jeudi 13 mars 2014

Đu đủ và Sả

Đu đủ 
Đu đủ - Carica papaya L., thuộc họ Đu đủ - Caricaceae. Mô tả: Cây cao đến 10m, mang một bó lá ở ngọn. Lá mọc so le, có cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm nữa như bị xẻ rách. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm xim ở nách những lá già. Hoa thường khác gốc, nhưng cũng có cây vừa mang cả hoa đực; hoa cái và hoa lưỡng tính, hoặc có hoa cái và hoa lưỡng tính. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống, rất dài. Cụm hoa cái chỉ gồm 2-3 hoa. Quả mọng to, thịt quả dày, trong ruột quả có nhiều hạt đen.
Bộ phận dùng: Quả, hạt, hoa đực, lá, rễ, nhựa - Fructus, Semen, Flos musculus, Folium, Radix et Latex Caricae Papayae; papain (trong nhựa) và cacpain (alcaloid trong lá, quả, hạt).
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ chân nhiệt đới, Đu đủ được trồng khắp mọi nơi để lấy quả ăn. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm. Nhựa chích từ quả xanh đem phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong quả chín có chừng 95% nước, các chất đường, trong lá chủ yếu là glocuse 8,5%, một ít pectin, chất béo, một ít muối vô cơ (Ca. P.Mg. Fe), vitamin A, B, C. Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá, đều chứa chất nhựa mủ. Trong nhựa mủ này có men papain có khả năng hoà tan một khối lượng tơ huyết (fibrin) gấp 2000 lần khối lượng của nó. Men này có tác dụng tiêu hoá protid, biến đổi các chất có albumin thành pepton; cũng có tác dụng tiêu mỡ, tiêu các hydrat cacbon trong môi trường hơi kiềm hay trung tính. Nó cũng có tính chất làm dễ tiêu hoá và giải độc. Nó làm triệt tiêu progosteron, một hormon sinh dục cần thiết chuẩn bị cho tử cung thụ thai và duy trì sự sống cho bào thai sau đó. Carpain (có nhiều trong lá) có tác dụng gần như digitalin là loại thuốc làm mạnh tim. Hạt đu đủ chứa mysorin và kali myronat khi kết hợp với nhau tạo thành tinh dầu mùi diêm sinh hắc. Trong rễ, có nhiều kali myronat, trong lá có nhiều myrosin.

Tính vị, tác dụng: Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt, có tác dụng tiêu mạnh, nhưng ăn nhiều thì xót ruột. Nhựa mủ quả xanh làm tan vết nhơ ở da, lại có tác dụng trục giun, nhất là giun đũa. Còn có tác dụng chống đọng máu. Hạt cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy. Rễ hạ sốt, tiêu đờm, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Đu đủ chín là một món ăn và bổ dưỡng giúp sự tiêu hoá các chất thịt, chất albumin. Quả Đu đủ xanh được chỉ định dùng trong suy thiểu năng tiêu hoá, dạ dày và tuỵ, trong sự giảm dịch vị hay sự lên men dạ dày, trong viêm dạ dày mạn tính, lên men ruột và viêm dạ dày ruột non của trẻ em. Quả Đu đủ xanh dùng ăn sống trong 3 ngày liên tiếp có thể gây sảy thai; quả Đu đủ chín dùng ăn hàng ngày sẽ ức chế sự thụ thai. Hạt thường dùng làm thuốc trị giun. Rễ dùng trị sốt rét và làm thuốc lợi tiểu. Lá Đu đủ dùng tiêu mụn nhọt. Lá nấu nước dùng tẩy sạch vết máu ở vải và rửa vết loét, vết thương, sát trùng. Nhựa Đu đủ bôi mặt bị tàn nhang và các vết nhơ khác ở da, hắc lào mới phát, các loại lở sần da ngoan cố. Hoa Đu đủ đực dùng trị ho gà.

Cách dùng: Quả xanh dùng hầm với thịt. Lá, rễ thường sắc nước uống và rửa. Hoa hấp với đường, đường phèn. Nhựa dùng dạng bột hay xi rô, rượu thuốc, hoặc chế xi rô papain.

426
Đơn thuốc:

1. Chữa di, mộng, hoạt tinh: Quả Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn
vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

2. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.
3. Ho gà: Dùng hoa Đu đủ đực 30g nấu lấy nửa chén nước, hoà tan với đường cho trẻ em uống ngày 2 lần.

Đu đủ rừng 

Đu đủ rừng, Thông thảo gai, Thầu dầu núi - Trevesia palmata (Roxb.) Vis, thuộc họ Nhân sâm -Araliaceae.
Mô tả: Cây nhỡ cao 7-8m hay hơn, thân ít phân nhánh, cành có gai, ruột xốp. Lá đơn, phiến lá phân thuỳ chân vịt, xẻ sâu như lá thầu dầu, có 5-9 thuỳ nhọn có răng, gân nổi ở hai mặt, mép lá có răng cưa thô; cuống lá dài và có gai. Lá non phủ lông mềm, màu nâu nhạt, lá già nhẵn. Hoa mọc thành tán, tụ thành chuỳ ở nách. Hoa to khoảng 1cm, màu trắng: Quả dài 13-18mm, có khía; hạt dẹp.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Lôi thân - Medulla Trevesiae, thường gọi là Thích thông thảo; tránh nhầm với vị Thông thảo là lõi thân của cây Thông thoát mộc (Tetrapanax papyriferrus). Lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc ở chỗ ẩm dọc theo các sông, suối, ở thung lũng các rừng phục hồi. Thu hái lõi thân vào mùa thu, phơi khô. Lá thu hái quanh năm.

 Tính vị, tác dụng: Lõi thân có tác dụng thông tiểu, tiêu phù, lợi sữa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng. Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo. Liều dùng 20-30g dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với cây Mua đỏ. Lá được dùng nấu nước xông chữa tê liệt bại người và giã đắp chữa gẫy xương. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá chữa đòn ngã tổn thương hay dao chém thương tích.

____

Sả 
Kingfisher, 
Củ Sả = Cu citronnelle
cây Sả = plantes à la citronnelle
Sả, Mao hương - Cymbopogon citratus (DC.) Stapf, thuộc họ Lúa - Poaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều, cao khoảng 1,5m. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Lá dài đến 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Cymbopogonis Citrati.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới mọc hoang và được trồng lấy củ, lá làm gia vị và làm thuốc. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch và phơi trong râm mát cho khô.
Thành phần hoá học: Củ Sả chứa 1-2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, mà thành phần chủ yếu là citral (65-85%), geraniol (40%).

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong thanh thấp, tán hàn giải biểu, thông kinh lạc, tiêu thũng, phòng côn trùng cắn.
Công dụng: Ngoài công dụng dùng làm gia vị, Sả đã được dùng làm thuốc từ lâu đời trong nhân dân ta, Tuệ Tĩnh từng nói về Sả: vị đắng, tính ấm, mùi thơm. Bạt hôi thối, trừ tà khí, giải cảm hàn thấp nóng sốt, trị đau bụng lạnh dạ, nôn mửa. Ngày nay, ta dùng Sả chữa: cảm mạo, nóng sốt đau đầu, đau dạ dày, ỉa chảy, phong thấp tê đau, đòn ngã tổn thương, bụng dạ trướng đau, viêm tai giữa có mủ, ho, cước khí, kinh nguyệt không đều, phù thũng khi có mang. Người ta còn dùng toàn cây Sả chưng cất tinh dầu; tinh dầu Sả dùng khử mùi hôi tanh, xua ruồi muỗi. Dùng xoa ngoài chữa cúm và phòng bệnh truyền nhiễm. Ngày dùng 10-15g Sả hoặc một lượng nhỏ tinh dầu.

Đơn thuốc:
1. Đau dạ dày: Dùng cây tươi 30-45g đun sôi uống.

2. Đòn ngã tổn thương: Dùng 30-45g cây tươi, đun sôi trong nước thêm rượu uống.

3. Thối miệng, hôi nách: Bột củ Sả 10 phần, Phèn phi 1 phần, trộn đều, luyện viêm uống.

(trích Cây thuốc Đông y)

____________________




Đu Đủ                                     (Papaya)             
                          

IV. ĐU ĐỦ

CHỦ TRỊ:
* Làm tan sạn thận, sạn mật * Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi) * Trị rắn độc cắn * Trị bệnh trường phong hạ huyết *Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu * Trục giun * Trị di,mộng,hượt, tinh *Trị ho gà.

1. Làm tan sạn thận, sạn mật

Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận, phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất calci ở ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất calcitrong máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh, rất dễ dàng và có kết quả tốt.
Ông Lưu V.H. gần 80 tuổi và bà Nguyễn V. Th. ngoài 70 tuổi cùng ở Cali, cả 2 người sau khi chụp X-quang đều được bác sĩ quyết định sẽ giải phẫu vào tuần tới, nhưng sợ chết, nên cả 2 người cùng xin đình hoãn và gọi về Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ, cin khấn cho gặp thầy, gặp thuốc khỏi phải mổ. Chắc hẳn vì lòng tin tưởng nơi Đức Mẹ nên đã gặp được bài thuốc tiên như sau:
CÁCH LÀM:
Trái đu dủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi, khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);ăn trong 1 tuần.
Sau khi ăn một trời gian cả 2 người đi chụp hình lại thì thấy sạn đã tiêu mất rồi. Một số người khác cũng gọi điện thoại hỏi về chứng bệnh sạn, sau khi dùng như trên cũng đều thấy khỏi cả.

2. Nhựa đu đủ trị sốt rét rừng (1 lần là khỏi dứt)

Những người ở miền rừng thiêng nước độc, hoặc bị muỗi độc cắn(Muỗi anophene) thường hay bị chứng sốt rét định kỳ, cứ cách ngày hoặc mấy ngày nhất định, đúng giờ là lên cơn sốt, càng cách lâu(1-2 tháng) lên cơn 1 lần càng khó trị. Trước đây ở Việt Nam thường uống hoặc chích ký ninh, có người bệnh nặng, phải chích hay uống liều cao hơn, làm cho người bốc nóng ù tai hay điếc tai luôn. Tôi không nhớ đã học được bài thuốc trị sốt rét này từ đâu (chỉ uống nhựa đu đủ có 1 lần là khỏi dứt)
L.M. Nguyễn A.Th. khi mới nhập tu, chừng 20 tuổi, bị sốt rét cách nhật(cách 1 ngày lên 1 cơn), tôi ra vườn chọc quả đu dủ xanh, hấng 7 giọt nhựa, pha vô nước cho uống.(Nữ thì 9 giọt). Ngài chỉ uống có 1 lần là dứt bệnh, không bao giờ tái phát nữa.
Anh Lê Văn L., mới từ VN qua Mỹ được hơn tháng(quãng năm 1980), khi còn ở VN, anh thường sống trong rừng nên bị sốt rét, cứ 1 tháng lên 1 cơn, vào đúng cữ, không có thuốc nào trị dứt. Khi tới Mỹ định cư ở Texas, đúng thời kì, anh bị lên cơn sốt, nóng lạnh rất dữ tợn, tôi vội chở tới nhà thương, đợi khá lâu họ cũng chỉ làm cho hạ cơn sốt nhưng không có thuốc nào chữa khỏi dứt được. Chở về nhà tôi phóng xe đi 3-4 chợ mới tìm được 1 quả đu đủ còn xanh, chọc cho ra nhựa để hắng lấy 7 giọt, nhưng không thấy có nhựa ra, tôi phải bằm nhỏ phía ngoài quả đu đủ ra, rồi ngâm vào bát nước để lấy nhựa, rồi gạn cho anh L. uống. Anh chỉ uống được non một nửa. Chỉ uống có một lần mà chứng sốt rét kinh niên của anh đã phải đầu hàng, không bao giờ trở lại nữa.

3. Nhựa đu đủ trị bệnh trường phong hạ huyết

Trường Phong Hạ Huyết là chứng bệnh do phong độc nhập vào ruột, làm cho mướt máu trong ruột, đi cầu xối xả, toàn máu tươi( Khác với chứng đi cầu toàn máu bầm do dạ dày bị loét …), nếu không biết cách cầm máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tôi gặp 2 trường hợp như trên, tôi cũng lấy 7 giọt nhựa đu đủ( cho nam) và 9 giọt (cho nữ) pha vô nước cho uống, chỉ có thế thôi mà cũng dứt bệnh.

4. Đu đủ trị rắn độc cắn

Một em học sinh lớp tiểu học tại Nhà Đá Quy Nhơn, bị rắn độc cắn, tôi vội bảo lấy ngay lá đu đủ, bứt lấy 7 khúc đầu nhọn của chòi lá đu dủ( dài chừng 1 ngón tay), nhai với muối, nuốt nước, bả đắp vào vết cắn. Sau đó không thấy em trở lại nữa, có lẽ đã trừ được nọc độc rồi.

5. Người khó sanh, sanh dễ dàng, không cần mổ

Rất nhiều trường hợp tới ngày sanh mà không sanh được, hầu hết là phải mổ, sẽ gây hại cho sức khỏe và tốn phí khá nhiều. Ở miền Bắc Việt, các bà mụ rất kinh nghiệm trong vụ này. Các bà chỉ lấy quả đu đủ xanh, bổ đôi theo chiều dọc, rồi cột vào gan bàn chân bà đẻ, mỗi bên một nữa. Điều quan trọng là cuống trái đu đủ phải quay về gót chân và sau khi sinh xong phải lấy vải thấm nước chùi sạch gan bàn chân ngay, kẻo ra cả ruột. Lỡ vô ý để ruột ra thì phải lấy hạt thầu dầu tía (tì ma tử) tiệm thuốc Bắc có bán, giã ra đắp lên đỉnh đầu, thì ruột sẽ thu lại.

6. Đu đủ chữa di, mộng, hoạt tinh

(Kinh nghiệm dân gian vùng An Giang của Võ Văn Chi)
Quả đu đủ xanh bằng bắp tay, khoét cuống, cho vào 2 cục đường phèn, đậy nắp lại, vùi vào trong than, nướng chín, bóc vỏ xanh bên ngoài bỏ đi, ăn lớp thịt bên trong, ăn cả hột. Chỉ cần ăn 1-2 quả đã thấy có kết quả.

7. Trị ung thư phổi, ung thư vú

Hái cả lá, cả cuống tươi, đổ nước sôi, để nguội, gạn nước đặc uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bát to. Có thể cô đặc lại, để dành uống nhiều lần, cần uống liên tục 15 đến 20 ngày.

8. Trái đu đủ ướp xác khỏi thối trước khi chôn.

Đồng bào Nam Việt thường để xác người quá cố lại thời gian hơi lâu, họ dùng quả đu đủ xanh, cắt theo chiều dọc, làm 2 phần, phần nửa lớn đổ đầy muối hột đã rang thật nóng vào trong, rồi úp vào giữa rốn người chết, lấy vải cuốn chặt lại; dưới gầm giường đốt ngọn đèn dầu. Chỉ có vậy mà họ để cả tuần lễ không bị hơi của xác người chết xông ra.


9. Thịt dai hóa mềm

Nếu nấu thịt mà gặp phải thứ giai, chẳng ai thèm ăn. Nấu một nồi thịt lớn, chỉ cần bỏ một nữa quả đu đủ xanh rồi hầm, thịt sẽ rất mềm. Ở miền Bắc, ăn cả da trâu, cũng làm như trên, da sẽ mềm, ăn sần sật rất ngon.


CẤM KỴ: Người có thai ăn đu đủ xanh có thể làm hư thai.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire