26 tháng 4 2012
Trong chương trình Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền sẽ trả lời
thắc mắc của bà Minh và ông Lê văn Mãi cùng ở Bình Phước về chứng gai
cột sống.
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học
kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có
phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Bà Minh ở Bình Phước có nêu thắc mắc và ông Lê văn Mãi cũng ở Bình Phước trình bầy về trường hợp bệnh của ông.
Sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hồ văn Hiền:
Osteoarthritis
Chứng gai cột sống và thoái hoá xương sống lưng
(osteophytes and osteoarthritis of the spine) 1) Xương sống chúng ta
gồm những đốt xương sống (vertebra) nối liền với nhau bằng những cái điã
đệm (intervertebral disc) để giảm thiểu tác dụng các va chạm trên các
đốt xương đó (shock absorbers)
Xương sống lưng (lumbar spine) và
cổ (cervical spine) là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các động tác đi
đứng, khiêng nặng, cúi lên cúi xưống của chúng ta. Ngoài ra còn có thể
có tác hại do tai nạn, chấn thương, bịnh béo phì cũng như tác dụng do
yếu tố di truyền (có những người mang gien có tác dụng làm cho đĩa đệm
của họ yếu hơn bình thường).
Các đốt xương sống tiếp giáp với
nhau bằng những khớp xương nhỏ (facet joint, vertebral joint) ở hai bên
phía sau đốt sống. Lúc khớp xương bị thoái hoá (degeneration), mât sụn
bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại, mòn và tróc ra, làm lộ xương ở
dưới sụn. Khớp xương bị viêm (sưng và đau) lúc đứng, ngồi và cả lúc đi.
Vì khớp cột sống bị viêm, các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị hư hại,
cột sống không còn vững chắc như trước. Do đó, cột sống tìm cách tự ổn
định bằng cách mọc ra những nhánh xương (bone spurs, osteophytes) bao
quanh những khớp xương sống lưng đó. Đồng thời, thân đốt xương sống mọc
ra những nhánh tương tự.
Chúng ta giải thích cặn kẻ như vậy để
đi tới môt điểm quan trọng là chúng ta không nên lo âu nhiều quá khi
nghe đến gai cột sống. Thứ nhất đây không phải là một cái gai đâm vào
tuỷ sống, hoặc một bộ phận trong lưng. Chúng chỉ là những mấu xương lồi
lên, mọc rất chậm, đầu của nó trơn tru và không nhọn như cái gai bông
hồng. Sự hiện diện (tồn tại) của chúng chỉ chứng tỏ là xương sống của
chúng ta đang bị "thoái hoá" (degeneration), giản dị là đang bị hư hại
từ từ theo thời gian, và không cò "mới" như lúc còn trẻ nữa, nhưng cũng
không có nghĩa là bị bịnh gì ghê gớm, cần lấy những "gai" này ra mới
bình thường được.
Trong một số trường hợp, ở eo lưng các gai
xương này có thể làm cho ống xương sống hẹp lại (lumbar spinal stenosis)
đè lên những rễ dây thần kinh lúc chúng chui ra từ tuỷ sống. Người bịnh
thấy đau dọc theo phía sau hạ chi (mông, đùi và cẳng chân, xuống bàn
chân/ sciatica); hiếm hơn, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu tiểu. Tuy
nhiên nên nhắc lại ở đây là nếu chúng ta đau lưng mà chụp hình thấy
"gai" xương sống, điều này không có nghĩa là bịnh đau lưng đó do các gai
này gây ra, cũng không có nghĩa là phải cắt hết cái gai thì mới hết
đau. Trường hợp nặng:
- bịnh nhân không di chuyển một mình được và sinh hoạt bình thường vì ống tuỷ xương sống (lumbar spinal stenosis) bị hẹp lại,
- không trị được bằng vật lý trị liệu và chích thuốc corticoid vào màng bọc tuỷ sống (epidural injections),
Bs giải phẫu có thể quyết định mổ (phẫu thuật) để giải toả chèn ép trên các dây thần kinh (surgical decompression).
Cách
phòng ngừa: dinh dưỡng đầy đủ (calcium, vitamin D), đừng hút thuốc,
tránh chấn thương cột sống (ngồi xe hơi có bộ phận nâng đầu cổ [head
rest]), tránh những thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như
cử tạ quá nặng, gymnastics: vận động quá khó), tránh ngồi quá lâu ở
những tư thế không lành mạnh, và đáng kể nhất là đừng quá mập.
Thuốc men:
1)
Những thuốc giảm đau phổ biến ở Mỹ (không cần toa) như aspirin,
ibuprofen (Motrin, Advil), naprosyn (Aleve) thuộc nhóm NSAID (Non
Steroid Anti-inflammatory Drug: thuốc chống viêm không phải corticoid),
có biến chứng chính là khó chịu bao tử và ruột (loét, chảy máu) và làm
bn dễ chảy máu hơn (ví dụ không được dùng các thuốc này một thời gian
trước khi giải phẫu).
1) Uống kèm thuốc ức chế bơm proton như
omeprazole (Prilosec, thuốc giảm axit bao tử) có thể giảm bớt các biến
chứng về tiêu hóa của NSAID.
2) Nếu dùng acetaminophen
(paracetamol, Tylenol) có thể tránh những phản ứng phụ trên nhưng dùng
nhiều quá có thể hại gan, nhất là người yếu cơ năng gan vì uống rượu, bị
viêm gan, gan mỡ..
3) Loại NSAID mới chuyên biệt hơn nữa (COX2
more selective inhibitor), như Celebrex, ít có phản ứng phụ về tiêu hóa
hơn nhưng vẫn có tác dụng phụ tim mạch.
2) Glucosamine và
chondroitine sulfate (một số thuốc viên kết hợp cả hai) được dùng nhiều ở
Mỹ như là một loại “thuốc dân gian” (“alternative medicine”) để giúp
trị các bịnh xương khớp, không có phản ứng phụ đáng kể.
3) Như đã
giải thích ở trên, đây là bịnh thoái hoá, tương tự như đồ dùng nhiều
thì hư hại, cũ đi, không làm mới lại được. Tuy nhiên, sự đau nhức không
đi đôi và không tỷ lệ với các thay đổi thấy trên MRI và X quang. Lúc
tuổi già hơn (trên 60), có thể ít thấy triệu chứng đau nhức hơn mặc dù ở
tuổi đó hầu hết mọi người đều bị thoái hóa cột sống.
4) Nói
chung người ta khuyến khích bịnh nhân càng giữ mức hoạt động, vận động
thường xuyên, được càng nhiều càng tốt. Nếu cần có thể nhờ chuyên gia về
vật lý trị liệu giúp đỡ.
5) Có một số người cho rằng thời tiết,
áp suất không khí, độ ẩm thấp trong không khí làm đau nhức xương khớp.
Tuy nhiên các khảo cứu khoa học chỉ chứng minh tác dụng của áp suất
không khí (giảm lúc trời sắp giông mưa) làm đau xương khớp. Nói chung
không khí âm thấp, tù túng quá làm các nấm mọc trong nhà, không tốt cho
sức khỏe, gây dị ứng. Nên giữ mức ẩm 40% là vừa. Ngược lại, về mùa đông
sắp tới không nên để không khí quá khô trong nhà bên Mỹ.
6) Nói
chung, nếu phải sống với bịnh viêm xương khớp, Viện Sức Khoẻ Quốc Gia
Hoa Kỳ khuyên chúng ta nên dành quyền chủ động và tích cực bảo vệ sức
khoẻ mình bằng cách:
• ‘get educated”: tìm hiểu về bịnh này, để
loại bỏ nhựng hiểu lầm và sợ sệt vô cố cũng như dùng những trị liệu giản
dị và anh toàn (dùng nước nóng, nước đá đắp cho giảm đau, giảm viêm,
uống những thuốc rẻ và an toàn cho mình, tránh phung phí tiền vào những
phương thuốc không cần thiết, tránh "doctor shopping", nhảy từ thầy
thuốc này qua thầy thuốc khác.
• tránh ngồi, nằm một chỗ: giữ mức hoạt động, làm việc tích cực (stay active)
• tập thể dục, thễ thao, taichi, (stay active)
• eat well: ăn uống điều độ, chọn thức ăn tươi, đừng mập quá
• ngủ đầy đủ (plenty of sleep)
•
“have fun”: dù đau nhức, chọn những hoạt động làm mình thấy vui, thoải
mái, giải trí trong khả năng của mình (thể thao, hobbies, tham gia công
tác tình nguyện), chơi vui với con cháu...
• "have a positive attitude'; có thái độ tích cực, lạc quan
Những nhận xét trên đây hoàn toàn có tính cách thông tin. Mọi quyết định chữa trị cần được bác sĩ riêng của mình.
Chúc bn may mắn.
-----
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện
thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc
khác của quý thính giả về sức khỏe và y học
thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho
mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc
lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi
là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30
đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ
chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ
chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ
thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện
theo dõi.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire