dimanche 20 juillet 2014

[Sống khỏe] 10 loại thực phẩm "chết" cũng không được ăn vì rất độc


Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Dưa muối chưa kĩ
Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Gừng dập
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Khoai tây mọc mầm
Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Chè bị mốc
Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Đậu xanh không nấu chín
Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglu tin in với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.
Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
Trứng gà sống
Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Bí ngô để lâu
Bí ngô già để lâu: Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Rau cải nấu chín để qua đêm
Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

http://www.yan.vn/song-khoe-10-loai-thuc-pham-chet-cung-khong-duoc-an-vi-rat-doc-30931.html

samedi 19 juillet 2014

Cẩn thận với sữa đậu nành làm từ… hóa chất Trung Quốc

19/07/2014

(Kinh tế) - Chỉ với 80.000 đồng mua 1 kg bột sữa là có thể pha chế được 200 ly sữa đậu nành mà không phải mất công nấu đậu.



1 kg bột sữa pha được 200 ly sữa đậu nành
Từ lâu, chợ Kim Biên vốn nổi tiếng với các mặt hàng hóa chất được bày bán công khai. Cụ thể, chỉ cần một số tiền nhỏ bỏ ra là người tiêu dùng có thể mua được rất nhiều loại bột pha chế khác nhau. Từ hóa chất tạo độ ngọt cho nồi nước lèo bún bò đến pha chế trà chanh, tạo hương trà sữa và cả các loại chất lỏng pha chế sữa tắm, làm sữa đậu nành…
Phát hoảng vì sữa đậu nành làm từ... hóa chất 1
Chợ Kim Biên bán đầy đủ các loại hóa chất.
Trong vai một tiểu thương nhỏ muốn mở hàng bán sữa đậu nành vỉa hè ở cổng trường đại học nhân dịp khai giảng sắp tới, chúng tôi khăn gói vào chợ hỏi mua loại bột làm sữa này. Dạo một vòng quanh các cửa hàng bán hóa chất thực phẩm, chúng tôi ghé vào sạp số 6, tên cô T (chợ Kim Biên – quận 5) có bày rất nhiều các loại can xanh, trắng và túi nilon ghi nhiều loại hương liệu như: hương chanh, đậu nành, đậu xanh…
Phát hoảng vì sữa đậu nành làm từ... hóa chất 2
Bịch bột pha chế 200 ly sữa đậu nành có giá 80.000 đồng/kg.
Khi biết chúng tôi chuẩn bị mở quán bán sữa đậu nành vỉa hè, cô T nhiệt tình tư vấn mua loại bột béo màu trắng đục, có giá 80.000 đồng/kg. Theo cô T hướng dẫn thì “chỉ cần đun sôi nước rồi cho vài muỗng bột vào khuấy đều lên là có thứ nước màu trắng sữa giống như đậu nành. Tiếp đến, cưng cho thêm ít giọt tạo mùi thơm của đậu nành vào khuấy đều lên là đem bán được rồi”. Được biết, 1 kg loại bột sữa này có thể làm ra 200 ly đậu nành loại 5.000 đồng thường được bán ở vìa hè.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trong vòng 1 buổi sáng có đến 10 người lại hỏi mua bột sữa nay đem về khuấy bán. Hầu hết họ đều là mối quen, mỗi lần lấy 10kg là ít nhất nên cô T nhìn thấy họ tới là vào trong đem 1 bịch to rồi tính tiền là xong. “Giờ đậu tương mắc, mua về xay rồi bán lấy đâu ra lãi. Chưa kể tiền ly nhựa, ống hút, túi nilon gói…mất nhiều tiền nữa thì lấy đâu ra lãi. Vậy nên cưng mua loại bột này làm sữa đậu nành là đúng bài rồi”, nói rồi cô T nhanh tay gói cho chúng tôi giói bột 1kg vừa mua và thêm chai nhựa nhỏ tạo hương đậu nành với giá 15.000 đồng/chai và dặn khi nào lấy nhiều cứ alo là có hàng, không sợ thiếu.
Phát hoảng vì sữa đậu nành làm từ... hóa chất 3
Chai nước tạo hương sữa đậu nành 15.000 đồng/chai.
Quan sát gói bột có màu trắng đục, bên ngoài không có bất kỳ một thông tin gì của nhà sản xuất cũng như hạn sử dụng…, chúng tôi ngờ vực hỏi loại này xuất xứ ở đâu, cô T trấn an: “Cứ yên tâm, hàng xịn, giá tiền hợp lý, được nhập về từ nước ngoài”. Hỏi cô nước ngoài là quốc gia nào, cô bảo cô cũng không biết, dân buôn đem tới thì lấy thôi, nghe đâu là nhập từ bên Trung Quốc về.
Lời giải thích qua loa của cô T khiến chúng tôi không tìm được thêm thông tin gì về xuất xứ loại bột này. Tuy nhiên, cũng không ai quan tâm đến điều đó, vì họ chỉ cần biết cách pha chế thế nào để cho ra những ca sữa đậu nành ngon vào ngày mai thôi. Theo bật mí của một bạn hàng quen nhà cô T thì: “Chúng tôi thường cho thêm vài giọt tạo hương đậu nành vào nồi sữa là đảm bảo ngon đúng điệu, không ai nhận ra gì cả”. Ngoài ra, họ còn tạo độ ngọt cho sữa bằng đường hóa học.
Vậy nên khi nhấp một ngụm đậu nành làm từ loại bột sữa không nguồn gốc trên, chúng tôi thấy hương vị không khác mấy so với loại đậu nành mới xay. Có chăng là vị ngọt lợ nhiều hơn.

Rất khó phân biệt
Đem thắc mắc về loại bột sữa không rõ nguồn gốc này đi hỏi bà Tô Thị Hằng, làm việc tại Công ty giám định Vinacontrol (chi nhánh TP.HCM), chúng tôi được nghe giải thích rằng: “Rất khó để giám định được sữa đậu nành thật, giả nếu chỉ nhìn bằng mắt thường hay phân biệt qua đường mũi. Hiện, chúng tôi chưa xác định được loại bột này có chứa các thành phần hóa chất nào. Nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng”.
Phát hoảng vì sữa đậu nành làm từ... hóa chất 4
Hàng sữa đậu nành bán rong vỉa hè - (Ảnh: Tiền Phong).
Được biết, người dân Sài Gòn rất thích uống sữa đậu nành vì thời tiết nóng bức. Thế nên, khi chưa xác định được thành phần chính trong gói bột tạo ra sữa đậu nành này, người tiêu dùng nên sử dụng các thực phẩm an toàn, có chứng nhận y tế hoặc tự xay uống.
Hiện nay, việc quản lý mua bán các loại hóa chất ở chợ Kim Biên diễn ra công khai, không cần nhiều tiền, bạn vẫn có thể dễ dàng mua được loại hóa chất về pha chế mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Do vậy, người tiêu dùng nên chọn cách ăn chín, uống sôi, ăn nơi hàng quán uy tín, an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh bỏ tiền ra mua nhầm phải hóa chất về sử dụng.
Vào giữa năm ngoái, tờ Dương Tử văn báo (Trung Quốc) đưa tin, phóng viên của tờ báo này điều tra phát hiện rất nhiều quầy bán sữa đậu nành vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn, sử dụng “bột đậu hóa chất” pha với nước thành sữa đậu nành thành phẩm bán cho người dân sử dụng hàng ngày.
Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe dường như là thông tin mà ai ai cũng biết, đặc biệt với những cư dân đô thị vốn quen với nhịp sống công nghiệp bận rộn hối hả, buổi sáng đi làm, buổi chiều đón con, đi chợ, nhiều người có thói quen mua sữa đậu nành bán sẵn ở các hàng quán ven đường, trong chợ về sử dụng, không mấy người có đủ thời gian tự làm sữa đậu nành cho gia đình.
Tuy nhiên, một sự thật đáng sợ là rất nhiều bịch sữa đậu nành nóng hổi, thơm phức, béo ngậy ấy không được nấu từ đậu mà là nước nóng pha với một loại “bột đậu hóa chất” mà thành.

(Theo AFamily)
http://nguyentandung.org/can-than-voi-sua-dau-nanh-lam-tu-hoa-chat-trung-quoc.html

vendredi 18 juillet 2014

60 NĂM HIỆP ĐỊNH GENÈVE LƯỢC QUA 70 NĂM SỬ VIỆT

7-2014


Sau cái gọi là "thắng lợi" tại Hiệp Định Paris ngày 27/01/1973, thí ngày 19 Tháng 11 năm 1973, Mao Trạch Đông đã tiếp Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Bình Bộ trưởng ngoại giao của Mặt Trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam tại Văn phòng Trung ương đảng cộng sản Trung Cộng, để ăn mừng việc tay sai của Mao đã hoàn thành nhiệm vụ được giao! (Hình của Science Human)
Bài đọc liên quan:
Còn một ngày nữa là kỷ niệm 60 năm Hiệp Định Genève lịch sử - 20/7/1954 - 20/7/2014 - cũng cần lược qua một số điểm lịch sử thực cho thế hệ trẻ tương lai có cái nhìn chân thực. Lược sử lại để hiểu vì sao hôm nay đất nước chúng ta đang trong thế như thế Tề Thiên Đại Thánh, tài giỏi, đau thương, nhục nhằn, bi kịch vì mắc phải cái vòng kim cô tròng vào đầu, nên đành chịu thế nhược tiểu. Lược lại sử thật để rút ra bài học xương máu cho hiện tại và tương lai.
Nhưng nếu ngắt lịch sử chỉ 60 năm từ 1954 đến 2014, mà không lùi thêm 10 năm, từ 1944 đến 2014, thì sẽ không có cái nhìn có đầu, có đủa, khách quan, trung thực, và cũng không nhìn được hết thiên thời, địa lợi, và nhân hòa của dân tộc Việt, để có hôm nay.

Không hiểu và yêu đúng lịch sử thật, ắt sẽ không có lòng yêu nước đúng đắn. Vì thế bài viết này phải có cái tựa 70 năm lược sử Việt là vậy.

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với nhiệm vụ chính trị hơn là quân sự

Ngày 22 Tháng 12 Năm 1944 cụ Hồ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, và giao cho cụ Võ Nguyên Giáp phụ trách, nhờ vào sự tài trợ của Hoa Kỳ với đội tình báo SS, tiền thân của CIA ngày nay cùng 200 ngàn đô la Mỹ. Cũng trong ngày ấy, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập gồm 3 tiểu đội, với 34 chiến sĩ được chọn lọc từ những chiến sĩ du kích Cao - Bắc - Lạng do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhưng đến ngày 02/9/1945, chỉ 8 tháng 10 ngày sau khi thành lập, thì cụ Hồ tổ chức cướp chính quyền của vua Bảo Đại, với chính phủ Ông Trần Trọng Kim để tuyên bố độc lập, chỉ bằng cuộc nổi dậy của nông dân, mà hoàn toàn không có đủ lực lượng quân đội, nên không có chuyện đổ máu, mà chỉ bắt đầu bằng việc phá kho thóc, và cướp diễn đàn của chính phủ Trần Trọng Kim tại Hà Nội.
Đứng về mặt thiên thời, thì lúc này chiến tranh thế giới II kết thúc, phe Phát Xít Đức, Ý, Nhật thất bại. Nhật đang hất cẳng Pháp ở Đông Dương, nhưng bị thua trận. Pháp suy sụp sau chiến tranh thế giới II. Thời cơ đến. Lòng dân một hướng dưới sự kêu gọi của cụ Hồ, lại thêm một trận chết đói 3 triệu dân, nên nhân hòa không lúc nào bằng. Địa lợi là, lúc này bên Trung Hoa, cuộc cách mạng xã hội do Tôn Trung Sơn phát động xóa bỏ nền quân chủ phong kiến, lập nên nền Cộng Hòa cũng đang trên con đường thành công.

Hòa hợp hòa giải dân tộc chỉ là mưu lược để làm nhiệm vụ Quốc tế Cộng sản giao phó

Nhưng, sau khi cướp chính quyền, phe đồng minh thân Hoa Kỳ đã phát hiện ra cụ Hồ là người của Quốc Tế 3 cộng sản, chỉ làm nhiệm vụ cho Quốc tế cộng sản qua lời tự thuật của Linh mục Cao Văn Luận - Bên giòng lịch sử. Nên, ngày 11/11/1945, cụ Hồ lập tức tuyên bố giải tán đảng cộng sản, nhưng thực tế là, rút lui vào hoạt động bí mật. Sau đó, tương kế tựu kế với cái gọi là hòa hợp hòa giải dân tộc, đa nguyên, đa đảng giả hiệu, kêu gọi thành lập chính phủ liên hiệp đa đảng phái với những Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, v.v... đi đến tổng tuyển cử vào ngày 06/01/1946, và thành lập quốc hội, để ngày 02/3/1946 họp, và đề cử cụ Hồ làm chú tịch nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cho đến nay, nước Việt trong 70 năm qua đã có 5 lần hiến pháp - 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 - nhưng càng về sau hiến pháp nước Việt càng mất quyền công dân, và quyền hành của đảng cộng sản cầm quyền ăn chia càng to lớn. Hiến pháp 1946 ra đời phục vụ tốt nhất cho vì dân, do dân, và của dân. Nhưng hiến pháp 1946 chưa bao giờ được tôn trọng. Người ta nói, hiến pháp 1946 đã chết, và vô giá trị ngay khi Cải cách ruộng đất, Đấu tố tư bản tư doanh, và Nhân văn Giai Phẩm ở miền Bắc từ 1953 đến 1957. Nhưng thực chất, hiến pháp này đã chết ngay năm 1946, sau khi cụ Hồ ký Hiệp định Sơ bộ ngày 06/3/1946, rồi cụ lên đường sang Pháp để đàm phán vào ngày 31/5/1946, là ngày mà hiến pháp 1946 bị tử hình! Vì sau khi cụ Hồ sang Pháp, ở nhà, bộ nội vụ dưới sự chỉ đạo của cụ Võ Nguyên Giáp đã làm nên vụ án Phố Ôn Như Hầu tiêu diệt hầu hết các thành viên đảng phái ngoài đảng cộng sản trong quốc hội 1946. Và khi cụ Hồ quay về và bắt đầu kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào 03/11/1946, thì quốc hội của nước VNDCCH chỉ còn các thành viên của đảng cộng sản nắm quyền hành. 




https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=AsiP-IcPFGc

Loạt phim giả sử vụ án Phố Ôn Như hầu năm 1946 đo đài truyền hình công an Việt nam làm lại

Qua đó, chúng ta thấy về bản lĩnh, và thủ đoạn chính trị thời loạn, những ngày đầu, tay không tất sắt, cụ Hồ đã tỏ ra ra một chính khách tài năng, và sắp đặt mọi việc quá kỳ tài, không ai có thể chối cãi được.
Nhưng cũng vì thế mà, sau khi tuyên bố toàn quốc kháng chiến, buộc lòng cụ Hồ phải rút lui lên rừng để làm cuộc trường kỳ kháng chiến, chờ thời cơ chín muồi trở lại, chứ không thể nắm được giang sơn. Vì người Pháp đã trở lại dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ đã nhìn thấy cụ Hồ là người của cộng sản làm nhiệm vụ bành trướng bản đồ chủ nghĩa cộng sản xuống Đông Nam Á, và cả Úc Châu. Nên Hoa Kỳ cắt viện trợ cho cụ Hồ, nhảy và Đông Dương, hỗ trợ và chuẩn bị thay chân Pháp, nhằm chặn đứng làn sóng cộng sản tràn ngập Đông nam Á.
Cụ Hồ phải rút lên rừng để bảo tồn lực lượng, chờ thời cơ, và gầy dựng lực lượng vì quân đội của VNDCCH hoàn toàn chưa có. Nên cụ Hồ đang chờ đợi từ sự giúp đỡ của Liên Xô. Nhưng, lúc này, con đường viện trợ của Liên Xô phải mđi ngang qua Trung Hoa, vì thế, từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1949, hầu như là thời gian khó khăn nhất của đảng cộng sản do cụ Hồ lãnh đạo. Những tưởng, rừng núi phía Bắc sẽ là nơi cụ Hồ sống những ngày còn lại khi tuổi đã lục tuần - 1890 - 1949. Vì với chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947, cụ Hồ hiểu mình không đủ sức đương đầu với Pháp.
Thời cơ và thành công của đảng cộng sản ở Việt nam
Nhưng trời bất dung nước Việt, ngày 01/10/1949, Mao Trạch Đông hốt trọn cơ đồ của Tưởng Giới Thạch, và tuyên bố, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sự kiện này như cơ hội hùm thêm cánh cho cụ Hồ. Với quá khứ là thiếu tá Bác Lộ Quân với cái tên Hồ Quang của đội quân của Mao, cụ Hồ trở thành một nhà ngoại giao đại tài để có sức người, sức của, quân trang, quân dụng viện trợ từ Trung Cộng của Mao để làm nên cuộc thử lửa, Chiến dịch Biên giới Cao Bắc Lạng vào Ngày 07 Tháng 7 Năm 1950.
Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới, cụ Hồ hiểu rằng, thời cơ đã tới, và cuộc chiến Điện Biên Phủ kháng Pháp bắt đầu từ thời điểm này, dưới sự hỗ trợ của Trung Cộng, và cả Liên Xô, nhờ vào thời kỳ 1928 - 1933 cụ đã từng là thành viên của Quốc tế Cộng sản tại đây, cụ đã được đào tạo tại trường Chính trị Phương Đông.
Nhân hòa đã có vì không chết bom đạn thì cũng chết đói đối với người nghèo. Còn đối với trí thức và nhà giàu, đang hừng hực khí thế thoát vòng nô lệ giặc Pháp 100 năm đô hộ. Cùng sự ủng hộ tuyệt đối của Trung Cộng và Liên Xô, địa lợi hơn hẵn Hoa Kỳ và Pháp. Thiên thời Trung Hoa của Tôn Dật Tiên trở thành Trung Cộng của Mao, là đồng minh cộng sản, thì còn gì hơn. Và cái gì đến đã đến, thắng lợi tại Điện Biên Phủ vào ngày 07/5/1954, thì 75 ngày sau, Hiệp Định Genève được ký kết, dưới sự ủng hộ của Mao, và Liên Xô, một nửa giang sơn nước Việt về tay cộng sản, nếu chưa nói là lệ thuộc Trung Cộng để tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế cộng sản bằng xương máu dân tộc Việt qua lời của cụ Lê Duẩn nói với cụ Nguyễn Mạnh Cầm: "Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho cả Liên Xô và Trung Quốc!".
Phần lịch sử từ 1954 đến 1975 là 20 năm nồi da nấu thịt của người Việt, mà miền Nam Việt nam chỉ lo phòng thủ và xây dựng kinh tế. Miền Bắc cộng sản đã cài cắm người vào tận nách của Việt nam Cộng Hòa với những Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thành Trung, v.v... không sao kể hết. Nhưng chúng ta hãy điểm qua một số vấn đề sau để thấy vì sao hôm nay đất nước ta phải chịu khiếp nhược trước Trungn Cộng, và chính quyền cộng sản không nương tay với đồng bào, xem đồng bào là kẻ thù địch, như báo chí, truyền thông vẫn ra rả suốt ngày trong 70 năm qua.
Những lý do miền Bắc thành công trong việc xâm lược miền Nam, và Việt nam vào thời kỳ Bắc thuộc mới
Thứ nhất là, khi Hiệp định Gioneve ký kết, Bắc Việt đã cài cắm người ở lại miền Nam tự do, dân chủ. Đồng thời, với phong trào "Chúa vào Nam, con chiên cũng vào Nam" - mà cho đến nay lịch sử chưa xác minh được bên nào đã đưa ra, Bắc cộng hay Việt Nam cộng hòa? Miền bắc đã cài cắm những người theo Thiên Chúa giáo nhưng là người cộng sản đã di cư từ Bắc vào nam trong phong trào "Chúa vào Nam..." này, vào đến Dinh Tổng Thống của Việt Nam Cộng hòa. Nên mọi đường lối, bí mật của VNCH hầu như được bày ra cho miền Bắc rõ, như rõ con bài tẩy của ván bài xì tố. Và chính Bắc Việt đã phá vỡ Hiệp Định Genève để xâm lược miền Nam theo lệnh của Quốc tế cộng sản giao phó.
Trong khi đó, ngoài cụ Diệm ra, hầu hết các tướng lĩnh VNCH đều xuất thân từ phong trào Việt Minh của cụ Hồ, họ bỏ hàng ngũ của cụ Hồ đi theo Chính nghĩa Quốc gia - kể cả cụ Thiệu! Và trong số đó, không thiếu những thành phần làm gián điệp cho Bắc Việt.
Thứ hai là, khi nhìn thấy việc Mỹ sẽ vào miền Nam, và lật đổ cụ Diệm - một chí sĩ yêu nước đúng nghĩa với việc xây dựng một nước Việt tự lực, tự cường - thì cụ Hồ cho thành lập một chi nhánh của đảng cộng sản ở miền nam vào năm 1960: Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam - MTGPMNVN. Nhiệm vụ của MTGPMNVN là 3 mũi giáp công, tuyên truyền dân vận, địch vận, khủng bố, và chiến tranh du kích bám thắt lưng địch mà đánh, vừa đánh vừa đàm phán.

Cái bắt tay chiến thắng của Bắc Việt và Hoa Kỳ thông qua 2 ông cùng chia đôi giải Nobel Hòa Bình năm 1973 - Lê Đức Thọ và Henry Kissinger - nhưng là cái kết thúc của tổ chức MTGPMNVN và VNCH, và là lúc dân tộc Việt bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 18!
Phải nói thành công của Bắc Việt vào ngày Hiệp định Paris - 27/01/1973 - ký kết và xâm lược miền nam thì công lớn hơn 50% là do MTGPMNVN làm tốt nhiệm vụ của mình khi miền Bắc giao phó. MTGPMNVN vừa như một chính phủ thứ 3, nhưng đứng về phía Bắc Việt trong cuộc đấu thầu với VNCH ở miền Nam trong gói thầu ở Hiệp định Paris. Ai cũng rõ, hai đánh một, không chột cũng què.
MTGPMNVN còn phá nát đạo Phật dưới một chiến lược vô đạo của Bắc Việt, bằng những thầy tu giả danh để hoạt động. Nền văn hóa Việt hôm nay vô đạo và phi nhân tính, một phần rất lớn là "công lao" của tổ chức này.
MTGPMNVN xúi giục, dụ dỗ con nít sinh viên, thầy tu miền Nam Việt Nam xuống đường chống chính quyền, gây chia rẽ sự đoàn kết chính quyền VNCH, và gây Quỹ về nhân lực, vật lực cho đội quân chủ lực miền Bắc vào Nam.
MTGPMNVN còn làm một nhiệm vụ rất hiệu quả là, các nhóm biệt động thành như những bậc thầy của Hồi giáo cực đoan bây giờ như phong trào Hamas, al Qedea, Taliban đang hoành hành khắp mới trên thấ giới.
Trong khi đó, ở miền Bắc, Liên Xô và Trung Cộng tài trợ cà người lẫn của, nhưng cả thế giới không hay biết, nhờ vào một chế độ bao cấp tem phiếu về kinh tế, hộ khẩu về chính trị. nên cả thế giới đã hiểu nhầm miền bắc là chính nghĩa, miền nam là phi nghĩa, vì Mỹ đả công khai nhảy vào miền Nam. Thậm chí đến cô đào Jane Fonda và anh chàng tự thiêu bên dòng Potomat cũng chỉ vì ngây thơ chính trị, và nghe lời nói láo của cộng sản, để phản đối Mỹ làm đồng minh của VNCH.
Trên đây là yếu tố bên trong nước Việt của 20 năm nồi da nấu thịt, nhưng điều quan trọng nhất là, yếu tố bên ngoài - khách quan - là Hoa Kỳ không muốn thắng trong cuộc chiến để mất một thị trường to lớn là Trung Cộng. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã tương kế tựu kế tiêu diệt đối thủ chính là Liên Xô, nên phải lôi kéo Trung Cộng về mình chống lại Liên Xô, để rảnh nợ Thái Bình Dương, sang cứu đồng minh không thể bỏ ở Trung Đông - Israel - đang ngụp lặn với Hồi giáo cực đoan, luôn tiện chiếm giếng dầu thế giới.
Kết
Cái gì đến đã đến. VNCH thua trận, và Việt Nam sa vào vòng tay tên sở khanh Trung Cộng. "Công lao" ấy thuộc về ai, để hôm nay, chiếc vòng kim cô bị tròng vào đầu từ sau ngày 01/10/1949 đến nay, cộng sản ở Việt nam đã thực thi lệnhh của phương Bắc ngày càng siết hệp dần chiếc vòng kim cô ấy trên đầu mình, và dân tộc. Dân tộc Việt đầu nhức như búa bổ, nhưng không làm gì được, nếu không có những phong trào tự lực, tự cường cho dài hạn như Go West Foundation?

Tư Gia, 0h35' ngày thứ Bảy, 19/7/2014

60 NĂM HIỆP ĐỊNH GENÈVE LƯỢC QUA 70 NĂM SỬ VIỆT 

*

jeudi 17 juillet 2014

Luận về TÌNH YÊU

Thư giản
Luận về TÌNH YÊU
 

Tình làm quen qua mạng (Internet) được gọi là lưới tình

Yêu đến lần thứ tư được gọi là tình tứ.
Yêu đến lần thứ bảy gọi là thất tình.
Yêu một lúc nhiều người gọi là trữ tình (để dành xài dài dài).
Được chấp nhận yêu gọi là dzô! tình.
Yêu và kết hôn với người nước ngoài gọi là ngoại tình.
Yêu và kết hôn với người trong nước gọi là nội tình.
Tiền để đưa người yêu đi chơi gọi là bạc tình.
Trong tình yêu luôn luôn chi li xét nét tiết kiệm gọi là tính tình.
Tình đã đi vào quá khứ gọi là cố tình.
Tình ngoài hôn thú gọi là tình phụ.
Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình tang.
Hai bà vợ cùng dùng chung một ông chồng gọi là chung tình.
Đau ốm thất thểu vì yêu gọi là tình cảm.
Yêu từ thời đi học gọi là tình trường
Đang yêu mà bị hối,làm lẹ cho xong gọi là tình dục.
Yêu quá độ phải đi vào bệnh viện gọi là tình thương.
Yêu thương con người gọi là tình nhân.
Tự nhiên được người ta yêu gọi là tình tự.
Tự động yêu người ta gọi là động tình.
Yêu vợ người khác bị đánh tím mặt gọi là thâm tình. 

Thu Hồi Gạo Ở Siêu Thi Tang Frères Bên Pháp

16-7-2014
Thu Hồi Gạo Ở Siêu Thi Tang Frères Bên Pháp

Phượng Lịch 2014/07/16

Sau khi khám phá siêu thị Tang Frère nhập gạo giả của TC qua nhãn hiệu : « Gạo thơm Phượng Hoàng nouvelles recoltes 2014 » gây xôn xao dư luận,
Ban điều hành Tang Frères tại Paris đã phản ứng rất nhanh và ra thông cáo thu hồi và đổi gạo ngay.
Xin chuyển đến quý đồng hương, bảng treo ở Tang Frères về việc thu hồi gạo. Dĩ nhiên là không nói gì tới gạo TC mà chỉ nói là do “erreur humaine“ và sẵn sàng đổi lại thành bao khác cho ai mang bao đúng số đó, để lấy bao gạo mới và không cần phải có facture.
Sau khi liên lạc với Tang Frères, chúng tôi cho thêm chi tiết :  qúy vị nào đã mua bao gao “Oiseau Céjestes“ năm 2014, xim kiểm tra đằng sau bao, dưới chữ đậm AAA, sau đó là REF : xxxxxx, và ở dưới có một hàng chữ rất nhỏ :
Asia Lot Code : 140 408 122 000 76 38/ 1-1
Asia Lot Code : 140 408 122 000 76 38/ 1-2
Nếu bao gạo của quý vị nằm 1 trong 2 hàng chử trên, thì đem gạo trở lại Tang Frères nơi mình mua sẽ được đền bù.
Ban Điều hành Tang Frères không muốn làm lớn chuyện mà chỉ mong sao để ít gây thiệt hại và tai tiếng.

Phượng Lịch


*

Gạo Giả Của TC Đă Tới Paris Bán Tại TANG FRERE
Internet
2014/06/29

Xin chuyển tiếp để moi nhà biết và coi chừng gạo giả.
Nhà Chi Thái cũng vừa mua một bao như vậy. Hai ngày nay ăn gạo này cũng thấy lạ: bữa trước ăn thấy cơm rất khô và không có hương vị của gạo mới như trước. Bữa sau thêm nước, cơm vẫn khô, cứ tưởng là họ bán gạo cũ cho mình, chứ không dám nghĩ là Tang Frères lại bán gao giả.
Hôm nay khi nhận được mail của chị Châu, kiểm tra lại gạo nhà mình vừa mua ở Tang Frères thì đúng là có vấn dề thật, như một số thông tin vừa nhận được.

Xin cảm ơn chị Châu và Mong bà con cảnh giác với chuyện này.
Thông báo khẩn cấp, TANG FRERE có gạo giả, Gạo thơm Phượng Hoàng nouvelles recoltes 2014 mua tuần rồi. Khi vo gạo nước không đục, có nghĩ không có cám, nấu không có mùi thơm, không chín hẳn cứ sực sực, không dẻo không dính, dai dai, không có chất ngọt của gạo. Giống như trên mạng nói về gạo giả ở TC. Chị bạn làm nhà hàng trong xóm cũng mua trước vài ngày bị tới 2 bao.
Cẩn thận đợt gạo này của TANG FRERE. Ai muốn ăn thử liên lạc, tôi chia 1 lon nấu thử cho biết. Ghê thật  !!!  Hai vợ chồng nuốt hết 2-3 chén vô bụng mới nhớ ra là có đọc bài gạo giả.

Nấu xong nhìn hơi lạ, bóc ăn là biết ngay cơm có vấn đề
Báo ngay cho bà con bạn bè, gạo giả TC đến Paris!!!!

Internet

Sự thực đáng sợ về mì tôm khiến nhiều người sốc

14-7-2014
Tại Hội thảo về An toàn thực phẩm được tổ chức vừa qua, một thông tin được công bố đã làm “sốc” rất nhiều người.
Đặc biệt là những người “nghiện” mì tôm: Kết quả kiểm nghiệm mì tôm cho thấy, 100% mẫu chứa axit oxalic, một hóa chất gây sỏi thận rất nguy hiểm.

100% mì tôm chứa chất gây sỏi thận
Đây là thông tin được GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng công bố tại Hội thảo.
Theo GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, từ hạ tuần tháng 6 đến trung tuần tháng 12 vừa qua, Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh đã tiến hành phân tích 873 mẫu bún, bánh phở, mì tôm, hủ tiếu, há cảo, bánh bông lan… thì phát hiện 363 mẫu, tương ứng với khoảng 42% có chứa axit oxalic rất cao. Đặc biệt với mì tôm, kiểm nghiệm 62 mẫu thì cả 62 mẫu đều có chứa axit oxalic, trong đó không những mỳ sản xuất trong nước mà cả mì nhập khẩu đều chứa độc chất này với nồng độ dao động 30,8-449mg/kg.
Ông Sơn cho rằng, việc có hóa chất axit oxalic trong mì tôm hoặc các loại mì, bún… khác không phải để “nhuộm vàng” các sợi mì mà chính là để tẩy trắng bột nguyên liệu. Vì qua phân tích 353 mẫu bột, có 120 mẫu đã sẵn axit oxalic. Bởi vậy, một số nhà sản xuất mì tôm khẳng định không cho hóa chất nói trên vào mì nhưng khi xét nghiệm lại có trong sản phẩm của họ là như vậy.

Axit oxalic, theo hệ thống phân loại quốc tế là một chất chuyên dùng để tẩy rửa trong công nghiệp. Cho nên dù với bất cứ lý do gì thì hóa chất đó không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do khi vào cơ thể, nó có xu hướng kết tủa nếu gặp chất dinh dưỡng có chứa canxi. Và sự kết tủa này sẽ gây sỏi thận và “đóng” ở các khớp xương thành “gai”, gây nên đau đớn cho những người mắc bệnh này.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nói gì?
Trước những thông tin mì tôm cùng một số loại mì khác chứa axit oxalic trên đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế phản hồi như thế nào? Bởi vì đây là lĩnh vực thuộc Cục quản lý và hơn nữa với mức tiêu thụ 5,1 tỉ gói mì tiêu thụ trong năm 2012, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ mì gói thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản?
Thay vì một câu trả lời như mong đợi rằng, bên cạnh sự chia sẻ sẽ làm rõ những loại mì tôm nào chứa axit oxalic cũng như thực hiện những kiểm nghiệm trên diện rộng tất cả các mặt hàng này để trên cơ sở đó giúp người tiêu dùng tẩy chay thực phẩm độc hại, kém chất lượng thì Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chỉ đưa ra một nội dung rất đơn giản, thờ ơ rằng: Đó là lấy mẫu một số sản phẩm chứ không phải tất cả. Nên người dân không nên hoang mang!?
Với cách trả lời ấy, rõ ràng ai cũng hiểu đó chỉ là trấn an dư luận nhưng đồng thời mặt khác người ta lờ mờ nhận ra “tuyệt chiêu” né tránh trách nhiệm một cách gián tiếp, “xuê xoa” về khả năng quản lý yếu kém của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Vì càng nói ra, càng đào sâu có thể Cục An toàn vệ sinh thực phẩm dễ rơi vào cảnh “nói dài, nói dai, nói dại” theo cách hiểu “bất lợi” cho cơ quan quản lý. Thế mới hiểu vì sao sau bao nhiêu năm, dù là vấn đề “nóng”, bức xúc nhưng đến nay vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn “dậm chân tại chỗ”, thậm chí ngày một tồi tệ hơn theo thời gian!
Thực ra, kết quả kiểm nghiệm lần này không phải là lần đầu tiên cảnh báo người tiêu dùng trong nước về mì tôm mà trước đó, cách đây khoảng hơn 1 tháng, Hiệp hội Người tiêu dùng Penang, Malaysia, cũng đưa ra khuyến cáo chung cho các quốc gia “mì ăn liền” sau khi kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền, phát hiện 3 mẫu trong đó chứa hơn 1.000mg natri, 7 mẫu còn lại chứa 830mg natri, một lượng muối quá nhiều so với quy định cho phép ở một món ăn vào cơ thể. Như vậy, sẽ dẫn đến các bệnh: huyết áp cao, mỡ máu, suy thận, đột quỵ, tim…
Hiệp hội Người tiêu dùng Penang còn nói rõ: “Nếu ăn mì ăn liền thường xuyên, lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao và chắc chắn nhiều hơn mức cho phép mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định là: 2.400mg natri/ngày cho người trưởng thành vì cùng với mì sẽ còn nhiều món ăn khác trong ngày có natri”. Cũng vì nguyên nhân này mà Hiệp hội Người tiêu dùng Penang kêu gọi người dân Malaysia “tẩy chay” mì ăn liền, thực phẩm được coi là “đồ ăn nhanh” của châu Á và gần như không thể thiếu trong mỗi ngày của nhiều người dân.
Cùng với Hiệp hội Người tiêu dùng ở Malaysia, nhiều chuyên gia dinh dưỡng ở các quốc gia khác, nhất là những quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu như Trung Quốc, Nhật Bản… cũng cho rằng, không nên ăn mì ăn liền trừ trường hợp “bất khả kháng” bởi thực tế đây là thực phẩm không giàu chất dinh dưỡng mà chỉ là bột mì chiên dầu cùng với một số gia vị tạo hương vị, bột ngọt… Chưa nói đến còn có chất propylene glycol, chính là chất sáp bao lấy sợi mì để chống “đông” (không đóng bánh) mỗi khi cho mì vào nước sôi vào. Chất này dễ tích tụ trong gan, thận, tim gây những bất thường và tổn thương. Để kiểm chứng chất propylene glycol có trong mì, chỉ cần để nguội lạnh bát mì đã nấu là thấy nó nổi lên trên như váng mỡ trên bề mặt nước.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới không chỉ đối với mì ăn liền mà nói chung cho thực phẩm thì: Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn những thức ăn ít có nguy cơ gây bệnh, người tiêu dùng sẽ ngăn ngừa ít nhất được 30% tất cả các bệnh ung thư, còn những bệnh khác không kể. Cho nên đối với mì ăn liền nếu không có chất dinh dưỡng, nguy cơ gây bệnh lại cao thì tốt nhất… không nên ăn.

http://tinsieutoc.net/su-thuc-dang-so-ve-mi-tom-khien-nhieu-nguoi-soc-5378.html?utm_source=fankenhgioitre

mercredi 16 juillet 2014

GMO - GIẢI PHÁP CHO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM?




https://www.youtube.com/watch?v=Va580wxbIDw

Ajoutée le 14 juil. 2014

Nước Pháp sau 10 năm tranh cãi đã cấm tiệt cây trồng biến đổi gen.
Như vậy, ở EU, 19 nước đã cấm tiệt GMO, 5 nước cho phép và 4 nước còn đang lưỡng lự.
Nước nào chấp nhận trồng cây biến đổi gen, nước đó sẽ mất chủ quyền lương thực vào tay một vài tập đoàn đa quốc gia.
Chấp nhận cây trồng GMO là quyết định không thể đảo ngược vì phấn hóa GMO bay sang cây khác (không GMO) sẽ làm nó vô sinh luôn.

Nông dân châu Âu cho rằng không thể chạy đua sản xuất thật nhiều 1 sản phẩm mà nước nào cũng sản xuất được mà chỉ có thể cạnh tranh bằng sản phẩm độc đáo, không nước nào có.
Chấp nhận cây trồng biến đổi gen là tự làm mất đi thế mạnh trong tương lai của mình.
Chuyện này sẽ dẫn đến những hậu quả bi thảm cho nông dân.

Từ phút thứ 5 sẽ rất gay cấn!
Nguồn: trích từ VTV1 Bản tin Tài chính kinh doanh tối - 23/06/2014

Coi thêm
GMO - XƠI hay KHÔNG XƠI http://on.fb.me/1q0rcxy
GMO = HYDRA? http://on.fb.me/1mdzTS4
GMO - LÀM SAO PHÂN BIỆT? http://on.fb.me/1mwMeRu
GMO CÓ TRONG THỰC PHẨM GÌ http://on.fb.me/1yTK4AV
GMO và NÔNG DÂN TỰ TỬ http://on.fb.me/1qNmO4X

lundi 14 juillet 2014

Chuyên gia Bùi Kiến Thành: 'Nếu không có kiều hối, Việt Nam phá sản rồi'

14/07/2014
Chuyên gia cũng cho rằng dự trữ ngoại hối 35 tỷ USD "chưa ăn thua gì", vẫn yếu so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.



   Ngày 18/06 vừa qua, NHNN đã nâng tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân hàng thêm 1%. Việc điều chỉnh tỷ giá này có thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu? Cùng với việc tín dụng ngoại tệ tăng trưởng khá cao trong 6 tháng đầu năm, liệu có khiến cho tình hình ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng và đẩy lãi suất huy động ngoại tệ lên?
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành về những vấn đề này.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về động thái điều chỉnh tỷ giá vừa rồi của NHNN?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Trước hết là tỷ giá cũng không có tăng gì nhiều, chỉ 1% thôi. NHNN đã nghiên cứu về giá trị thật của đồng tiền Việt Nam. Nhiều chuyên gia đánh giá là đồng Việt Nam đang không đúng giá trị thật, giá trị thật thấp hơn nhiều.
Chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện đang có 2 vấn đề. Một là giá trị thật của đồng VND cần được điều chỉnh. Chủ trương mỗi năm điều chỉnh khoảng 2- 3%, năm nay, sau nửa năm điều chỉnh 1% thì cũng là bình thường thôi, không có gì là ngoài dự đoán của những người theo dõi tỷ giá Việt Nam.
Vấn đề thứ hai là làm sao để các nhà xuất khẩu không thiệt hại quá nhiều khi chuyển đồng USD sang nội tệ, thêm nữa là giúp cho xuất khẩu mạnh hơn. Đối với các nhà xuất khẩu, điều chỉnh tỷ giá thì họ được lợi thêm 1% khi chuyển đổi ra nội tệ. Điều này cũng hỗ trợ doanh nghiệp phần nào, nhưng đó chỉ là một chuyện nhỏ mà nhà nước phải làm thôi.
Việt Nam có đặc thù là xuất khẩu nhưng tỷ lệ nội hóa của mình không có bao nhiêu, nguyên liệu hầu hết là nhập từ nước ngoài về. Ví dụ như năm vừa rồi, 68% kim ngạch xuất khẩu đến từ các Doanh nghiệp FDI nhưng các DN này phần lớn là nhập khẩu nguyên liệu. Trong 68% ấy có đến 40 - 50 % là hàng nhập về. Tính ra “tinh” của nó chả có bao nhiêu.
Khi hạ giá trị đồng VND xuống thì mình cũng phải trả tiền nguyên liệu cao hơn. Vì thế nó cũng không phải lợi thế cho mình xuất khẩu vì nó không làm cho hàng hóa Việt Nam rẻ hơn nhiều so với DN nước ngoài.
Theo thông tin từ NHNN, tính đến tháng 6/2014, tín dụng ngoại tệ tăng 12,03% trong khi tín dụng VND chỉ tăng 2,17%. Ông đánh giá như thế nào về mức tăng trưởng tín dụng ngoại tệ mạnh như vậy?
Trước đây theo nguyên tắc doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ về mới được vay ngoại tệ, tức là Doanh nghiệp xuất khẩu là chính nhưng vừa rồi Nhà nước có chính sách mới cho phép các DN thuộc 5 lĩnh vực được vay ngoại tệ. Đây có thể là một nguyên nhân khiến cho tín dụng ngoại tệ tăng mạnh.
Tuy nhiên, theo tôi, chính sách muốn tạo ưu đãi đối với các lĩnh vực đó nhưng đi ngược nguyên tắc có ngoại tệ mới được vay, và nó có thể ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ và tỷ giá nếu thị trường không có đủ ngoại tệ để bán. Lãi suất cho vay VND quá cao, người ta ít vay tiền VND. Tự nhiên mình tạo ra cầu về ngoại tệ như thế, sau này không quản lý nổi. Chính sách tỷ giá như thế là mầm tạo căng thẳng sau này.
Còn về phía người đi vay, tôi muốn nói rằng lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn lãi suất huy động VND, huy động cao thì cho vay cao, huy động thấp thì cho vay thấp. Nhưng người đi vay cần phải cẩn thận xem xét trong mối quan hệ với chính sách tỷ giá để tính toán xem lãi suất đi vay thật của mình là bao nhiêu?
Ngoài ra, cũng có những Doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng, vay USD rồi chuyển sang VND gửi vào Ngân hàng hưởng lãi suất. Việt Nam có nạn cho vay mà không kiểm soát giám định luồng tiền có đi đúng hướng hay không cho nên người ta có thể thực hiện điều này.
Theo báo cáo của UBGS Tài chính quốc gia, tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng đã tăng lên mức 95,5% trong tháng 5/2014. Thưa ông, việc nâng tỷ giá VND/USD để hỗ trợ DN xuất khẩu có thể làm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao thêm và gây ra căng thẳng ngoại tệ cho hệ thống hay không?
Có căng thẳng ngoại tệ là vì nhà nước mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ và Ngân hàng đã cho vay ngoại tệ đến mức gần 100% tiền gửi, không còn có đủ ngoại tệ để cho vay. Thế thì phải đi mua. Mua nhiều làm đẩy giá ngoại tệ lên. Mà mua ở đâu? Mua trên thị trường liên Ngân hàng. Không có thì mua của tư nhân, từ đó mà đẩy lãi suất huy động ngoại tệ lên. Cho nên tôi mới nói là phải thận trọng. Không phải là nhà nước quyết định một cái, mở thêm ra cho 5 lĩnh vực được vay ngoại tệ là được yên. Cho nhiều đối tượng được vay ngoại tệ thì sẽ khan hiếm thôi.
Có một vấn đề quan trọng mà ít người quan tâm. Đó là con số mỗi năm lượng kiều hối gửi về gần 11 tỷ USD. Đây là số tiền rất quan trọng. Nếu không có khoản tiền này thì dự trữ ngoại hối của mình được bao nhiêu đâu? Tính sơ sơ, 10 năm nay kiều hối gửi về là hơn 100 tỷ USD, không có khoản này thì Việt Nam đã phá sản rồi, làm gì có ngoại tệ để chi khi mà anh xài nhiều hơn làm ra. Vấn đề nhập siêu cũng là nhờ kiều hối chứ lấy đâu ra mà trả.
Nói rõ hơn, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Nhưng cán cân thanh toán thì cân bằng được là nhờ kiều hối và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét lại các khoản đầu tư nước ngoài thì thực tế họ có cho không mình đâu. “Nó” vào rồi “nó” đi ra. ODA cũng vậy, không phải là khoản cho không. Khi sử dụng các khoản vốn này, Việt Nam đều phải mua hàng hóa, nguyên liệu của các nước cho vay. Họ cho vay nhưng chính ra là tìm cách bán hàng cho mình. Họ ưu đãi lãi suất nhưng không ưu đãi giá cả bán hàng. Vào cuộc là họ lấy mất 20% lợi nhuận của mình rồi. Thế nhưng mình coi ODA là ghê gớm lắm, thậm chí coi như tiền chùa xài thoải mái. Trong khi chỉ có kiều hối là đồng bào mình cho không đất nước.
Thưa ông, trong những ngày vừa qua, đồng USD liên tục xuống giá so với VND. Có ý kiến cho rằng điều này là do cầu ngoại tệ không nhiều hay nói cách khác là doanh nghiệp nhập khẩu đang yếu nên giảm nhu cầu ngoại tệ để mua hàng hóa. Xin ông cho biết ý kiến của mình?
Người ta nói mò thế thôi. Con số mỗi ngày lên xuống là chuyện mưa nắng thất thường trên thị trường mua bán ngoại tệ. Phải nhìn xu hướng lâu dài thế nào chứ đừng nhìn 1, 2 ngày. Giờ Ngân hàng đang cho vay nhiều ngoại tệ, mà muốn tiếp tục cho vay thì phải đi mua như tôi đã nói ở trên. Nếu chính sách là mở rộng cho vay bằng ngoại tệ mà cung ngoại tệ không theo kịp thì giá ngoại tệ sẽ lên. Về dài hạn là như thế.
Theo thị trường nếu cung thiếu thì giá lên. Lãi suất huy động đồng USD sẽ cũng phải lên mà thôi.
Có thêm ý kiến cho rằng con số dự trữ ngoại hối “kỷ lục” 35 tỷ USD cũng có thể là một biểu hiện của sức cầu ngoại tệ không lớn?
Thế nào là kỷ lục? Chưa bao giờ mình đạt được mức ấy nhưng không có nghĩa nó là lớn. Lúc trước có 1000 đồng trong túi, lúc sau có 1 tỷ. 1 tỷ đồng đó là kỷ lục, nhưng nó có đủ không? Có đáp ứng được nhu cầu của mình không? Có 35 tỷ USD đấy nhưng nhu cầu của đất nước lúc này là bao nhiêu? Chúng ta vẫn phải đi vay ngân hàng thế giới, vay các tổ chức quốc tế, vay các nước phát triển… Kỷ lục nhưng vẫn yếu so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Vậy ông đánh giá thế nào về khoản dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD này? Khoản này có đảm bảo thị trường không thiếu hụt nguồn cung hay không?
35 tỷ ăn thua gì, có 12 tuần lễ nhập khẩu, sao gọi là an toàn được. Nhỡ có sự kiện gì làm người ta ùa đi mua ngoại tệ, ngân hàng nhà nước phải đứng ra bình ổn bằng cách bán USD thì không có đủ mà bán được. Nhất là khi cán cân thương mại lại bị nhập siêu. Mình chỉ dựa vào ODA được chút ít. Họ nói giải ngân 7 tỷ, 8 tỷ nhưng có giải ngân thế đâu. Vừa rồi phó thủ trướng Hoàng Trung Hải nói còn 21 tỷ USD chưa giải ngân được trong số 57 tỷ ODA cam kết tức là gần 40%. Khi chúng ta không đáp ứng yêu cầu của người cho vay vì họ bắt mình mua giá này, bắt đưa ra chương trình nọ kia để họ phê duyệt giải ngân, mình không đồng ý thì họ không giải ngân thôi. Khi đó chúng ta lại không giải quyết được nguồn vốn để đầu tư các dự án.
35 tỷ chỉ là một nguồn mà cũng không dùng được nguồn đấy, vì nó là dự trữ, chỉ đáp ứng nhu cầu mười mấy tuần nhập khẩu. Cho nên tới đây vẫn phải làm sao để tăng dự trữ ngoại hối hơn nữa. Bằng cách nào? Từ nguồn trong nước, vay nước ngoài, từ nguồn vô hạn định của Ngân hàng trung ương là tạo ra tín dụng cho Doanh nghiệp phát triển...
Chúng ta phải xem chính sách tiền tệ là như thế nào? Các nước như Mỹ, Nhật khởi đầu như thế nào, từ đâu mà họ lớn mạnh lên? Phải xem ngân hàng trung ương của các quốc gia khác họ làm thế nào để xây dựng một hệ thống tài chính ngân hàng hiệu quả! Có đi vay thì cũng phải biết cách sử dụng vốn vay cho hiệu quả chứ không phải là tiêu xài hoang phí, rút ruột công trình…
Xin cảm ơn ông rất nhiều!
>> Mặt trái của mức tăng dự trữ ngoại hối
Hải Minh

Theo Trí Thức Trẻ
http://vinacorp.vn/news/chuyen-gia-bui-kien-thanh-neu-khong-co-kieu-hoi-viet-nam-pha-san-roi/ct-563666

*


Tầm quan trọng của kiều hối

26.06.2014

Kiều hối là ngoại tệ chuyển về Việt Nam do những người sinh sống ở nước ngoài như những người tị nạn Cộng Sản hay những người làm việc ở nước ngoài như những công nhân xuất khẩu lao động.  Kiều hối giúp cải thiện mức sống của người dân và giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế sở tại.
Bài phân tách này sẽ lần lượt trình bầy về một số vấn đề như số lượng kiều hối Việt Nam nhận được và tầm quan trọng của kiều hối trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, bài viết này cũng sẽ phân tách lý do giúp cho số lượng kiều hối gia tăng và việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam.

Số lượng kiều hối
Số lượng kiều hối tăng không ngừng trong hơn 10 năm qua, từ 1.3 tỉ Mỹ kim vào năm 2000 lên đến 11 tỉ Mỹ kim vào năm 2013, ngoại trừ năm 2009 bị sút giảm 11.5% so với năm trước do cuộc khủng hoảng tài chánh 2008-2009, theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Trong ba năm vừa qua, số lượng kiều hối vào Việt Nam tăng khoảng 1 tỉ Mỹ kim mổi năm. Theo một dự đoán của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài Gòn, kiều hối sẽ có thể gia tăng 20% trong năm 2014. [1] Hiện nay có 4.5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Nam Triều Tiên, qua chương trình xuất khẩu lao động.
Phần lớn số lượng kiều hối Việt Nam nhận được phát xuất từ Hoa Kỳ, Canada, và Pháp và chuyển về cho những người sanh sống ở thành thị, đặc biệt là Sài Gòn.  [2]  Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khoảng trên 50% số lượng kiều hối gửi về Việt Nam phát xuất từ Hoa Kỳ. [3]  [4]
Phần đông công nhân xuất khẩu lao động xuất thân từ thôn quê. Do đó, số lượng kiều hối do công nhân gửi từ các nước Á châu về thôn quê tương đối ít so với số lượng kiều hối do Việt kiều chuyển từ các nước Tây phương về thành thị. Nhưng số lượng này có khuynh hướng gia tăng. Các vùng nhận kiều hối được mở rộng đến các tỉnh nhỏ và khu vực thôn quê nơi tập trung gia đình có công nhân xuất khẩu lao động như Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, v.v.

Tầm quan trọng của kiều hối
Trong 12 nước có số lượng kiều hối từ 10 tỉ Mỹ kim trở lên vào năm 2013, Ấn Độ dẫn đầu với 70 tỉ Mỹ kim, tiếp theo là Trung Quốc với 60 tỉ Mỹ Kim, Philippines với 25 tỉ Mỹ Kim. Việt Nam đứng hạng 10 với 11 tỉ Mỹ kim, tương đương khoảng 7.1 % của tổng sản phẩm nội địa, bằng 1/3 số lượng ngoại hối dự trữ của Việt Nam vào năm 2013 (33 tỉ Mỹ kim), lớn hơn cả vốn đầu tư nước ngoài (10.5 tỉ Mỹ kim) và tiền viện trợ chinh thức để phát triển ODA thực (net Official Development Assistance) (4.1 tỉ Mỹ kim cho năm 2012). [5]  Số lượng kiều hối xem ra nhập vào Việt Nam đều đặn hơn là vốn đầu tư nước ngoài. Kiều hối là một nguồn ngoại tệ quan trọng, một số tiền viện trợ lớn không phải hoàn lại và không phải chịu một chi phí nào cả.
Vào năm 2011, cán cân vãng lai (current account balance) của Việt Nam từ tình trạng thiếu hụt lần đầu tiên trở nên trở nên thặng dư với con số khiêm nhường là 236 triệu Mỹ kim. Con số này đã tăng lên đến 2.6 tỉ Mỹ kim vào năm 2013. Một phần nhỏ nhờ vào thặng dư về cán cân thương mại (trade balance) 3.3 tỉ Mỹ kim, nhưng phần lớn hơn nhờ thặng dư về tài khoản chuyển nhượng vãng lai dòng (net current transfer) 9.1 tỉ Mỹ kim trong đó có 11 tỉ kiều hối chuyển vào Việt Nam. [6]
Số lượng ngoại tệ do kiều hối mang về rất cần thiết đối với Việt Nam để thanh toán hàng hóa nhập khẩu và các dịch vụ thương mại.  Ngoài ra nó còn giúp ổn định tỷ giá (hối suất).  Nếu ngoại tệ khan hiếm, đồng bạc Việt Nam sẽ mất giá, tỷ giá của VNĐ đối với ngoại tệ sẽ lên cao và làm tăng lạm phát.
Mặc dầu ngoại tệ có giá trị hơn đồng Việt Nam, nhưng không phải những người nhận đều lãnh ngoại tệ. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cho biết, tỉ lệ kiều hối chuyển sang VNĐ tại ngân hàng này lên đến 25% trong 2013, một phần vì tỷ giá của VNĐ ổn định.

Lý do giúp cho kiều hối gia tăng
Một yếu tố giúp cho sự gia tăng kiều hối là số người Việt vẫn tiếp tục ra nước ngoài qua chương trình đoàn tụ gia đình và qua chương trình xuất khẩu lao động.  Số công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ khoảng 30,000 người vào năm 2000 đã lên đến 500,000 người vào năm 2013. Kể từ năm 2015, công nhân trong các nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations – ASEAN) có thể tự do đi lại và làm việc ở trong vùng, do đó sẽ làm số kiều hối tăng lên. [7]
Một yếu tố quan trọng khác là sau nhiều năm đầu thử nghiệm Việt Nam đã rút tỉa ra một chính sách cởi mở nhắm thu hút kiều hối bao gồm một số biện pháp cần thiết như không hạn chế số lượng kiều hối, cho phép nhận và trả bằng ngoại tệ. Người nhận không bị bắt buộc phải gửi vào chương mục tiết kiệm hay bán ngoại tệ cho ngân hàng và không phải trả thuế thu nhập trên số kiều hối. Ngoài ra, sự chênh lệch về lãi suất áp dụng đối với tiền Việt Nam và ngoại tệ ở Việt Nam cũng là một yếu tố thu hút kiều hối.
Yếu tố thứ ba là người Việt ở nước ngoài về thăm Việt Nam, mua nhà ở hay đầu tư được dễ dàng hơn trước. Dịch vụ chuyển tiền phát triển rộng rãi ở trong nước cũng như ở hải ngoại với nhiều công ty và chi nhánh chuyển tiền với sự cộng tác của các ngân hàng, một phần nhờ chánh sách cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia vào việc chuyển tiền. Thủ tục chuyển tiền khá giản di và nhanh chóng.  Thông thường chỉ trong vòng 24 giờ là người ở Việt Nam nhận được tiền kể cả ở vùng quê. Chi phí chuyển tiền qua công ty thương mại và ngân hàng tiếp tục giảm do cạnh tranh rất cao. Thí dụ lệ phí chuyển 100 Mỹ kim từ Hoa Kỳ qua một công ty chuyển tiền ở vùng Virginia về Việt Nam là 2 Mỹ kim và từ 300 Mỹ kim lệ phí là 1.5 Mỹ kim cho mỗi 100 Mỹ kim.

Kiều hối được sử dụng như thế nào?
Theo cuộc nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường và Daniel Mont xuất bản vào 2012 đã đề cập đến ở trên, phần lớn kiều hối chuyển vào Việt Nam được dùng vào việc mua bán nhà, đất, trả nợ và tiết kiệm. Một phần nhỏ được dùng để mua những sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng kiều hối không được dùng vào việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng ngày và ảnh hưởng đối với giảm nghèo về mặt tiêu thụ rất giới hạn, ít nhất trong ngắn hạn.
Một cuộc nghiên cứu khác của Vân Phượng Hoàng và Elisabetta Magnani thuộc University of New South Wales xuất bản vào 2012 cũng có một kết luận tương tự rằng số lượng kiều hối từ nước ngoài do Việt kiều gửi về không có ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại. Trái lại, những số tiền của công nhân sống ở Việt Nam nhưng xa gia đình hay làm việc ở nước ngoài trong chương trình xuất khẩu lao động gửi về quê quán đã giúp cho thân nhân xây dựng cơ sở làm ăn. [8]
Hình (CAMSA): Công nhân bị bóc lột ở Jordan trở về Việt Nam.Hình (CAMSA): Công nhân bị bóc lột ở Jordan trở về Việt Nam.
Một phúc trình của Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia dựa trên việc khảo sát 4,000 hộ nhận kiều hối vào năm 2011 cho thấy 52% lượng kiều hối được đầu tư vào bất động sản. Tiếp theo là tiết kiệm và tiêu dùng. Theo thống kê của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài Gòn, số lượng kiều hối đầu tư vào bất động sản đã giảm xuống 23% vào năm 2012 và 21% trong 10 tháng của năm 2013.  Ngược lại, tỉ lệ kiều hối đầu tư vào lãnh vực kinh doanh gia tăng. [9]

Kết luận
Kiều hối là một nguồn ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, so với những nguồn tài chánh khác như đầu tư ngoại quốc trực tiếp và tiền viện trợ.  Kiều hối chứng tỏ là một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó giúp cân bằng cán cân vãng lai, tăng cường ngoại tệ dự trữ, và giúp cải thiện đời sống của người nhận.
Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì chánh sách cởi mở về kiều hối. Cải thiện chính sách xuất khẩu lao động là một ưu tiên để có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc tuyển dụng nhân công ra nước ngoài và giảm lệ phí tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Việt Nam cần tiếp tục gửi công nhân đi nhiều nước khác nhau, thay vì một vài nước, để tránh những biến động địa phương bất ngờ.
Công nhân làm việc ở nước ngoài cần phải được bảo vệ đầy đủ chống lại sự bóc lột của giới chủ nhân.  Nhiều trường hợp như vậy đã xẩy ra trong quá khứ trước sự làm ngơ của các sứ quán Việt Nam hoặc tệ hơn với sự tiếp tay của các viên chức này như trong trường hợp 1,600 công nhân Việt Nam ở Malaysia và gần 200 công nhân Việt ở Jordan vào 2008.  Gần đây hơn vào đầu năm 2013 tại Nga, 15 nữ công nhân Việt Nam bị lường gạt và bán vào ổ mãi dâm với sự tiếp tay của một công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam và nhân viên của Tòa Đại Sứ của Việt Nam tại thủ đô Moskova.[10]  Vậy nhà nước có trách nhiệm phải kiểm tra những công ty xuất khẩu lao động và phải có biện pháp trừng phạt nặng nề những kẻ chủ mưu ám hại ngay cả người đồng hương thân cô thế cô ở xứ người.
Việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam chưa được thỏa đáng. Việt Nam cần phải hoạch định một chính sách để khuyền khích việc sử dụng kiều hối vào những dự án đầu tư sản xuất ngắn hạn và dài hạn và vào công việc kinh doanh thay vì vào thị trường địa ốc và tiêu thụ.
Tiềm năng đầu tư của người Việt ở nước ngoài rất đáng kể.  Để khai thác được tiềm năng này, nhà nước Việt Nam không những phải cải tổ môi trường kinh doanh ở trong nước để có sự bình đẳng, minh bạch, và tự do thông tin đa chiều mà còn phải loại bỏ tệ nạn tham nhũng. Cải tổ chính trị cần phải thực hiện song song với cải tổ kinh tế. Có tự do dân chủ mới có thể tận diệt được tham nhũng và giảm thiểu những lãng phí tài nguyên quốc gia như hiện nay. Trong chính trị cũng cần có cạnh tranh như trong thị trường kiều hối và trong kinh tế nói chung mới có sự trong sạch và tiến bộ.
 
[1] Thùy Vinh, “Kiều Hối Năm 2014 Dự Báo Tăng 20%.” Báo Đầu Tư, 27-1-2014.
[2] Nguyen Viet Cuong, Daniel Mont, “Economic Impacts of International Migration and Remittances on Vietnam’s Development,” Emerald Group Publishing, United Kingdom, 2012.
[3] Hải Nguyễn, “Kiều Hối Là Gì?,” www.truclamyentu.info.
[4] Pfau Wade Donald & Giang Long Thanh, “The Growing Role of International Remittances in the Vietnamese Economy: Evidence from the Vietnam (Household) Living Standard Surveys,” 2010.
[5] Tuổi Trẻ, “ODA năm 2013 đạt trên 7 tỷ USD.” 18-10-2013.
[6] Theo thống kê của Ngân Hàng Phát Triển Á châu (Asian Development Bank – ADB).
[7] Hà Thu & Anh Quân, “Việt Nam thuộc top nhận kiều hối nhiều nhất thế giới,” VNExpress, 15-4-2014.
[8] Van Phuong Hoang, Elisabetta Magnani, “Remittances and Household Business Start-Ups in Vietnam: Evidence from Vietnam Household Living Standard Surveys,” Uiversity of New South Wales, Sydney, 2012.
[9] Tô Hà, “Kiều Hối Tăng Mạnh, Chuyển Động,” Người Lao Động, 24-1-2014.
[10] CAMSA, “Để giải cứu nạn nhân ở Nga,” Mạch Sống, 7-4-2013.

Ông Nguyễn Quốc Khải nguyên là tham vấn và chuyên viên nghiên cứu kinh tế tại Ngân Hàng Thế Giới. Ông cũng từng làm tham vấn cho Đài Á Châu Tự Do và là giáo sư thỉnh giảng (professorial lecturer) tại Johns Hopkins University.        

http://www.voatiengviet.com/content/tam-quan-trong-cua-kieu-hoi/1944969.html 

HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP

HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP - PHẦN 1 & 2


HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP - PHẦN 3 & KẾT 20.06.2014
https://www.youtube.com/watch?v=Tc2MzsNiF1A


   


HỘI LUẬN & VẤN ĐÁP (Phần 1) - HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH
HỘI LUẬN & VẤN ĐÁP (Phần 2) - HIỆP ƯỚC THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH

Thế trận mới trên Biển Đông và chính sách "3 không" của Việt Nam

theo Lê Ngọc Thống/Đất Việt | 27/02/2014


     Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc.


Giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ...
Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, khi Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động được coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông. Phải chăng giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ?
Năm 2010, tại Hà nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà H.Clinton đã tuyên bố một câu “như đinh đóng cột” rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông” khiến cho Trung Quốc bất ngờ “chết đứng”, Ngoại trưởng Trung Quốc bỏ ra khỏi phòng họp sau khi trút tức giận lên Singapore một câu sặc mùi nước lớn: “Nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”.
Vậy “lợi ích quốc gia” của Mỹ bao hàm vấn đề gì mà đã hơn 3 năm trôi qua,Trung Quốc đã làm cho Biển Đông nổi sóng, đưa các quốc gia ĐNA vào cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng…thì Mỹ vẫn tỏ ra trung lập và cho đến giờ mới có những tuyên bố cứng rắn?
Nếu Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, nghĩa là Trung Quốc khống chế hoàn toàn các tuyến hàng hải quan trọng và eo biển Malacca thì trước hết đây là một đòn trời giáng vào “tử huyệt” của Nhật Bản đồng thời đẩy Mỹ ra khỏi khu vực ĐNA, làm bàn đạp để chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Ngược lại, nếu không khống chế được Biển Đông thì chưa nói đến bị Mỹ và liên minh quân sự của Mỹ bao vây hay không mà an ninh về năng lượng, an ninh về thương mại của Trung Quốc luôn có độ tin cậy không cao và luôn bị đe dọa. Trung Quốc sẽ không có cơ hội để chơi sòng phẳng với Mỹ trên mọi vấn đề.
Té ra là “lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều, đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản, một liên minh quân sự nòng cốt trong chiến lược châu Á-TBD của Mỹ.
Những hành động của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông như chiếm bãi cạn Scarborogh của Philippines, đồng minh của Mỹ, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cấm đánh bắt hải sản… không khiến Mỹ phải can thiệp vì nó không lớn hơn quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một học giả Mỹ đã nói thẳng: “Mỹ không đem hạm đội 7 sang để đánh nhau với Trung Quốc vì mấy cái đảo đá mà chỉ sang vì lợi ích quốc gia”, là chính xác.
Như vậy dễ thấy là chỉ khi nào Biển Đông có dầu hiệu sắp bị rơi vào tay kẻ khác, tức là có thể coi như đó là vạch đỏ giới hạn mà buộc Mỹ phải có biện pháp cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình),sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông đã đến Singapo
Tàu tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái "có thể cung cấp sử dụng bất cứ lúc nào" cho lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ (Globaltimes)
Dư luận và giới quan sát đã không mấy khó khăn khi nhận ra Mỹ đã chất vấn chỉ trích tính pháp lý của đường lưỡi bò (chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông) mà Trung Quốc đã tuyên bố, Mỹ cảnh cáo Trung Quốc rằng “sẽ thay đổi tư thế quân sự” nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, Mỹ công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò… trong bối cảnh khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân một cách bất thường và tỏ ra rất quyết đoán trong hành động…bởi vì đây là 2 vấn đề cốt yếu cho thấy Biển Đông có nguy cơ sẽ bị Trung Quốc khống chế.

Việc Mỹ xuất hiện trực tiếp, công khai, vào khu vực Biển Đông đã tạo ra 2 mâu thuẫn lớn: Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ-Nhật Bản về nguy cơ thách thức đến an ninh quốc gia, địa vị thống trị châu Á-TBD.
Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc.
Tính nguy hiểm của ADIZ trên Biển Đông
Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không lập ADIZ trên Biển Đông mà lập ADIZ hay không với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Phát ngôn viên của BQP Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng là “khi chuẩn bị đủ điều kiện thì sẽ lập ADIZ trên Biển Đông” đó thôi.
Chúng ta biết rằng, ADIZ là sản phẩm của chiến tranh lạnh, nhưng nếu như Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì đây lại là sự “sáng tạo” đầy hiểm độc.
Thử hỏi có quốc gia nào ở ĐNA dám tấn công Trung Quốc bằng không quân hay không? An ninh Trung Quốc từ hướng Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) có bị đe dọa bởi các nước nhỏ ven Biển Đông? Hay là Trung Quốc đề phòng máy bay của Nhật Bản, Mỹ tấn công từ hướng này, vậy thì ADIZ trên biển Hoa Đông ngay trước cửa nhà Trung Quốc mà máy bay B-52 Mỹ bay lượn mà sao Trung Quốc không một phản ứng?...
Rõ ràng, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông là chỉ dùng nó để áp dụng cho tranh chấp chủ quyền, một kiểu xâm lược, chiếm đoạt vùng trời của quốc gia láng giềng rất ngang ngược và đặc biệt rất tàn độc và bỉ ổi. Nói là tàn độc, bỉ ổi là vì thực chất, đây là hành động đe dọa, sát hại con tin để đòi hỏi chủ quyền.
Các quốc gia bị ADIZ trùm lên buộc phải lựa chọn hoặc là có hàng trăm người trên chuyến bay dân sự sẽ bị đe dọa, giết hại nếu như không chấp nhận ADIZ họ lập ra hoặc muốn an toàn thì mất chủ quyền.
Sự lợi hại, nguy hiểm của việc dùng ADIZ để tranh chấp chủ quyền luôn tạo ra cho láng giềng một sự lựa chọn bắt buộc: Chiến tranh hoặc hòa bình trong lệ thuộc.
Việc dùng ADIZ trên Biển Đông để tranh chấp chủ quyền sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam.

Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam
Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Namkhông dựa vào nước này để chống nước kia, thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Đây là thông điệp thứ nhất, thông điệp hòa bình, mong muốn chung sống hòa bình với tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới..

Nếu kẻ thù gây chiến, ngang nhiên xâm hại đến chủ quyền, khi máu đã đổ trên vùng trời, vùng biển, hải đải của Tổ quốc thì lúc đó, chính kẻ thù đã xóa bỏ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam muốn hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn cho chúng ta hòa bình, chúng muốn cướp trời, cướp biển thì Việt Nam buộc phải chống lại.

Để chống lại kẻ thù xâm lược, Việt Nam luôn cần sự ủng hộ của toàn thế giới và không những chỉ dựa vào một nước này nào đó mà sẵn sàng dựa vào cả thế giới để chống kẻ thù xâm lược, là một trong 3 dòng thác cách mạng mà Việt Nam đã vận dụng để tạo nên chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc trước đây.
Nên hiểu rằng, chấp nhận hy sinh xương máu là biện pháp cuối cùng tổn hại nhất, giá phải trả đắt nhất mà dân tộc Việt cũng buộc phải dùng để bảo vệ chủ quyền thì không có biện pháp nào mà dân tộc Việt không sử dụng để chiến thắng quân xâm lược. Đó là điều chắc chắn.

Đây cũng chính là thông điệp thứ hai cho những kẻ có mưu đồ bành trướng, cậy mạnh đụng đến một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Tuy nhiên chính sách “ba không” đó có phát huy hiệu quả hay không thì phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quân sự, khả năng răn đe của Việt Nam đối với những kẻ có mưu đồ gây chiến.
Vì thế, ở một góc độ nào đó, tuyên bố "thay đổi tư thế quân sự" của Mỹ nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông lại góp phần cho chính sách quốc phòng hòa bình của Việt Nam có tính răn đe mạnh hơn, phát huy hiệu quả hơn.

Tại sao ư?
Đương nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam.

Thế trận mới trên Biển Đông và chính sách "3 không" của Việt Nam
*

Ý kiến :
"Tại sao ư? 
Đương nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam."

Như vậy TQ khóa tay chân QDNDVN, nhân dân VN với chính sách "3 không" của VN !!!!?
(bất chiến tự nhiên thành)

- Khi VN không có liên minh quân sự với Mỹ / Nhật, ... thì khi TQ đánh VN thì VN sẽ thua/bị thiệt hại nặng nề, hoặc nhịn, nhịn mãi để TQ chiếm biển đông của VN.

Như vậy, làm sao VN răn đe TQ đừng gây chiến tranh, đừng hiếp đáp, đừng chiếm biển đảo VN, hủy bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn, chấm dứt mang giàn khoan vào vùng biển VN, nếu VN không dám KIỆN TQ ra tòa án quốc tế (trước khi TQ rút giàn khoan), là việc tối thiểu phải làm ngay ?

- Dứt khóat là TQ không bỏ biển đông, vì đó là lợi ích cốt lõi, không gian sinh tồn, đường ra biển lớn để từng bước thống trị á châu của TQ, qua ngỏ VN là nước mà TQ "phải thu hồi" theo kiểu tằm ăn dâu, "da beo" trên mọi lãnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ...)
TQ sẽ tiếp tục di chuyển giàn khoan trong vùng biển VN để khai thác tài nguyên, và bố trí tài khí, và lập căn cứ chiến lược quân sự để kiểm soát biển đông, cũng như khống chế vn, các nước khác trong vùng.

*


Tham khảo :

- Khối đồng minh kiểu NATO để kiềm chế Trung Quốc, nên không?http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140711/khoi-dong-minh-kieu-nato-de-kiem-che-trung-quoc-nen-khong.aspx

- Nên bỏ chính sách "ba không" của quốc phòng Việt Nam
http://quandiem.net/thoi-su-xa-hoi/53a3198f0e360dd41c77a864/chinh-sach-ba-khong-cua-quoc-phong-viet-nam

- THEO ĐUỔI CHÍNH SÁCH "3 KHÔNG" VIỆT NAM BỊ BỎ RƠI Ở ĐÔNG NAM Á 
http://www.trinhanmedia.com/2014/05/theo-uoi-chinh-sach-3-khong-viet-nam-bi.html-Trung Quốc ngang ngược cấm khai thác dầu trên Biển Đông "nếu không được cho phép" 14-7-2014
http://plo.vn/thoi-su/trung-quoc-ngang-nguoc-cam-khai-thac-dau-tren-bien-dong-neu-khong-duoc-cho-phep-482238.html
Chọn ai : Thời gian quyết định không còn dài nữa (Nguyễn An Dân)
Đối phó với âm mưu của Trung Quốc, cách tốt nhất là kiện (Trần Công Trục)
Nhiều khả năng Việt Nam sẽ không khởi kiện Trung Quốc (Hoàng Mai)
Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân (Dương Thu Hương)
-

*

GIÀN KHOAN HD981- HSTS - BIỂN ĐÔNG - THÁI ĐỘ CSVN ?

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ không khởi kiện China Hoàng Mai
http://boxitvn.blogspot.com/2014/07/nhieu-kha-nang-viet-nam-se-khong-khoi.html
Tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam không dám kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế? (Nguyễn Chính Kết)
http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9068:t-i-sao-csvn-khong-dam-ki-n-trung-c-ng-ra-tru-c-toa-an-qu-c-t-nguy-n-chinh-k-t&catid=66&Itemid=301
GS TẠ VĂN TÀI: PHẢI KIỆN GẤP RÚT KẺO TRỄ! 
http://radiochantroimoi.com/binh-luan/csvn-doi-lap-truong-vu-hd-981.html

*

-Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Giao-su-Carl-Thayer-Lo-ngai-MyTrung-Quoc-moc-ngoac-o-Bien-Dong-post147290.gd
“Trung Quốc buộc Mỹ phải lựa chọn bỏ rơi bạn bè hoặc chống lại họ” 
-Chọn ai: Thời gian quyết định không còn dài nữa
http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/chon-ai-thoi-gian-quyet-inh-khong-con.html
-Đã đến lúc phải dứt khoát http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/a-en-luc-phai-dut-khoat.html#more
http://rbomtm.blogspot.com/2014/06/a-en-luc-phai-dut-khoat.html
2759. Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹhttp://www.basam.info/2014/07/13/2759-nhung-co-hoi-bi-bo-lo-cho-mot-lien-minh-viet-my/
- Trung Quốc lại đòi Mỹ đứng ngoài tranh chấp Biển Đông - 15-7-2014

*
16-7-2014

Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam

http://news.zing.vn/Trung-Quoc-di-chuyen-gian-khoan-981-khoi-vung-bien-VN-post437033.html Từ khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014, Hải Dương 981 đã đào hai giếng. Giai đoạn 1 kết thúc ngày 27/5 và giai đoạn 2 kết thúc ngày 15/7. Thông báo của CNPC khẳng định giàn khoan tìm thấy dấu hiệu của mỏ khí đốt và dầu khí trong khu vực mà nó hoạt động.
‘Không được tái diễn’ hạ đặt giàn khoan

Trung Quốc khẳng định chỉ dời chứ không rút giàn khoan Hải Dương-981



*
16-7-2014
TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH BÌNH LUẬN NHANH VIỆC TQ RÚT GIÀN KHOAN
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau:
Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
Họ rút giàn khoan để ngăn chặn không cho BCH TW có lý do bàn về vấn đề Biển Đông nữa, đồng thời làm cho dư luận thế giới dịu đi, không phê phán gay gắt họ nữa.
Im ắng một thời gian thì họ lại tiếp tục lấn chiếm. Lúc đó, dư luận thế giới thấy rằng Việt Nam không đấu tranh, từ bỏ việc kiện Trung Quốc thì thế giới không ủng hộ nữa.
Thế là Trung Quốc càng ngày tiếp tục lấn tới, mạnh mẽ hơn, thành ra VN bị mắc bẫy và bi cô lập hoàn toàn.

*