Viêm tiền liệt tuyến là bệnh rất xảy ra ở độ tuổi trung niên, thường có hoạt động tình dục và được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mãn tính do vi khuẩn và viêm không do vi khuẩn. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái và biến chứng nếu không điều trị đúng. Nhiều bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt đi chữa bệnh nhưng không khỏi, bệnh kéo dài dai dẳng, có người điều trị năm bảy ngày thấy bớt triệu chứng đã bỏ điều trị, không tái khám nên tái phát và biến chứng nặng.
Triệu chứng:
Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường có các triệu chứng kích thích là tiểu đêm hay đái đêm, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt (luôn buồn tiểu), tiểu rớt giọt hay đái dắt và có các triệu chứng bế tắc là tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu buốt, rát, tiểu chậm - đi tiểu nhưng không tiểu được ngay, nặng nhất là bí tiểu (thường gặp khi viêm cấp tính). Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng đau vùng trên xương mu, bẹn bìu, tiểu khung đau cả vùng chậu nhỏ, và tầng sinh môn, vùng dưới thắt lưng. Có khi kèm rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật.
Viêm tiền liệt tuyến thường gặp ở tuổi thành niên và cũng gồm có cac dạng viêm tuyến tiền liệt cấp và mạn tính. Viêm tuyến tiền liệt cấp có triệu chứng:
- Tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, kèm theo sốt, thuộc chứng Nhiệt lâm.
- Viêm tuyến tiền liệt mãn biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, vùng hội âm, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, niệu đục trắng, thuộc phạm trù chứng tinh trọc, lao lâm.
Có hai loại nhiễm trùng tuyến tiền liệt, ác tính và mãn tính. Nhiễm trùng ác tính xảy ra đột ngột và có một số hoặc tất các triệu chứng sau:
Sốt và ớn lạnh
Tiểu và xuất tinh đau rát
Thường buồn tiểu và tiểu rắc
Đau ở bụng và lưng dưới
Tiểu ra máu (thỉnh thoảng)
Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường nhẹ hơn nhiễm trùng ác tính và thường không bị sốt và ớn lạnh. Cả hai loại đều có thể xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt rất khó phát hiện vì triệu chứng của nó có những điểm tương tự giống với một số bệnh như bệnh viêm nhiễm bàng quang hoặc niệu đạo. Hiện nay y học chưa có bằng chứng rõ ràng nào khẳng định chứng viêm tuyến tiền liệt có khả năng dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt.
Phân loại
Bệnh viêm tuyến tiền liệt có thể biểu hiện ở nhiều dạng:
Type I- Viêm nhiễm khuẩn cấp: Triệu chứng thường xuất hiện bất ngờ, bao gồm: sốt và rét, có cảm giác như bị cúm, đau ở tuyến tiền liệt, ở phần dưới thắt lưng hoặc ở vùng sinh dục, đái dắt, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu, đôi khi trong nước tiểu, trong tinh dịch có máu, đau khi xuất tinh. Viêm tuyến tiền liệt cấp là một bệnh nghiêm trọng, cần phải đi viện điều trị kịp thời.
Bạn hãy gọi đến tổng đài "An phú sinh lực" để được tư vấn cụ thể hơn
http://duocphamnamgioi.vn/news/nguyen-nhan-viem-tuyen-tien-liet---cach-chua-tri-
*
Bệnh tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là tuyến gì? Nằm ở
đâu trong cơ thể và phát sinh những bệnh gì? Ung thư có triệu chứng gì?
Các phương pháp theo dõi và chữa trị…
Tuyến tiền liệt là một tuyến của hệ sinh
sản nam. Trong khoảng 7 tuần lễ đầu của thời kỳ bào thai, cơ quan hóa
sinh dục dục của hai giời nam nữ có bề ngoài giống nhau, sau đó mới biệt
hóa và phát triển hình thái đặc thù, cho từng giới cả bên trong lẫn bên
ngoài. Tuyến tiền liệt có kích thước như quả hạt dẻ, to, dẹt, chỉ có ở
nam giới, nằm trước trực tràng, ngay dưới bàng quang và bao quanh ống
niệu đạo, gồm hai múi. Tuyến tiền liệt (TTL) chính là vết tích của tử
cung còn sót lại, thường không được biết đến trừ phi nó to ra khi đã có
tuổi.
Ở tuổi trưởng thành thường có kích thước
rộng 4cm x 3 cm cao x 2,5 cm dầy, có khối lượng từ 15 – 25g, tiết ra
chất nhờn và tạo nên một số thành phần của tinh dịch. Dọc theo thân của
TTL có các chuỗi mạch – thần kinh (vasculo – nerveux) kích thích sự
cương dương của dương vật. Bệnh lý TTL thường gặp là viêm, phì đại lành
tính và ung thư.
Viêm tuyến tiền liệt
Thường xảy ra ở người có tuổi nhưng cũng
có khi ở người trẻ. Nguyên nhân chính thường do virus hoặc vi khuẩn.
Viêm TTL bao gồm nhiều thể từ nhiễm khuẩn cấp cho tới hội chứng đau mạn
tính TTL. Hội chứng này có bốn thể chính: Viêm TTL do nhiễm khuẩn cấp,
ít gặp nhất nhưng lại dễ chẩn đoán và điều trị nhất. Bệnh cảnh: Xảy ra
đột ngột, trong nước tiểu có nhiều bạch cầu và vi khuẩn. Sốt, gai rét,
đau vùng thắt lưng và vùng sinh dục, có cảm giác nóng rát hay đau khi
đái.
Viêm TTL mạn tính: Cũng do nhiễm khuẩn
nhưng không xảy ra đột ngột. Chỉ có triệu chứng nhiễm khuẩn bang quang
hay tái diễn với cùng loại vi khuẩn. Nguyên nhân có thể do một khuyết
tật ở TTL nên vi khuẩn hay có ở đường tiết niệu. TTL thường bình thường
hay đau khi khám.
Hội chứng đau mạn tính vùng tiểu khung
và viêm mạn tính TTL không do nhiểm khuẩn là thể thường gặp nhất nhưng
cũng chưa được hiểu rõ nhất. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi ở nam, từ tuổi vị
thành niên muộn trở đi (từ 17 tuổi), các triệu chứng hết rồi lại tái
diễn một cách tự nhiên, có thể có dấu hiệu viêm hay không. Trong thể
viêm, nước tiểu, tinh dịch và các dịch của TTL không thấy bằng chứng của
vi sinh vật gây bệnh nhưng lại có chứa những loại tế bào mà cơ thể
thường tạo ra để chống lại sự nhiễm khuẩn. Được chẩn đoán là viêm TTL mà
lại không có triệu chứng viêm khi người bệnh không thể hiện triệu chứng
gì nhưng vẫn có các tế bào chống lại sự nhiễm khuẩn trong tinh dịch.
Thường phát hiện ra một cách tình cờ khi thầy thuốc tìm nguyên nhân hiếm
muộn hay khi làm tét phát hiện ung thư TTL. Viêm TTL không phải là bệnh
lây truyền, đại đa số trường hợp không lây lan qua quan hệ tình dục.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm tuyến tiền liệt thường phối hợp với những biến đổi về tần số xuất tinh.
Triệu chứng bao gồm đau lưng, đau vùng
tiểu khung, xuất tiết dịch đục ở dương vật, thay đổi về tiểu tiện. Viêm
tuyến tiền liệt do vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh. Viêm tuyến
tiền liệt không do vi khuẩn thì điều trị bằng phương pháp xoa bóp. Thầy
thuốc cho ngón tay qua trực tràng rồi ép nhịp nhàng vào tuyến tiền liệt.
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Là u thường có nhất ở nam giới. Ở tuổi
trưởng thành, tuyến tiền liệt nặng khoảng 20 gam. Ở một số người tuyến
tiền liệt nhỏ đi nhưng đa số trường hợp tuyến phì đại và trở thành u
lành. Đối với nam giới trên 50 tuổi, tỷ lệ này ở Việt Nam là 50 – 60% và
70 – 80% trên thế giới. Hai yếu tố quan trọng gây u lành tuyến tiền
liệt là tuổi và testosteron.
Phì đại lành tính TTL là loại bệnh lý
chính đứng hàng thứ 2: TTL phát triển chèn ép vào niệu đạo và gây ra
nhiều vấn đề tiết niệu như hay đi tiểu, dòng nước tiểu yếu, đôi khi
dừng và nhỏ giọt. Vì TTL vẫn phát triển suốt thời kỳ trưởng thành cho
nên phì đại TTL rất hay gặp ở nam giới ngoài tuổi 50 và nam giới có tuổi
cũng có nguy cơ cao bị ung thư TTL tuy có ít hơn. Thăm khám qua trực
tràng để đánh giá kích thước và độ cứng của TTL, siêu âm hay chụp
X-quang bang quang là những thăm dò thường làm.
Phì đại TTL cũng có thể dẫn đến các vấn
đề về tiết niệu như viêm TTL. Đến tuổi 60, nhiều nam có những dấu hiệu
phì đại TTL. Đến tuổi 70, hầu hết nam có TTL to ra ở mức độ nào đó.
Trong trường hợp xấu nhất, phì đại TTL có thể làm cho bang quang yếu đi,
nhiễm khuẩn bang quang hay thận, tắc dòng tiểu và suy thận. Sự thực là
một số nam bị ung thư TTL cũng đã bị phì đại TTL nhưng 2 bệnh không nhất
thiết liên quan với nhau. Phần lớn nam giới bị phì đại TTL không phát
triển thành ung thư TTL nhưng vì các triệu chứng sớm của 2 bệnh này
giống nhau nên thầy thuốc cần đánh giá cả hai.
Các thể bệnh TTL có thể có các triệu
chứng tương tự, ví dụ viêm và phì đại TTL đều hay đi đái nhiều, buồn đái
khẩn cấp; có người bị phì đại TTL bị khó đái lúc đầu, người khác lại bị
đái đêm hay có người bị ung thư TTL lại không hề có triệu chứng gì ở
giai đoạn đầu.
Bị viêm và phì đại TTL không tăng khả
năng vị ung thư TTL; nhưng cũng có khi đồng thời bị cả hai thể bệnh. Vì
thế mọi nam giới ngoài 45 đều nên kiểm tra hàng năm TTL bằng PSA và thăm
khám qua trực tràng. Ba quan ngại thường gặp nhất ở nam là đái đêm
nhiều, buồn đái khẩn cấp và bí đái. Tuy nhiên, vì có nhiều lý do gây
tăng PSA nên nếu nghi ngờ ung thư thì làm sinh thiết.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là
rối loạn tiểu tiện. Mức độ rối loạn nặng hay nhẹ thông qua những biểu
hiện sau trong một tháng theo dõi:
- Cảm giác vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sau mỗi lần đi tiểu xong?
- Sau khi tiểu xong phải đi tiểu lại trong khoảng thời gian chưa đến 2 giờ.
- Đang đi tiểu thì bị ngừng đột ngột rồi lại đi tiểu tiếp?
- Có bao nhiêu lần không thể nhịn được tiểu?
- Có bao nhiêu lần thấy tia nước tiểu yếu?
- Có bao nhiêu lần phải rặn gắng sức mới tiểu được?
- Trong một đêm thường phải đi tiểu mấy lần?
Không có bệnh khi trả lời “không” ở tất
cả các biểu hiện trên. Nếu có một số hay thường xuyên những triệu chứng
kể trên cần phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
Điều trị nội khoa u lành tuyến tiền liệt
bằng cách sử dụng một trong các thuốc ức chế sản xuất testosteron,
thuốc ức chế phát triển, thuốc ức chế thụ thể adrenergic có thể phối hợp
với thuốc ức chế sản xuất testosteron. Trong những trường hợp u quá to
(> 60 gam), có phối hợp sỏi bàng quang, sỏi thận… cần phải điều trị
ngoại khoa.
Ung thư tiến liệt tuyến
Là bệnh lý hay gặp nhất ở nam giới. Ung
thư TTL xảy ra khi các tế bào của TTL đột biến và sinh sôi phát triển
nhanh không thể kiểm soát; những tế bào này có thể lan xa (gọi là di
căn) ra các bộ phận khác của cơ thể, nhất là xương. Các hạch bạch huyết,
trực tràng và bàng quang. Ung thư TTL có thể gây đau, khó đái, rối loạn
chức năng cương dương và nhiều triệu chứng khác. Có nhiều yếu tố liên
quan đến sự phát triển ung thư TTL, trong đó có yếu tố gien và chế độ ăn
uống. Năm 2008, có công trình nghiên cứu nhận thấy finasteride giảm
được tỷ lệ ung thư TTL khoảng 30%.
Nhiều nam giới lo sợ không chỉ vì bệnh
đe dọa tính mạng mà còn đe dọa cả cuộc sống tình dục; hậu quả của nhiều
phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng tới vấn đề kiểm soát bàng quang và
chức năng cương dương. Nếu được phát hiện sớm, khi ung thư mới chỉ giới
hạn ở tuyến thì khả năng điều trị mới có kết quả với tác dụng phụ tối
thiểu. Khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến thì việc điều trị khó khăn hơn.
Tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị giúp kiểm soát ung thư TL.
Càng cao tuổi thì nguy cơ bị ung thư TTL
càng tăng, 70 tuổi trung bình nam giới Mỹ được chẩn đoán là ung thư TTL
(ở độ tuổi 50, khoảng một phần ba nam giới đã có một số tế bào ung thư ở
TTL đến tuổi 80, số này tăng lên khoảng ba phần tư). Theo dõi sự phát
triển của TTL bằng cách khám qua trực tràng hàng năm là rất cần thiết
cho những người trên 40 tuổi, đó là khuyến cáo của Hội Ung thư Mỹ. Cũng
còn phương pháp mới là khám bằng siêu âm qua trực tràng.
Ung thư TTL là thường gặp nhất và là
nguyên nhân gây tử vong thứ hai do ung thư ở Mỹ sau ung thư da. Ở Mỹ,
khoảng 11 người thì có thể 1 bị bệnh này và hàng năm số bệnh nhân chết
khoảng 25.000 người. Tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
Giai đoạn đầu của ung thư TTL cũng không
có triệu chứng gì, vì thế khi bệnh nhân đến khám thì tỷ lệ đã có di căn
tới 40% và tỷ lệ tử vong chiếm hàng thứ ba sau ung thư phổi và ung thư
đại – trực tràng ở nam giới cao tuổi.
Cần nhớ rằng ung thư TTL tác động đến
nam giới nhiều nhưng không phải gây nhiều tử vong cho nam giới vì theo
Viện nghiên cứu về ung thư Quốc gia Mỹ thì khoảng một phần năm nam giới
Mỹ được chẩn đoán là bị ung thư TTL nhưng chỉ có 3% nam giới Mỹ tử vong.
Tại sao con số được chẩn đoán là ung thư TTL lại nhiều hơn số tử vong
đến thế? Chỉ có câu trả lời là ung thư TTL tiến triển chậm hơn nhiều so
với nhiều loại ung thư khác. Nhiều nam giới đã chung sống với nó trong
nhiều năm. Nhiều người khác cố gắng không điều trị mà chỉ theo dõi kỹ
diễn biến bệnh, một phương pháp gọi là “chờ đợi nhưng theo dõi tích
cực”: Chiến lược đó là hàng năm kiểm tra TTL; khám trực tràng bằng tay
và làm tét xác định nồng độ PSA (sau tuổi 50) để phát hiện sớm ung thư
TTL, khi đó việc điều trị có hiệu quả nhất. Nhiều thầy thuốc cũng coi
tét PSA và khám trực tràng là phương pháp để tầm soát ung thư TTL cũng
như để theo dõi sự tái phát.
Như trên đã nói, ung thư tuyến tiền liệt
thường không có triệu chứng gì vào giai đoạn sớm, ngoài những thay đổi
có thể phát hiện thấy khi thăm khám trực tràng bằng tay hoặc siêu âm
hoặc tình cờ phát hiện ra PSA tăng. Tuy nhiên, đôi khi ung thư TTL cũng
gây ra các triệu chứng thường tương tự như phì đại lành tính TTL.
Những dấu hiệu cần lưu ý bao gồm: Khi
đái, dòng nước tiểu không còn mạnh như trước; dò rỉ nước tiểu; đái dắt
hoặc đái nhiều lần; đái đau; nước tiểu có lẫu máu; đái đêm; đau vùng
tiểu khung; đau bụng dưới.
Một nguồn khác cho thấy bệnh ung thư TTL
tiến triển ở đa số đàn ông với tốc độ chậm tới mức cho đến cuối đời
cũng khong có bất cứ dấu hiệu nào. Sự thật một nửa số đàn ông 80 tuổi
đều có tế bào ung thư trong TTL thế nhưng đa số không chết vì bệnh này
(Theo N and Z số 16/08).
Ung thư TTL hay kết hợp với rối loạn
chức năng tiểu tiện vì tuyến bao quanh phần niệu đạo nằm trong tuyến. Do
đó những thay đổi ở tuyến có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiết
niệu.
Ung thư TTL đã tiến triển có thể lan tới
các bộ phận khác của cơ thể và gây thêm các triệu chứng. Các triệu
chứng thường gặp nhất là đau xương, thường đau ở cột sống, tiểu khung
hay xương sườn. Ung thư di căn tới các xương khác như xương đùi (thường ở
phần gần trung tâm của xương), di căn tới đốt sống cũng có thể gây chèn
ép ống tủy, làm cho chân yếu, són đái, són phân.
Cần phân biệt hai loại ung thư TTL:
Loại ung thư TTL không gây ra dấu hiệu
hay triệu chứng gì suốt cả đời, chỉ đến khi chết, mổ tử thi mới phát
hiện ra. Loại ung thư này không đe dọa tuổi thọ hay chất lượng sống và
không cần điều trị.
Loại ung thư làm cho TTL phát triển to
đến mức có triệu chứng và có nồng độ PSA tăng, khám trực tràng có thể sờ
thấy, loại này tiềm ẩn tiên lượng xấu và có thể có diễn biến nghiêm
trọng nếu không được điều trị./.
Theo Tri thức trẻ
http://tienliettuyen.com/benh-tien-liet-tuyen/benh-tuyen-tien-liet.html
http://tienliettuyen.com/ung-thu-tien-liet-tuyen/ruou-vang-do-chia-khoa-chong-lai-ung-thu-tien-liet-tuyen.html
*
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire