CÂY CHÓ ĐẺ CHỮA BỆNH GAN NHƯ THẾ NÀO?
Cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi
Khoa học đã chứng minh cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan siêu vi B rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng cây chó đẻ nên biết những cảnh báo cần thiết
Gọi là cây chó đẻ vì chó sau khi đẻ thường tìm lá cây này để ăn. Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu (vì có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá), diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt… Cả hai loại diệp hạ châu ngọt và đắng cùng họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Cây chó đẻ có chứa nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như flavonoit, alkaloid phyllanthin; các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phylteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam…
Về dược năng, thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ cho thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm với kháng nguyên HbsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B. Đông y cho rằng cây chó đẻ vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt…; thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Ấn Độ cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây diệp hạ châu có khả năng chữa bệnh viêm gan. Một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này.
Theo đó, 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).
Tiếp theo đó, một nghiên cứu tiến hành năm 1995 cho thấy cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị đái tháo đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Một số bài thuốc thông dụng
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây chó đẻ.
- Chữa viêm gan B: Chó đẻ 30 g, nhân trần 12 g, sài hồ 12 g, chi từ 8 g, hạ khô thảo 12 g, sắc (nấu) uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan do virus: Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50 g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.
- Chữa xơ gan cổ trướng thể năng: Diệp hạ châu đắng sao khô 100 g sắc nước 3 lần.
Trộn chung nước sắc, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
- Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc): Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20 g, cam thảo đất sao khô 20 g, sắc nước uống hằng ngày.
- Chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính: Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.
- Chữa sốt rét: Cây chó đẻ 8 g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10 g; bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc, mỗi vị 4 g, đem sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10 g.
Tăng nguy cơ vô sinh?
Dưới đây là một số cảnh báo cần lưu tâm, dù chưa có nghiên cứu kiểm chứng.
Hiện trên thị trường có khá nhiều chế phẩm dùng điều trị viêm gan dưới các dạng của những cơ sở sản xuất có dùng dược liệu từ cây chó đẻ. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu cây chó đẻ để sản xuất các chế phẩm này là từ nguồn hoang dại, trong khi một cây thuốc mọc ở vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau có thể có hiệu quả điều trị khác nhau. Bởi vậy, người tiêu dùng cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có số đăng ký của cơ quan y tế thẩm quyền cấp.
Mặt khác, có thông tin cho rằng người khỏe mạnh dùng cây chó đẻ uống hằng ngày sẽ dẫn tới xơ gan, teo gan. Bởi theo nguyên lý, khi mật không tiết ra (ở người có bệnh như viêm mật, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan.
Nếu không có bệnh mà lại uống cây chó đẻ hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Với tính đắng, hàn nên cây chó đẻ có tác dụng giải nhiệt. Người không bị nhiệt dùng vị thuốc này không những không giúp ích gì cho sức khỏe mà còn khiến cơ thể quá hàn. Dù chưa có nghiên cứu trên diện rộng để kết luận về việc gây vô sinh của cây chó đẻ nhưng theo lý thuyết đông y, khi cơ thể quá hàn thì khó thụ thai. Cây chó đẻ làm tăng tính hàn nên về lý thuyết, chúng tăng nguy cơ vô sinH
Chữa gan nhiễm và máu mỡ bằng lá sen khô
Sen là một cây mọc ở ao hồ, hoa sen là quốc hoa của nước Việt Nam, ngoài ra lá sen còn có tác dụng chữa các loại bệnh như chưa chứng bệnh mất ngủ, làm thuốc an thần. Dùng lá sen khô đun lấy nước uống có thể chữa bệnh .
Lá sen có rất nhiều tác dụng về mặt hóa học và vật lý Về hóa học, lá sen chứa 0,2 - 0,3% tanin, 0,77 - 0,84% alcaloid, trong đó có nuciferin (chủ yếu), nor - nuciferin, roemerin, pro - nuciferin, vitamin C, các acid citric, tartric, succinic. Ngoài ra, còn có quercetin, isoquercitrin, nelumbosid, leucocyanidin, leuco - delphinidin. Tỷ lệ hoạt chất có trong lá sen bánh tẻ cao hơn lá non và lá già.
Về dược lý, lá sen đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm sen.
Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng kéo dài giấc ngủ. Thuốc senin chứa alcaloid lá sen được áp dụng trên 36 bệnh nhân ngoại tâm thu thất cơ năng với tim không có tổn thương thực thể, đạt hiệu quả tốt với tỷ lệ 75%, thuốc không gây tác dụng phụ.
Thuốc leonuxin bào chế từ lá sen và ích mẫu cũng được điều trị cho các bệnh nhân ngoại tâm thu thất với kết
quả tốt 64%, trung bình 21%, không kết quả 15%.
Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được
thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống.
Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào 3 kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp.
Chữa gan nhiễm mỡ bằng cỏ nhọ nồi
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…
Cây nhọ nồi
Bài thuốc:
Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g;
Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.
Điều trị một số bệnh về gan bằng cỏ cây tự nhiên
Lá gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, các chất vào cơ thể đều qua gan vào máu và đến các nơi. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người mang những nguy cơ mắc bệnh về gan.
Đặc biệt, uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến là hệ tiêu hóa, gan mật, điển hình là xơ gan mãn tính với số người mắc ngày càng tăng. Diễn tiến của bệnh kéo dài, giai đoạn đầu triệu chứng không rõ ràng, đến khi có dấu hiệu như vàng da, chướng bụng… thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Do đó, mỗi người cần theo dõi sức khỏe định kỳ và để phòng ngừa, tốt nhất là hạn chế uống rượu bia, đồng thời kết hợp ứng dụng các phương thức hiệu quả từ tự nhiên.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Giao – Viện Công nghệ sinh học – Viện KH & CN Việt Nam cho biết: “Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa có rất nhiều cây cối, hoa quả và trong đó có những hệ enzyme rất tốt cho cơ thể. Ngoài các vitamin, các chất xơ thì nó còn có cá hệ emym giúp bảo vệ cơ thể”.
Từ xưa đến nay, nhiều loại cây cỏ có tác dụng giải độc cho gan được sử dụng nhưng chủ yếu chế biến bằng cách nấu cao hoặc sắc nước để uống.
Dựa trên các bài thuốc dân gian, cùng với ứng dụng khoa học, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất thành công hợp chất Naturen, tổng hợp các tinh chất từ hoa trái, cỏ cây mang lại tiện tích cho người bệnh trong việc hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan, đồng thời tăng cường kháng thể như:
- Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, chữa chứng mất ngủ, viêm dạ dày mãn tính, giúp hồi phục gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tỏi giúp phục hồi allicin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, có tác dụng chống ung thư cùng các bệnh về tim mạch, giảm cholesterol và giảm huyết áp.
- Gấc dùng để nấu xôi vừa ngon, đẹp lại nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, đặc biệt gấc chứa nhiều betacaronten, là tiền sinh tố vitamin A, có lợi cho mắt. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa vitamin E, hữu hiệu để chống sạm da, khô da, rụng tóc.
- Quả trứng gà hay còn gọi là lêkima cũng là một loại trái cây có chứa nhiều carotene, vitamin B3 và các nhóm vitamin B khác, có khả năng chống lão hóa, đặc biệt tinh dầu chiết xuất từ hạt lêkima còn có khả năng làm lành vết thương.
- Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết, lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan
- Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt, có tác dụng bảo vệ tế bào gan, nếu bị say, uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh tỉnh rượu
- Cây chó để răng cưa, theo kinh nghiệm dân gian dùng làm thuốc, giã nát với muối chữa
mụn nhọt, đặc biệt tốt cho gan bằng cách lấy 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc dùng để
uống hàng ngày.
- Cây giáo cổ lam tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
*
thuốc bổ gan
RépondreSupprimerbổ gan
thuốc giải độc gan tốt nhất
chua benh viem gan b
dieu tri viem gan b
coach factory outlet
RépondreSupprimersupreme outlet
air max
jordan shoes
goyard
curry 7 shoes
air jordan
michael kors handbags
balenciaga
yeezy