11/01/2014
Khi
ăn trái cây, chúng ta thường bỏ lớp vỏ bên ngoài của chúng. Nhưng ít ai ngờ những lợi ích sức khỏe của vỏ các loại quả này cũng tốt không kém phần thịt quả.
1. Vỏ quả chanh thanh lọc cơ thể
Vỏ
của quả chanh hơi đắng một chút, nhưng nó lại rất có giá trị với sức
khỏe. Vỏ chanh hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đau, cải thiện sự lưu thông máu
và tăng cường hệ miễn dịch. Vỏ của các loại quả họ cam quýt rất giàu
bio-flavonoit, vì vậy mà chúng có khả năng đào thải độc tố ra ngoài cơ
thể.
Trong vỏ của quả chanh cũng có hàm lượng canxi, vitamin cao vì vậy mà chúng giúp xương chắc khỏe. Không chỉ vậy, ăn vỏ chanh hàng ngày còn giúp làn da đẹp hơn.
2. Vỏ quả kiwi rất giàu chất chống oxy hóa
Có thể bạn không muốn ăn vỏ quả kiwi, nhưng có rất nhiều chất chống oxy hóa trong vỏ quả kiwi.
Vỏ quả kiwi là đặc biệt tốt cho sức khỏe, bởi nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các thành phần có trong vỏ quả kiwi có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể.
3. Vỏ quả cam với nhiều công dụng hữu hiệu
Tinh dầu chiết xuất từ vỏ
cam có thể được dùng trong hoặc dùng ngoài để làm dịu một số bệnh, dùng
để bỏ vào dung dịch tẩy trùng, nước rửa chén vì chúng có tác dụng ức chế
sự tăng trưởng của vi khuẩn và giúp cho vết thương không bị nhiễm
trùng.
Vỏ cam quýt rất hiệu quả trong việc điều trị ho đờm và dạ dày. Sau khi ăn bạn nên giữ lại vỏ cam quýt để phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc cam để pha vào bồn tắm, đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm sẽ giúp bạn ngủ ngon.
Ngoài ra, hương thơm tinh dầu của vỏ cam quýt còn giúp giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khắc phục tình trạng thiếu vi khuẩn.
Vỏ táo giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa và chứa nhiều hợp chất hóa học có tên gọi flavanoid. Tất cả những chất này đều tốt cho tim. Vỏ táo chứa lượng flavanoid nhiều hơn sáu lần so với thịt táo và lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn hẳn.
Ngoài vitamin và khoáng chất ra, vỏ táo cũng có tác dụng chữa bệnh.
Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E) trong vỏ nho có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
Vỏ cam quýt rất hiệu quả trong việc điều trị ho đờm và dạ dày. Sau khi ăn bạn nên giữ lại vỏ cam quýt để phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc cam để pha vào bồn tắm, đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm sẽ giúp bạn ngủ ngon.
Xông
mặt với tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những
cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để
đề phòng bệnh viên gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại
trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, hương thơm tinh dầu của vỏ cam quýt còn giúp giảm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi và khắc phục tình trạng thiếu vi khuẩn.
4. Vỏ quả táo giàu chất chồng oxy hóa, thanh lọc cơ thể
Vỏ táo bao gồm chủ yếu là cellulose, có tác dụng thanh lọc cơ thể khỏi
chất độc. Đây cũng là bộ phận chứa pectin một chất giúp hệ tiêu hóa hoạt
động ổn định và làm giảm mức độ cholesterol có hại.
Vỏ táo giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng giảm viêm đường tiêu hóa và chứa nhiều hợp chất hóa học có tên gọi flavanoid. Tất cả những chất này đều tốt cho tim. Vỏ táo chứa lượng flavanoid nhiều hơn sáu lần so với thịt táo và lượng chất chống ôxy hóa cũng cao hơn hẳn.
Ngoài vitamin và khoáng chất ra, vỏ táo cũng có tác dụng chữa bệnh.
5. Vỏ quả nho có tác dụng hiệu quả trong việc giảm huyết áp, bảo vệ tim mạch
Vỏ
nho, đặc biệt là vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt
nhất cho hệ thống tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra
rằng resveratrol (là một chất chống lại sự xâm lược của nấm.
Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E) trong vỏ nho có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp, thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, cellulose, pectin và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Các chuyên gia khuyên rằng nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
6. Vỏ dưa chuột
Vỏ dưa chuột giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể. Ăn dưa
chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất
nhựa trong vỏ dưa cũng giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.
Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người thường xuyên bị đau họng có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.
7. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi
khuẩn. Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có
tác dụng thông mạch, nhuận tràng.
Vỏ
chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng
vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh. Ngoài
ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm rất tốt.
8. Vỏ dưa hấu có tác dụng giải nhiệt rất tốt
Vỏ dưa hấu có thể làm tiêu
tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn
ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt,
tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp.
Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
9. Vỏ quả lê chữa vết loét sưng bên ngoài da
Vỏ
lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm.
Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho
có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên
ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu
viêm.
Nguồn: Phunutoday
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire