. Giảm ngứa
Hỗn hợp mật ong và quế giúp giảm ngứa do côn trùng đốt.

23. Là nguồn magan, chất xơ, chất sắt và canxi

24. Làm lành vết thương
Quế giúp ngừa máu chảy vì thế có khả năng làm lành vết thương nhanh.

25.Bảo quản thực phẩm
Khi cho 1 lượng quế nhỏ vào chế biến thực phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn vì thế giúp bảo vệ đồ ăn tươi ngon hơn.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé.



*





Những Bài Thuốc Dân Gian Hay

CÔNG DỤNG PHÒNG BỆNH TUYỆT VỜI CỦA NHIỀU LOẠI THỰC PHẨM

1. Thực phẩm màu cam: Chống cúm

Nếu bạn sinh ra đã có thể chất kém, dễ bị virus cúm tấn công, thì thực phẩm màu cam sẽ "kề vai, sát cánh" giúp bạn chốm cúm. Theo các chuyên gia, rau, củ có màu cam (bí đỏ, cà rốt...) rất giàu carotenoid, có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, loại vitamin này có thể tăng cường chức năng tế bào biểu mô, tạo ra sức đề kháng đối với virus cúm.

Ngoài ra, chúng còn tăng cường màng nhầy cho họng và phổi, bảo đảm sự trao đổi chất ở bộ phận này hoạt động bình thường, tránh được cảm cúm.

2. Thực phẩm màu tím: Chống xơ cứng động mạch

Với gần 20 năm nghiên cứu tỉ mỉ, tiến sỹ David Siberia tại Mỹ phát hiện, trong rau quả có màu tím chứa chất anthocyanins, có một vai trò mạnh mẽ trong việc chống lại chứng xơ cứng động mạch, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch và hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Những thực phẩm này gồm có dâu đen, anh đào, cà tím, mận, nho tím, hạt tiêu đen…

Nếu bạn đang mắc các bệnh tim mạch, hãy thường xuyên kết bạn với thực phẩm có màu tím.

3. Thực phẩm màu vàng: Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Thực phẩm có màu vàng như đậu nành, đậu phộng, mơ… đều chứa hai loại vitamin là vitamin A và vitamin D.

Vitamin A có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, phòng ngừa viêm loét dạ dày. Vitamin D có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ hai loại khoáng chất là canxi và phốt pho, có công dụng phòng ngừa nhất định đối với những bệnh thường gặp như còi xương ở trẻ nhỏ, cận thị ở thanh thiếu niên và loãng xương ở người trung niên. Nếu bạn nằm trong nhóm người này, ăn thực phẩm có màu vàng chắc chắn là một sự lựa chọn sáng suốt của bạn.

4. Thực phẩm màu xanh: Bảo vệ tim

Trong rau quả có màu xanh chứa axit folic, mà axit folic đã được chứng minh là một trong những “viên linh đơn” ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Đồng thời, một lượng lớn axit folic giúp loại trừ hiệu quả homocysteine trong máu và đóng vai trò bảo vệ tim. Ngoài ra, các loại rau xanh cũng là nguôn canxi dồi dào, lượng dự trữ của nó có thể sánh ngang với sữa tươi. Vì thể ăn rau xanh là cách bổ sung canxi tốt nhất được các chuyên gia dinh dưỡng công nhận.

5. Thực phẩm màu đen: Phòng bệnh mạch máu não

Thực phẩm có màu đen như rong biển, gạo đen, gà đen…có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến mạch máu não như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ... Ngoài ra, mộc nhĩ đen có thể ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu, gà đen có thể điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.

Theo giáo sư, tiến sĩ hóa học thực phẩm Cy Lee thuộc Đại học Cornell, New York, các thực phẩm rau quả, ngũ cốc có màu đen tốt hơn các thực phẩm có màu sáng vì, trong những thực phẩm này có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn. Thực phẩm màu đen chứa sắc tố anthocyanin nên còn có công dụng làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết để cùng chăm sóc sức khoẻ thật tốt nhé.
— avec OngMật OngMật et Miền Cát Trắng.

https://www.facebook.com/thuocdangianhay


Thư giản Video BIỆT ĐỘI ĐẶC BIỆT TẤN CÔNG GIÀN KHOAN HD-981

26-5-2014
Thư giản Video  BIỆT ĐỘI ĐẶC BIỆT TẤN CÔNG GIÀN KHOAN HD-981




mardi 27 mai 2014

VHB chronique : suivi biologique **


Sérologie VHB chroniqueMemoBio©

Non traité IFN Lamivudine Adéfovir
Suivi biologique - Transaminases tous les 3mois la 1ère année puis tous les 6mois
- γGT, TP tous les 6 mois
- AFP tous les ans
- Echographie abdominale tous les ans
- ADN VHB + Ag HBe tous les ans
- Transaminases + hémogramme à J15, M1 et tous les mois
- TSH tous les 3 mois
- Transaminases tous les 3 mois - Transaminases tous les 3 mois
- Créatininémie tous les 3 mois (+ clairance de la créatinine en cas de facteurs de risque)


L’efficacité thérapeutique d’un point de vue virologique est suivie par une charge virale tous les 3 mois, puis, lorsque l’ADN VHB est < 100 000 copies/mL chez les patients initialement Ag HBe positifs ou < 10 000 copies/mL chez les patients initialement Ag HBe négatifs par les analyses mentionnées dans le tableau suivant :



Ag HBe positif Ag HBe négatif Ac anti HBe positif Ag HBs négatif Ac anti-HBs positif
ADN VHB < 100 000 copies/mL chez un patient initialement Ag HBe positif Ag HBe tous les 6 mois Ag HBe et Ac anti-HBe tous les 6 mois Ag HBs tous les 6 mois Ag HBs et Ac anti-HBs tous les 6 mois Ac anti-HBs tous les 3 mois la 1ère année puis selon avis du spécialiste
ADN VHB < 10 000 copies/mL chez un patient initialement Ag HBe négatif Ag HBs tous les 6 mois


http://www.memobio.fr/html/viro/vi_vhb_sui.html

*

lundi 26 mai 2014

Le virus de l’hépatite B (VHB ou HBV)

Chapitre 5 - Rétrovirus humains - 2ème partie (HTLV) et virus des hépatites - 1ère partie (hépatite A - VHA ou HAV, hépatite B - VHB ou HBV)

5.5 - Le virus de l’hépatite B (VHB ou HBV)

5.5.4 - Histoire naturelle de l’infection et évolution des antigènes, des anticorps et de l’ADN viral dans le sérum

Sections
Sous-sections



Image D1-V-1(2006)-HepAB-BiolColo.gif



Image D1-V-3(2006).gif



  1. Alors que l’incubation est en moyenne de 3 mois (2 semaines à 6 mois), l’antigène HBs apparaît dans le sang un mois en moyenne après le contage, donc avant l’augmentation des transaminases ALAT et l’ictère. Il persiste environ deux mois et c’est au cours de la convalescence qu’il disparaît dans les formes habituelles qui guérissent (9 formes ictériques sur 10), mais il persiste chez les porteurs chroniques (1 forme ictérique sur 10). On définit le portage chronique par la persistance de l’antigène HBs au-delà de 6 mois.
  2. L’antigène HBc est masqué par l’antigène HBs et n’est pas détecté par les tests usuels.
  3. Les anticorps apparaissent après les antigènes.
    Ce sont d’abord les anti-HBc. Les IgM HBc, fugaces, signent l’infection aiguë, tandis que les IgG HBc sont très durables, probablement toute la vie.
    Les anti-HBs apparaissent les derniers, durant la convalescence, mais ils persistent des années voire toute la vie. C’est un signe de guérison. Ce sont des anticorps neutralisants. Ils manquent chez les porteurs chroniques. Entre la disparition de l’antigène HBs et l’apparition des anticorps HBs il peut y avoir une fenêtre où le diagnostic d’infection récente ne peut être porté que sur la présence des anticorps IgM anti-HBc ou de l’ADN viral sérique.
  4. Quant à l’antigène HBe, il a une signification pronostique. Il apparaît en phase aiguë. Sa disparition est de bon pronostic, comme l’apparition des anticorps correspondants. Ainsi chez les porteurs chroniques, ceux qui ont l’anticorps HBe sont moins contagieux. Le système e/anti-e est donc un indicateur d’évolutivité et d’infectiosité. Il en va de même de l’ADN sérique de l’HBV.
  5. Evolution et pronostic
    Image D1-V-1(2006)-HepAB-BiolColo.gif


    Image graphique441.trsp.gif Une hépatite B « guérie » est, du fait de la persistance du cccDNA, susceptible de réactivation éventuellement grave en cas d’immunodépression (chimiothérapie anticancéreuse, par exemple).
    Image D1-V-4(2006).gif


    Le portage chronique qui est une infection chronique apparaît chez environ 10 % des sujets ayant fait une hépatite aiguë clinique. Le nombre de porteurs chroniques varie selon les pays de 20 % à 0,1 % (en Europe 0,1 %). La dernière estimation de l’Institut national de veille sanitaire (InVS) pour la France est d’environ 300 000 (0,65 % de la population) porteurs d’Ag HBs et d’environ 1500 morts par an. En outre, la prévalence des anticorps anti-HBc serait de 7,3 %, indiquant que 3,1 millions de personnes auraient eu un contact antérieur avec le VHB.
    Dans 1/3 des cas, ce portage chronique se fait sans aucune lésion hépatique. Les sujets sont des porteurs « inactifs » dont le sang peut être infectant.
    Dans 1/3 des cas, ce portage chronique s’accompagne de lésions histologiques stables et sans gravité, réalisant l’hépatite chronique persistante (HCP).
    Dans 1/3 des cas, les lésions sont évolutives = menant à la mort soit par hépatite chronique active (HCA), soit par cirrhose, soit par cancer primitif du foie (CPF). L’évolution de la cirrhose se fait vers le cancer du foie dans 30 à 50 % des cas après 10 ans d’évolution
    En phase aiguë, la complication à redouter est l’hépatite fulminante, mortelle spontanément dans 90 % des cas et indication à la greffe de foie en urgence. Les 2 critères principaux d’hospitalisation en urgence sont un taux de prothrombine < 50 % et des signes d’encéphalopathie.
    On connaît deux éléments conditionnant le pronostic :
    1. l’âge : plus le sujet est jeune, plus l’infection est bénigne à court terme, mais plus le risque de chronicité est élevé : le nouveau-né développe presque toujours un portage chronique. Le risque de passage à la chronicité est de 90 % pour le nouveau-né, de 25 % pour l’enfant d’âge préscolaire, de 5 % pour l’adulte.
    2. la dose de virus reçue intervient : avant le dépistage de l’Ag HBs chez les donneurs de sang les hépatites aiguës post-transfusionnelles à virus HB étaient les plus graves et tuaient dans 10 % des cas. Le risque d’hépatite fulminante est actuellement estimé à environ 0,1 %.
  6. Le diagnostic au laboratoire repose en pratique courante par la mise en évidence dans le sang des marqueurs du virus de l’hépatite B, principalement de l’antigène HBs. Les techniques de détection sont variées. Actuellement la plus utilisée est l’ELISA.
    En pratique devant un ictère par hépatite (transaminases ALAT augmentées), on demande une recherche dans le sérum d’antigène HBs, d’IgM HBc et d’IgM HAV, en ELISA.
    La présence d’IgM HAV signe l’hépatite A actuelle.
    La présence d’antigène HBs signe l’infection à VHB mais celle-ci ne peut être considérée à coup sûr comme actuelle que si les IgM HBc sont également présentes. La présence d’antigène HBs sans IgM HBc évoque soit une hépatite aiguë vue à son tout début, soit un portage chronique, qui serait associé ici à un ictère par hépatite d’autre étiologie (hépatite A, hépatite C, hépatite à CMV, à virus EB, hépatite toxique).
    Une hépatite aiguë B peut être vue juste après la disparition de l’antigène HBs et avant l’apparition de l’anticorps HBs, c’est à dire dans la fenêtre. On fait alors le diagnostic d’infection récente à virus HB par la détection des IgM HBc. On notera que les IgM HBc peuvent parfois réapparaître au décours d’une hépatite chronique lors d’une réactivation virale ; en l’absence de données antérieures sérologiques il n’est donc pas toujours possible d’affirmer le caractère aigu de l’infection.
    Le portage chronique est défini par la détection d’antigène HBs dans le sérum 2 fois à 6 mois d’intervalle. Il n’y a en général pas d’anticorps HBs quand l’antigène est présent.
    Il est important d’apprécier l’intensité de la multiplication virale qui est parallèle à la contagiosité du sujet, une façon de faire consistant à déterminer l’état du sujet dans le système HBe. La présence d’antigène HBe sans anticorps HBe est (à l’exception près des virus mutants HBe négatifs) signe d’infectiosité importante. La présence d’anticorps HBe sans antigène HBe est signe d’une réplication moindre.
    L’ADN viral dans le sérum recherché par amplification génomique (PCR), est le meilleur marqueur d’infectiosité. Il a l’intérêt de déceler une minorité de porteurs chroniques sans antigène HBs sérique.
    Les anticorps HBc sont un marqueur très sensible et durable d’infection. Un sujet anticorps IgG HBc positif, antigène HBs négatif et anticorps HBs positif est un sujet guéri d’une ancienne infection et protégé (protection non absolue : le cccDNA persistant peut, en cas d’immunodépression, réactiver une infection, éventuellement grave) ; un sujet anticorps IgG HBc positif, antigène HBs positif et anticorps HBs négatif est probablement un porteur chronique dont on précise l’infectiosité par étude du système HBe et de l’ADN viral. Il faut savoir qu’il est totalement inutile d’étudier le système HBe chez un sujet antigène HBs négatif.
    Quant au profil IgG HBc négatif, antigène HBs négatif et anticorps HBs positif, c’est celui d’un(e) étudiant(e) en médecine n’ayant pas rencontré le virus mais s’en étant protégé par la vaccination.
Page précédentePage suivanteSommaireVersion imprimable
5.1 - Rétrovirus humains - 2ème partie : HTLV
5.2 - Les « virus des hépatites »
5.3 - Caractères généraux des hépatites virales aiguës
5.4 - Le virus de l’hépatite A (VHA ou HAV)
5.5 - Le virus de l’hépatite B (VHB ou HBV)
5.6 - Points importants
5.5.1 - Structure du virus
5.5.2 - Multiplication
5.5.3 - La transmission de l’HBV
5.5.4 - Histoire naturelle de l’infection et évolution des antigènes, des anticorps et de l’ADN viral dans le sérum
5.5.5 - Traitement
5.5.6 - Un problème très important de santé publique
5.5.7 - HBV et mutations


*

PCR ECLIA

ADN du VHB
Ag Hbs et Ac anti Hbs, Ac HBs
Ag Hbe et Ac anti Hbe, Ac Hbe
Ac Hbc et LgM

HVB Ag HBe Ac anti Hbe

Ag Hbe : négatif : < 0,8 seuil : 1,2

Ac anti Hbe : positif 0,4 Positif si < 0,9
absence de détection d'ADN du VHB