Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các loại vitamin
- Vitamin A, B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B8, B9, B12, C, D1, D2, D3, D4, D5, E, K,F
- Vitamin A, D, E, K hòa tan trong chất béo
- Vitamin B, C hòa tan trong nước
Vitamin A
Còn có các tên là retinol, axerophthol...Vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng:
- Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể.
- Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên bêta-caroten. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng.
- Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
- Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như trứng cá.
- Sự sinh trưởng: do vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển cua phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn.
- Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
- Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
- Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
Vitamin D
Còn có các tên là antirachitic factor, calcitriol...Đây là một nhóm hóa chất trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) và colecanxiferon (vitamin D3). Trong thực vật ecgosterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho ecgocanxiferon. Trong động vật và người có 7-dehydro-cholesterol, dưới tác dụng cửa ánh nắng sẽ cho colecanxiferon.
Vai trò:
- Hình thành hệ xương: vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và photpho ở ruột non, nó còn tham gia vào củng cố, tu sửa xương.
- Cốt hóa răng: tham gia vào việc tạo ra độ chắc cho răng của con người.
- Chức năng khác: vitamin D còn tham gia vào điều hoà chức năng một số gen. Ngoài ra, còn tham gia một số chức năng bài tiết của insulin, hormon cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và da ở nữ giới.
Vitamin E
Còn có các tên là tocopherol...Vitamin E là một chất chống oxy hoá tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể.
Vai trò:
- Ngăn ngừa lão hoá: do phản ứng chống oxy hoá bằng cách ngăn chặn các gốc tự do mà vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão hoá.
- Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: vitamin E làm giảm các Cholesterol xấu và làm tănng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắc các bênh tim mạch.
- Hệ thống miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằng việc bảo vệ các tế bào...
Vitamin B1
Còn có các tên là thiamin, aneurin...Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động chức năng của con người.
Vai trò:
- Đồng hoá đường: vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại enzym (tham gia vào thành phần của coenzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng.
- Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn.
- Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.
Vitamin B2
Còn có các tên là riboflavin... Vitamin B2 giữ vai trò xác định trong các phản ứng của một số enzyme cần thiết cho quá trình hô hấp (tham gia vào thành phần của các enzyme vận chuyển hiđrô). Vai trò:- Cân bằng dinh dưỡng: vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng thông qua việc tham gia sự chuyển hoá glucid,lipid và protein bằng các enzyme.
- Nhân tố phát triển
- Tình trạng của da
- Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt .
Vitamin C
Còn có các tên là acid ascorbic...Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể.
Vai trò:
- Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà vitamin E - cũng là một chất chống ôxy hoá - không có.
- Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C là vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, một protein quan trọng đối với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng.
- Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền seo.
- Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bênh ung thư.
- Tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn: kích thích tổng hợp nên interferon - chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào.
- Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.
- Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, cho phép làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Lịch sử
Vitamin E
- Trên thực tế, hầu như không có bệnh chứng chuyên biệt do thiếu sinh tố E. Nhà thống kê đã từ lâu ghi nhận mối liên hệ giữa đối tượng có lượng sinh tố E trong máu rất thấp với các chứng bệnh thời đại như: nhồi máu cơ tim, ung thư, dị ứng. Triệu chứng điển hình thường gặp khi nguồn dự trữ sinh tố E bị thiếu hụt là khuynh hướng mỏi cơ, rối loạn thị lực, co thắt bắp thịt, suy nhược, hay quên.
- Sinh tố E có nhiều trong các loại dầu thực vật, trong đậu, mè cũng như trong một số rau cải như: rau dền, củ su hào. Bảng so sánh hàm lượng sinh tố E dưới đây cho thấy vai trò quan trọng của các loại dầu ăn dẫn xuất từ đậu phộng, đậu nành, hoa hướng dương.
- Nhu cầu lý tưởng của sinh tố E là 12 mg mỗi ngày. Trong điều kiện sinh hoạt bình thường, chỉ tiêu này có thể được đáp ứng dễ dàng với chế độ dinh dưỡng có trọng điểm là nguồn thực phẩm rau cải, khoai lang ta và dầu thực vật. Nhu cầu về sinh tố E gia tăng trong trường hợp có thai, trên đối tượng đang cho con bú, với người đang trong tình trạng căng thẳng thần kinh, người không quen dùng dầu ăn thực vật. Bệnh nhân ung thư và tim mạch nên được tiếp tế với lượng sinh tố E cao gấp 5 lần hàm lượng bình thường mà không sợ bị nhiễm độc vì bệnh chứng do tích lũy sinh tố E trong cơ thể hầu như không có trong thực tế, trừ khi đối tượng có đủ phương tiện để tự đầu độc với liều sinh tố E tối thiểu 800 mg mỗi ngày và trong nhiều tháng liên tục.
Vitamin C
- Triệu chứng khiếm khuyết sinh tố C tiến hành tuần tự qua 3 giai
đoạn, mau hay chậm tùy theo mức độ thiếu hụt, trước khi bị bệnh Scorbut
do thiếu sinh tố C thực sự hội đủ điều kiện thành hình:
- Giai đoạn 1: mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, buồn ngủ, đau nhức cơ khớp.
- Giai đoạn 2: chảy máu nướu răng, dưới da, da niêm.
- Giai đoạn 3: biến dạng xương khớp, vết thương không lành, hư răng, bội nhiễm.
- Cần lưu ý một điểm quan trọng: lượng sinh tố C được cơ thể hấp thu
và dự trữ không tỷ lệ thuận với hàm lượng sinh tố trong thực phẩm, thậm
chí còn giảm thiểu khi lượng sinh tố C trong thực phẩm quá cao. Nói một
cách cụ thể, người vì hết lòng với sinh tố C nếu có thể ăn liền một lúc
nửa chục cam sành thì phần lớn sinh tố C sẽ bị đào thải một cách hoang
phí trong nước tiểu. Trong trường hợp này, dù tốn tiền, lượng sinh tố C
hữu ích cho cơ thể vẫn thấp hơn ở người khôn khéo chỉ ăn một trái cam
thôi, nhưng đều đặn sau mỗi bữa ăn. Nhu cầu về liều lượng sinh tố C
không có chỉ tiêu cố định:
- Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh Scorbut chỉ là 10 mg mỗi ngày.
- Nhu cầu về sinh tố C trung bình cho người không phải làm việc nặng là 75 mg/ngày.
- Thai sản phụ có nhu cầu sinh tố C cao hơn, khoảng 100–130 mg mỗi ngày.
- Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150 mg sinh tố C mỗi ngày.
- Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế mỗi ngày với 200 mg sinh tố C.
- Sinh tố C là nguồn dược liệu thiên nhiên cần thiết cho quy trình phục hồi và phòng bệnh của cơ thể. Chỉ cần bảo vệ kho dự trữ sinh tố C bằng cách tiếp tế đều đặn sinh tố C cho cơ thể, con người có thể ngăn chặn nhiều bệnh chứng trầm trong qua phương tiện đơn giản với thực phẩm rau trái.
Phản ứng phụ của các Vitamin
Một số Vitamin dùng liều cao và dài ngày, có thể gây bệnh như:Vitamin A
Vitamin A dùng thừa sẽ xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, buồn nôn, xung huyết ở da và các niêm mạc, giảm prothrombin, chảy máu và thiếu máuVitamin D
Dùng Vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, mệt mỏi, chán ăn, nôn, ỉa chảy, đái ra protein, calci hóa mô mềm, có thể dẫn đến tử vong.Vitamin E
Thừa Vitamin E, dùng liều cao trên 3000 đơn vị mỗi ngày có thể gây rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đầy hơi, ỉa chảy, viêm ruột hoại tử. Tiêm Vitamin E liều cao vào tĩnh mạch dễ gây tử vongVitamin B
Có một số lượng bệnh nhân không chịu được Vitamin B1 dưới dạng tiêm, nhất là tiêm vào tĩnh mạch, trường hợp tai biến nặng có thể gây hôn mê. Còn đối với Vitamin PP, khi dùng liều cao trên 1gam có thể gây dãn mạch nửa thân trên, ở mặt bốc hỏa, ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hoáVitamin C
Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng dùng liều cao dài ngày có thể tạo sỏi thận oxalat hoặc sỏi thận urat, hoặc bệnh Gut do thải nhiều urat, giảm độ bền của hồng cầuTham khảo
- Thuốc biệt dược & cách sử dụng, NXB Y Học 2004, DS.Phan Thiệp - DS. Vũ Ngọc Thuý
Wikimedia Commons có thêm thể loại hình ảnh và tài liệu về Vitamin |
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire