DR
Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời đại ngày nay,
con người mỗi ngày ngồi trung bình khoảng 9 tiếng đồng hồ, tính luôn cả
thời gian làm việc ở văn phòng, ngồi ở nhà và ngồi trên xe, trong đó
thời gian ngồi ở văn phòng trung bình là 5 tiếng rưỡi. Họ cảnh báo rằng
ngồi ghế càng lâu thì càng có hại cho sức khỏe và càng làm giảm tuổi
thọ. Thậm chí tư thế ngồi quá lâu có thể gây tử vong, tức là có tác hại
giống như là thuốc lá hoặc rượu.
Sở dĩ chúng ta ngồi ghế ngày càng lâu là vì hiện nay ở nhà hầu
như mọi chuyện đều tự động hóa, thậm chí máy hút bụi bây giờ cũng có
dạng robot, tức là chỉ cần bấm nút là nó tự đi hút, chẳng cần ta phải
đẩy đi. Không chỉ ở văn phòng, mà ở nhà, chúng ta sử dụng ngày càng
nhiều máy vi tính, nhất là để truy cập Internet, trao đổi thư từ... Khi
di chuyển thì ta cũng sử dụng ngày càng nhiều phương tiện chuyên chở
công cộng : xe bus, metro, xe lửa..., hoặc đi xe hơi, xe gắn máy, hơn là
đi bộ và đi xe đạp.
Ngồi nhiều có nghĩa là ít vận động hơn, như vậy cơ thể chúng ta dư thừa calori và như vậy càng làm tăng nguy cơ béo phì, một vấn đề y tế công cộng ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới. Chưa kể là bệnh tiểu đường vẫn rình rập những người ít vận động.
Để giảm bớt thời gian ngồi trên ghế, trước hết chúng ta phải thay đổi thói quen làm việc. Các chuyên gia khuyên rằng khi làm việc thì chúng ta không nên ngồi dính vào ghế liên tục trong suốt nhiều tiếng đồng hồ, cứ khoảng 30 phút nên đứng dậy làm chuyện gì khác : đi toilette, đi lấy nước uống, trao đổi hay tán dóc vài câu với đồng nghiệp... Hoặc khi nói chuyện điện thoại di động, ta nên đứng dậy đi tới đi lui chứ đừng ngồi ngay tại ghế để nói. Nếu có thể, thì thỉnh thoảng ta nên làm vài động tác thể dục để các cơ bắp thư giãn trở lại. Nếu sợ quên thì có lẽ nên dán lên màn ảnh máy vi tính một mảnh giấy nhắc nhở chúng ta là cứ mỗi tiếng đồng hồ nên đứng dậy đi vài bước.
Nếu tính luôn cả thời gian ngủ trung bình là 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, như vậy là cơ thể có rất ít thời gian vận động. Cho nên lại càng phải chú ý đến chuyện đi lại, vận động thường xuyên tại nơi làm việc, để giảm bớt thời gian ngồi. Cũng đừng nên ngồi trước màn ảnh tivi quá nhiều. Một nghiên cứu đã cho thấy là ngồi trước tivi 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngồi nhiều có nghĩa là ít vận động hơn, như vậy cơ thể chúng ta dư thừa calori và như vậy càng làm tăng nguy cơ béo phì, một vấn đề y tế công cộng ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới. Chưa kể là bệnh tiểu đường vẫn rình rập những người ít vận động.
Để giảm bớt thời gian ngồi trên ghế, trước hết chúng ta phải thay đổi thói quen làm việc. Các chuyên gia khuyên rằng khi làm việc thì chúng ta không nên ngồi dính vào ghế liên tục trong suốt nhiều tiếng đồng hồ, cứ khoảng 30 phút nên đứng dậy làm chuyện gì khác : đi toilette, đi lấy nước uống, trao đổi hay tán dóc vài câu với đồng nghiệp... Hoặc khi nói chuyện điện thoại di động, ta nên đứng dậy đi tới đi lui chứ đừng ngồi ngay tại ghế để nói. Nếu có thể, thì thỉnh thoảng ta nên làm vài động tác thể dục để các cơ bắp thư giãn trở lại. Nếu sợ quên thì có lẽ nên dán lên màn ảnh máy vi tính một mảnh giấy nhắc nhở chúng ta là cứ mỗi tiếng đồng hồ nên đứng dậy đi vài bước.
Nếu tính luôn cả thời gian ngủ trung bình là 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày, như vậy là cơ thể có rất ít thời gian vận động. Cho nên lại càng phải chú ý đến chuyện đi lại, vận động thường xuyên tại nơi làm việc, để giảm bớt thời gian ngồi. Cũng đừng nên ngồi trước màn ảnh tivi quá nhiều. Một nghiên cứu đã cho thấy là ngồi trước tivi 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire