Ngày 18/06 vừa qua, NHNN đã nâng tỷ giá VND/USD bình quân liên ngân
hàng thêm 1%. Việc điều chỉnh tỷ giá này có thực sự hỗ trợ cho doanh
nghiệp xuất khẩu? Cùng với việc tín dụng ngoại tệ tăng trưởng khá cao
trong 6 tháng đầu năm, liệu có khiến cho tình hình ngoại tệ trong hệ
thống ngân hàng trở nên căng thẳng và đẩy lãi suất huy động ngoại tệ
lên?
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành về những vấn đề này.
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về động thái điều chỉnh tỷ giá vừa rồi của NHNN?
Chuyên gia Bùi Kiến Thành: Trước
hết là tỷ giá cũng không có tăng gì nhiều, chỉ 1% thôi. NHNN đã nghiên
cứu về giá trị thật của đồng tiền Việt Nam. Nhiều chuyên gia đánh giá là
đồng Việt Nam đang không đúng giá trị thật, giá trị thật thấp hơn
nhiều.
Chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện đang có 2 vấn đề. Một là giá trị
thật của đồng VND cần được điều chỉnh. Chủ trương mỗi năm điều chỉnh
khoảng 2- 3%, năm nay, sau nửa năm điều chỉnh 1% thì cũng là bình thường
thôi, không có gì là ngoài dự đoán của những người theo dõi tỷ giá Việt
Nam.
Vấn đề thứ hai là làm sao để các nhà xuất khẩu không thiệt hại quá
nhiều khi chuyển đồng USD sang nội tệ, thêm nữa là giúp cho xuất khẩu
mạnh hơn. Đối với các nhà xuất khẩu, điều chỉnh tỷ giá thì họ được lợi
thêm 1% khi chuyển đổi ra nội tệ. Điều này cũng hỗ trợ doanh nghiệp phần
nào, nhưng đó chỉ là một chuyện nhỏ mà nhà nước phải làm thôi.
Việt Nam có đặc thù là xuất khẩu nhưng tỷ lệ nội hóa của mình không có bao nhiêu,
nguyên liệu hầu hết là nhập từ nước ngoài về. Ví dụ như năm vừa rồi,
68% kim ngạch xuất khẩu đến từ các Doanh nghiệp FDI nhưng các DN này
phần lớn là nhập khẩu nguyên liệu. Trong 68% ấy có đến 40 - 50 % là hàng
nhập về. Tính ra “tinh” của nó chả có bao nhiêu.
Khi hạ giá trị đồng VND xuống thì mình cũng phải trả tiền nguyên liệu cao hơn. Vì thế nó cũng không phải lợi thế cho mình xuất khẩu vì nó không làm cho hàng hóa Việt Nam rẻ hơn nhiều so với DN nước ngoài.
Theo
thông tin từ NHNN, tính đến tháng 6/2014, tín dụng ngoại tệ tăng 12,03%
trong khi tín dụng VND chỉ tăng 2,17%. Ông đánh giá như thế nào về mức
tăng trưởng tín dụng ngoại tệ mạnh như vậy?
Trước đây theo nguyên tắc doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ về mới
được vay ngoại tệ, tức là Doanh nghiệp xuất khẩu là chính nhưng vừa rồi
Nhà nước có chính sách mới cho phép các DN thuộc 5 lĩnh vực được vay
ngoại tệ. Đây có thể là một nguyên nhân khiến cho tín dụng ngoại tệ tăng
mạnh.
Tuy nhiên, theo tôi, chính sách muốn tạo ưu đãi đối với các lĩnh vực
đó nhưng đi ngược nguyên tắc có ngoại tệ mới được vay, và nó có thể ảnh
hưởng đến cung cầu ngoại tệ và tỷ giá nếu thị trường không có đủ ngoại
tệ để bán. Lãi suất cho vay VND quá cao, người ta ít vay tiền VND. Tự
nhiên mình tạo ra cầu về ngoại tệ như thế, sau này không quản lý nổi.
Chính sách tỷ giá như thế là mầm tạo căng thẳng sau này.
Còn về phía người đi vay, tôi muốn nói rằng lãi suất huy động ngoại tệ
thấp hơn lãi suất huy động VND, huy động cao thì cho vay cao, huy động
thấp thì cho vay thấp. Nhưng người đi vay cần phải cẩn thận xem xét
trong mối quan hệ với chính sách tỷ giá để tính toán xem lãi suất đi vay
thật của mình là bao nhiêu?
Ngoài ra, cũng có những Doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng, vay USD
rồi chuyển sang VND gửi vào Ngân hàng hưởng lãi suất. Việt Nam có nạn
cho vay mà không kiểm soát giám định luồng tiền có đi đúng hướng hay
không cho nên người ta có thể thực hiện điều này.
Theo báo cáo của UBGS Tài chính quốc gia, tỷ
lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng đã tăng lên mức
95,5% trong tháng 5/2014. Thưa ông, việc nâng tỷ giá VND/USD để hỗ trợ
DN xuất khẩu có thể làm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ cao thêm và gây ra
căng thẳng ngoại tệ cho hệ thống hay không?
Có căng thẳng ngoại tệ là
vì nhà nước mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ và Ngân hàng đã cho vay
ngoại tệ đến mức gần 100% tiền gửi, không còn có đủ ngoại tệ để cho
vay. Thế thì phải đi mua. Mua nhiều làm đẩy giá ngoại tệ lên. Mà mua ở
đâu? Mua trên thị trường liên Ngân hàng. Không có thì mua của tư nhân,
từ đó mà đẩy lãi suất huy động ngoại tệ lên. Cho nên tôi mới nói là phải
thận trọng. Không phải là nhà nước quyết định một cái, mở thêm ra cho 5
lĩnh vực được vay ngoại tệ là được yên. Cho nhiều đối tượng được vay
ngoại tệ thì sẽ khan hiếm thôi.
Có một vấn đề quan trọng mà ít người quan tâm. Đó là con số mỗi năm
lượng kiều hối gửi về gần 11 tỷ USD. Đây là số tiền rất quan trọng. Nếu
không có khoản tiền này thì dự trữ ngoại hối của mình được bao nhiêu
đâu? Tính sơ sơ, 10 năm nay kiều hối gửi về là hơn 100 tỷ USD, không có khoản này thì Việt Nam đã phá sản rồi, làm gì có ngoại tệ để chi khi mà anh xài nhiều hơn làm ra. Vấn đề nhập siêu cũng là nhờ kiều hối chứ lấy đâu ra mà trả.
Nói rõ hơn, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở trong tình trạng
nhập siêu. Nhưng cán cân thanh toán thì cân bằng được là nhờ kiều hối và
đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét lại các khoản đầu tư nước ngoài thì
thực tế họ có cho không mình đâu. “Nó” vào rồi “nó” đi ra. ODA cũng vậy,
không phải là khoản cho không. Khi sử dụng các khoản vốn này, Việt Nam
đều phải mua hàng hóa, nguyên liệu của các nước cho vay. Họ cho vay nhưng chính ra là tìm cách bán hàng cho mình. Họ ưu đãi lãi suất nhưng không ưu đãi giá cả bán hàng. Vào
cuộc là họ lấy mất 20% lợi nhuận của mình rồi. Thế nhưng mình coi ODA
là ghê gớm lắm, thậm chí coi như tiền chùa xài thoải mái. Trong khi chỉ
có kiều hối là đồng bào mình cho không đất nước.
Thưa
ông, trong những ngày vừa qua, đồng USD liên tục xuống giá so với VND.
Có ý kiến cho rằng điều này là do cầu ngoại tệ không nhiều hay nói cách
khác là doanh nghiệp nhập khẩu đang yếu nên giảm nhu cầu ngoại tệ để mua
hàng hóa. Xin ông cho biết ý kiến của mình?
Người ta nói mò thế thôi. Con số mỗi ngày lên xuống là chuyện mưa nắng
thất thường trên thị trường mua bán ngoại tệ. Phải nhìn xu hướng lâu
dài thế nào chứ đừng nhìn 1, 2 ngày. Giờ Ngân hàng đang cho vay nhiều
ngoại tệ, mà muốn tiếp tục cho vay thì phải đi mua như tôi đã nói ở
trên. Nếu chính sách là mở rộng cho vay bằng ngoại tệ mà cung ngoại tệ
không theo kịp thì giá ngoại tệ sẽ lên. Về dài hạn là như thế.
Theo thị trường nếu cung thiếu thì giá lên. Lãi suất huy động đồng USD sẽ cũng phải lên mà thôi.
Có thêm ý kiến cho rằng con số dự trữ ngoại hối “kỷ lục” 35 tỷ USD cũng có thể là một biểu hiện của sức cầu ngoại tệ không lớn?
Thế nào là kỷ lục? Chưa bao giờ mình đạt được mức ấy nhưng không có
nghĩa nó là lớn. Lúc trước có 1000 đồng trong túi, lúc sau có 1 tỷ. 1 tỷ
đồng đó là kỷ lục, nhưng nó có đủ không? Có đáp ứng được nhu cầu của
mình không? Có 35 tỷ USD đấy nhưng nhu cầu của đất nước lúc này là bao
nhiêu? Chúng ta vẫn phải đi vay ngân hàng thế giới, vay các tổ chức quốc
tế, vay các nước phát triển… Kỷ lục nhưng vẫn yếu so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Vậy
ông đánh giá thế nào về khoản dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD này? Khoản này
có đảm bảo thị trường không thiếu hụt nguồn cung hay không?
35 tỷ ăn thua gì, có 12 tuần lễ nhập khẩu, sao gọi là an toàn được.
Nhỡ có sự kiện gì làm người ta ùa đi mua ngoại tệ, ngân hàng nhà nước
phải đứng ra bình ổn bằng cách bán USD thì không có đủ mà bán được. Nhất
là khi cán cân thương mại lại bị nhập siêu. Mình chỉ dựa vào ODA được
chút ít. Họ nói giải ngân 7 tỷ, 8 tỷ nhưng có giải ngân thế đâu. Vừa rồi
phó thủ trướng Hoàng Trung Hải nói còn 21 tỷ USD chưa giải ngân được
trong số 57 tỷ ODA cam kết tức là gần 40%. Khi chúng ta không đáp ứng
yêu cầu của người cho vay vì họ bắt mình mua giá này, bắt đưa ra chương
trình nọ kia để họ phê duyệt giải ngân, mình không đồng ý thì họ không
giải ngân thôi. Khi đó chúng ta lại không giải quyết được nguồn vốn để
đầu tư các dự án.
35 tỷ chỉ là một nguồn mà cũng không dùng được nguồn đấy, vì nó là dự
trữ, chỉ đáp ứng nhu cầu mười mấy tuần nhập khẩu. Cho nên tới đây vẫn phải làm sao để tăng dự trữ ngoại hối hơn nữa. Bằng
cách nào? Từ nguồn trong nước, vay nước ngoài, từ nguồn vô hạn định của
Ngân hàng trung ương là tạo ra tín dụng cho Doanh nghiệp phát triển...
Chúng ta phải xem chính sách tiền tệ là như thế nào? Các nước như Mỹ,
Nhật khởi đầu như thế nào, từ đâu mà họ lớn mạnh lên? Phải xem ngân hàng
trung ương của các quốc gia khác họ làm thế nào để xây dựng một hệ
thống tài chính ngân hàng hiệu quả! Có đi vay thì cũng phải biết cách sử
dụng vốn vay cho hiệu quả chứ không phải là tiêu xài hoang phí, rút
ruột công trình…
Xin cảm ơn ông rất nhiều!
>> Mặt trái của mức tăng dự trữ ngoại hối
Hải Minh
Theo Trí Thức Trẻ
http://vinacorp.vn/news/chuyen-gia-bui-kien-thanh-neu-khong-co-kieu-hoi-viet-nam-pha-san-roi/ct-563666
*
*
Tầm quan trọng của kiều hối
26.06.2014
Kiều hối là ngoại tệ chuyển về Việt Nam do những người sinh sống ở
nước ngoài như những người tị nạn Cộng Sản hay những người làm việc ở
nước ngoài như những công nhân xuất khẩu lao động. Kiều hối giúp cải
thiện mức sống của người dân và giữ một vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế sở tại.
Bài phân tách này sẽ lần lượt trình bầy về một số vấn đề như số lượng kiều hối Việt Nam nhận được và tầm quan trọng của kiều hối trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, bài viết này cũng sẽ phân tách lý do giúp cho số lượng kiều hối gia tăng và việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam.
Số lượng kiều hối
Số lượng kiều hối tăng không ngừng trong hơn 10 năm qua, từ 1.3 tỉ Mỹ kim vào năm 2000 lên đến 11 tỉ Mỹ kim vào năm 2013, ngoại trừ năm 2009 bị sút giảm 11.5% so với năm trước do cuộc khủng hoảng tài chánh 2008-2009, theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Trong ba năm vừa qua, số lượng kiều hối vào Việt Nam tăng khoảng 1 tỉ Mỹ kim mổi năm. Theo một dự đoán của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài Gòn, kiều hối sẽ có thể gia tăng 20% trong năm 2014. [1] Hiện nay có 4.5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Nam Triều Tiên, qua chương trình xuất khẩu lao động.
Phần lớn số lượng kiều hối Việt Nam nhận được phát xuất từ Hoa Kỳ, Canada, và Pháp và chuyển về cho những người sanh sống ở thành thị, đặc biệt là Sài Gòn. [2] Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khoảng trên 50% số lượng kiều hối gửi về Việt Nam phát xuất từ Hoa Kỳ. [3] [4]
Phần đông công nhân xuất khẩu lao động xuất thân từ thôn quê. Do đó, số lượng kiều hối do công nhân gửi từ các nước Á châu về thôn quê tương đối ít so với số lượng kiều hối do Việt kiều chuyển từ các nước Tây phương về thành thị. Nhưng số lượng này có khuynh hướng gia tăng. Các vùng nhận kiều hối được mở rộng đến các tỉnh nhỏ và khu vực thôn quê nơi tập trung gia đình có công nhân xuất khẩu lao động như Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, v.v.
Tầm quan trọng của kiều hối
Trong 12 nước có số lượng kiều hối từ 10 tỉ Mỹ kim trở lên vào năm 2013, Ấn Độ dẫn đầu với 70 tỉ Mỹ kim, tiếp theo là Trung Quốc với 60 tỉ Mỹ Kim, Philippines với 25 tỉ Mỹ Kim. Việt Nam đứng hạng 10 với 11 tỉ Mỹ kim, tương đương khoảng 7.1 % của tổng sản phẩm nội địa, bằng 1/3 số lượng ngoại hối dự trữ của Việt Nam vào năm 2013 (33 tỉ Mỹ kim), lớn hơn cả vốn đầu tư nước ngoài (10.5 tỉ Mỹ kim) và tiền viện trợ chinh thức để phát triển ODA thực (net Official Development Assistance) (4.1 tỉ Mỹ kim cho năm 2012). [5] Số lượng kiều hối xem ra nhập vào Việt Nam đều đặn hơn là vốn đầu tư nước ngoài. Kiều hối là một nguồn ngoại tệ quan trọng, một số tiền viện trợ lớn không phải hoàn lại và không phải chịu một chi phí nào cả.
Vào năm 2011, cán cân vãng lai (current account balance) của Việt Nam từ tình trạng thiếu hụt lần đầu tiên trở nên trở nên thặng dư với con số khiêm nhường là 236 triệu Mỹ kim. Con số này đã tăng lên đến 2.6 tỉ Mỹ kim vào năm 2013. Một phần nhỏ nhờ vào thặng dư về cán cân thương mại (trade balance) 3.3 tỉ Mỹ kim, nhưng phần lớn hơn nhờ thặng dư về tài khoản chuyển nhượng vãng lai dòng (net current transfer) 9.1 tỉ Mỹ kim trong đó có 11 tỉ kiều hối chuyển vào Việt Nam. [6]
Số lượng ngoại tệ do kiều hối mang về rất cần thiết đối với Việt Nam để thanh toán hàng hóa nhập khẩu và các dịch vụ thương mại. Ngoài ra nó còn giúp ổn định tỷ giá (hối suất). Nếu ngoại tệ khan hiếm, đồng bạc Việt Nam sẽ mất giá, tỷ giá của VNĐ đối với ngoại tệ sẽ lên cao và làm tăng lạm phát.
Mặc dầu ngoại tệ có giá trị hơn đồng Việt Nam, nhưng không phải những người nhận đều lãnh ngoại tệ. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cho biết, tỉ lệ kiều hối chuyển sang VNĐ tại ngân hàng này lên đến 25% trong 2013, một phần vì tỷ giá của VNĐ ổn định.
Lý do giúp cho kiều hối gia tăng
Một yếu tố giúp cho sự gia tăng kiều hối là số người Việt vẫn tiếp tục ra nước ngoài qua chương trình đoàn tụ gia đình và qua chương trình xuất khẩu lao động. Số công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ khoảng 30,000 người vào năm 2000 đã lên đến 500,000 người vào năm 2013. Kể từ năm 2015, công nhân trong các nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations – ASEAN) có thể tự do đi lại và làm việc ở trong vùng, do đó sẽ làm số kiều hối tăng lên. [7]
Một yếu tố quan trọng khác là sau nhiều năm đầu thử nghiệm Việt Nam đã rút tỉa ra một chính sách cởi mở nhắm thu hút kiều hối bao gồm một số biện pháp cần thiết như không hạn chế số lượng kiều hối, cho phép nhận và trả bằng ngoại tệ. Người nhận không bị bắt buộc phải gửi vào chương mục tiết kiệm hay bán ngoại tệ cho ngân hàng và không phải trả thuế thu nhập trên số kiều hối. Ngoài ra, sự chênh lệch về lãi suất áp dụng đối với tiền Việt Nam và ngoại tệ ở Việt Nam cũng là một yếu tố thu hút kiều hối.
Yếu tố thứ ba là người Việt ở nước ngoài về thăm Việt Nam, mua nhà ở hay đầu tư được dễ dàng hơn trước. Dịch vụ chuyển tiền phát triển rộng rãi ở trong nước cũng như ở hải ngoại với nhiều công ty và chi nhánh chuyển tiền với sự cộng tác của các ngân hàng, một phần nhờ chánh sách cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia vào việc chuyển tiền. Thủ tục chuyển tiền khá giản di và nhanh chóng. Thông thường chỉ trong vòng 24 giờ là người ở Việt Nam nhận được tiền kể cả ở vùng quê. Chi phí chuyển tiền qua công ty thương mại và ngân hàng tiếp tục giảm do cạnh tranh rất cao. Thí dụ lệ phí chuyển 100 Mỹ kim từ Hoa Kỳ qua một công ty chuyển tiền ở vùng Virginia về Việt Nam là 2 Mỹ kim và từ 300 Mỹ kim lệ phí là 1.5 Mỹ kim cho mỗi 100 Mỹ kim.
Kiều hối được sử dụng như thế nào?
Theo cuộc nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường và Daniel Mont xuất bản vào 2012 đã đề cập đến ở trên, phần lớn kiều hối chuyển vào Việt Nam được dùng vào việc mua bán nhà, đất, trả nợ và tiết kiệm. Một phần nhỏ được dùng để mua những sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng kiều hối không được dùng vào việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng ngày và ảnh hưởng đối với giảm nghèo về mặt tiêu thụ rất giới hạn, ít nhất trong ngắn hạn.
Một cuộc nghiên cứu khác của Vân Phượng Hoàng và Elisabetta Magnani thuộc University of New South Wales xuất bản vào 2012 cũng có một kết luận tương tự rằng số lượng kiều hối từ nước ngoài do Việt kiều gửi về không có ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại. Trái lại, những số tiền của công nhân sống ở Việt Nam nhưng xa gia đình hay làm việc ở nước ngoài trong chương trình xuất khẩu lao động gửi về quê quán đã giúp cho thân nhân xây dựng cơ sở làm ăn. [8]
Một phúc trình của Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia dựa trên việc khảo sát 4,000 hộ nhận kiều hối vào năm 2011 cho thấy 52% lượng kiều hối được đầu tư vào bất động sản. Tiếp theo là tiết kiệm và tiêu dùng. Theo thống kê của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài Gòn, số lượng kiều hối đầu tư vào bất động sản đã giảm xuống 23% vào năm 2012 và 21% trong 10 tháng của năm 2013. Ngược lại, tỉ lệ kiều hối đầu tư vào lãnh vực kinh doanh gia tăng. [9]
Kết luận
Kiều hối là một nguồn ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, so với những nguồn tài chánh khác như đầu tư ngoại quốc trực tiếp và tiền viện trợ. Kiều hối chứng tỏ là một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó giúp cân bằng cán cân vãng lai, tăng cường ngoại tệ dự trữ, và giúp cải thiện đời sống của người nhận.
Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì chánh sách cởi mở về kiều hối. Cải thiện chính sách xuất khẩu lao động là một ưu tiên để có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc tuyển dụng nhân công ra nước ngoài và giảm lệ phí tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Việt Nam cần tiếp tục gửi công nhân đi nhiều nước khác nhau, thay vì một vài nước, để tránh những biến động địa phương bất ngờ.
Công nhân làm việc ở nước ngoài cần phải được bảo vệ đầy đủ chống lại sự bóc lột của giới chủ nhân. Nhiều trường hợp như vậy đã xẩy ra trong quá khứ trước sự làm ngơ của các sứ quán Việt Nam hoặc tệ hơn với sự tiếp tay của các viên chức này như trong trường hợp 1,600 công nhân Việt Nam ở Malaysia và gần 200 công nhân Việt ở Jordan vào 2008. Gần đây hơn vào đầu năm 2013 tại Nga, 15 nữ công nhân Việt Nam bị lường gạt và bán vào ổ mãi dâm với sự tiếp tay của một công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam và nhân viên của Tòa Đại Sứ của Việt Nam tại thủ đô Moskova.[10] Vậy nhà nước có trách nhiệm phải kiểm tra những công ty xuất khẩu lao động và phải có biện pháp trừng phạt nặng nề những kẻ chủ mưu ám hại ngay cả người đồng hương thân cô thế cô ở xứ người.
Việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam chưa được thỏa đáng. Việt Nam cần phải hoạch định một chính sách để khuyền khích việc sử dụng kiều hối vào những dự án đầu tư sản xuất ngắn hạn và dài hạn và vào công việc kinh doanh thay vì vào thị trường địa ốc và tiêu thụ.
Tiềm năng đầu tư của người Việt ở nước ngoài rất đáng kể. Để khai thác được tiềm năng này, nhà nước Việt Nam không những phải cải tổ môi trường kinh doanh ở trong nước để có sự bình đẳng, minh bạch, và tự do thông tin đa chiều mà còn phải loại bỏ tệ nạn tham nhũng. Cải tổ chính trị cần phải thực hiện song song với cải tổ kinh tế. Có tự do dân chủ mới có thể tận diệt được tham nhũng và giảm thiểu những lãng phí tài nguyên quốc gia như hiện nay. Trong chính trị cũng cần có cạnh tranh như trong thị trường kiều hối và trong kinh tế nói chung mới có sự trong sạch và tiến bộ.
Bài phân tách này sẽ lần lượt trình bầy về một số vấn đề như số lượng kiều hối Việt Nam nhận được và tầm quan trọng của kiều hối trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, bài viết này cũng sẽ phân tách lý do giúp cho số lượng kiều hối gia tăng và việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam.
Số lượng kiều hối
Số lượng kiều hối tăng không ngừng trong hơn 10 năm qua, từ 1.3 tỉ Mỹ kim vào năm 2000 lên đến 11 tỉ Mỹ kim vào năm 2013, ngoại trừ năm 2009 bị sút giảm 11.5% so với năm trước do cuộc khủng hoảng tài chánh 2008-2009, theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Trong ba năm vừa qua, số lượng kiều hối vào Việt Nam tăng khoảng 1 tỉ Mỹ kim mổi năm. Theo một dự đoán của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài Gòn, kiều hối sẽ có thể gia tăng 20% trong năm 2014. [1] Hiện nay có 4.5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Nam Triều Tiên, qua chương trình xuất khẩu lao động.
Phần lớn số lượng kiều hối Việt Nam nhận được phát xuất từ Hoa Kỳ, Canada, và Pháp và chuyển về cho những người sanh sống ở thành thị, đặc biệt là Sài Gòn. [2] Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khoảng trên 50% số lượng kiều hối gửi về Việt Nam phát xuất từ Hoa Kỳ. [3] [4]
Phần đông công nhân xuất khẩu lao động xuất thân từ thôn quê. Do đó, số lượng kiều hối do công nhân gửi từ các nước Á châu về thôn quê tương đối ít so với số lượng kiều hối do Việt kiều chuyển từ các nước Tây phương về thành thị. Nhưng số lượng này có khuynh hướng gia tăng. Các vùng nhận kiều hối được mở rộng đến các tỉnh nhỏ và khu vực thôn quê nơi tập trung gia đình có công nhân xuất khẩu lao động như Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, v.v.
Tầm quan trọng của kiều hối
Trong 12 nước có số lượng kiều hối từ 10 tỉ Mỹ kim trở lên vào năm 2013, Ấn Độ dẫn đầu với 70 tỉ Mỹ kim, tiếp theo là Trung Quốc với 60 tỉ Mỹ Kim, Philippines với 25 tỉ Mỹ Kim. Việt Nam đứng hạng 10 với 11 tỉ Mỹ kim, tương đương khoảng 7.1 % của tổng sản phẩm nội địa, bằng 1/3 số lượng ngoại hối dự trữ của Việt Nam vào năm 2013 (33 tỉ Mỹ kim), lớn hơn cả vốn đầu tư nước ngoài (10.5 tỉ Mỹ kim) và tiền viện trợ chinh thức để phát triển ODA thực (net Official Development Assistance) (4.1 tỉ Mỹ kim cho năm 2012). [5] Số lượng kiều hối xem ra nhập vào Việt Nam đều đặn hơn là vốn đầu tư nước ngoài. Kiều hối là một nguồn ngoại tệ quan trọng, một số tiền viện trợ lớn không phải hoàn lại và không phải chịu một chi phí nào cả.
Vào năm 2011, cán cân vãng lai (current account balance) của Việt Nam từ tình trạng thiếu hụt lần đầu tiên trở nên trở nên thặng dư với con số khiêm nhường là 236 triệu Mỹ kim. Con số này đã tăng lên đến 2.6 tỉ Mỹ kim vào năm 2013. Một phần nhỏ nhờ vào thặng dư về cán cân thương mại (trade balance) 3.3 tỉ Mỹ kim, nhưng phần lớn hơn nhờ thặng dư về tài khoản chuyển nhượng vãng lai dòng (net current transfer) 9.1 tỉ Mỹ kim trong đó có 11 tỉ kiều hối chuyển vào Việt Nam. [6]
Số lượng ngoại tệ do kiều hối mang về rất cần thiết đối với Việt Nam để thanh toán hàng hóa nhập khẩu và các dịch vụ thương mại. Ngoài ra nó còn giúp ổn định tỷ giá (hối suất). Nếu ngoại tệ khan hiếm, đồng bạc Việt Nam sẽ mất giá, tỷ giá của VNĐ đối với ngoại tệ sẽ lên cao và làm tăng lạm phát.
Mặc dầu ngoại tệ có giá trị hơn đồng Việt Nam, nhưng không phải những người nhận đều lãnh ngoại tệ. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cho biết, tỉ lệ kiều hối chuyển sang VNĐ tại ngân hàng này lên đến 25% trong 2013, một phần vì tỷ giá của VNĐ ổn định.
Lý do giúp cho kiều hối gia tăng
Một yếu tố giúp cho sự gia tăng kiều hối là số người Việt vẫn tiếp tục ra nước ngoài qua chương trình đoàn tụ gia đình và qua chương trình xuất khẩu lao động. Số công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ khoảng 30,000 người vào năm 2000 đã lên đến 500,000 người vào năm 2013. Kể từ năm 2015, công nhân trong các nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations – ASEAN) có thể tự do đi lại và làm việc ở trong vùng, do đó sẽ làm số kiều hối tăng lên. [7]
Một yếu tố quan trọng khác là sau nhiều năm đầu thử nghiệm Việt Nam đã rút tỉa ra một chính sách cởi mở nhắm thu hút kiều hối bao gồm một số biện pháp cần thiết như không hạn chế số lượng kiều hối, cho phép nhận và trả bằng ngoại tệ. Người nhận không bị bắt buộc phải gửi vào chương mục tiết kiệm hay bán ngoại tệ cho ngân hàng và không phải trả thuế thu nhập trên số kiều hối. Ngoài ra, sự chênh lệch về lãi suất áp dụng đối với tiền Việt Nam và ngoại tệ ở Việt Nam cũng là một yếu tố thu hút kiều hối.
Yếu tố thứ ba là người Việt ở nước ngoài về thăm Việt Nam, mua nhà ở hay đầu tư được dễ dàng hơn trước. Dịch vụ chuyển tiền phát triển rộng rãi ở trong nước cũng như ở hải ngoại với nhiều công ty và chi nhánh chuyển tiền với sự cộng tác của các ngân hàng, một phần nhờ chánh sách cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia vào việc chuyển tiền. Thủ tục chuyển tiền khá giản di và nhanh chóng. Thông thường chỉ trong vòng 24 giờ là người ở Việt Nam nhận được tiền kể cả ở vùng quê. Chi phí chuyển tiền qua công ty thương mại và ngân hàng tiếp tục giảm do cạnh tranh rất cao. Thí dụ lệ phí chuyển 100 Mỹ kim từ Hoa Kỳ qua một công ty chuyển tiền ở vùng Virginia về Việt Nam là 2 Mỹ kim và từ 300 Mỹ kim lệ phí là 1.5 Mỹ kim cho mỗi 100 Mỹ kim.
Kiều hối được sử dụng như thế nào?
Theo cuộc nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường và Daniel Mont xuất bản vào 2012 đã đề cập đến ở trên, phần lớn kiều hối chuyển vào Việt Nam được dùng vào việc mua bán nhà, đất, trả nợ và tiết kiệm. Một phần nhỏ được dùng để mua những sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng kiều hối không được dùng vào việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng ngày và ảnh hưởng đối với giảm nghèo về mặt tiêu thụ rất giới hạn, ít nhất trong ngắn hạn.
Một cuộc nghiên cứu khác của Vân Phượng Hoàng và Elisabetta Magnani thuộc University of New South Wales xuất bản vào 2012 cũng có một kết luận tương tự rằng số lượng kiều hối từ nước ngoài do Việt kiều gửi về không có ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại. Trái lại, những số tiền của công nhân sống ở Việt Nam nhưng xa gia đình hay làm việc ở nước ngoài trong chương trình xuất khẩu lao động gửi về quê quán đã giúp cho thân nhân xây dựng cơ sở làm ăn. [8]
Một phúc trình của Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia dựa trên việc khảo sát 4,000 hộ nhận kiều hối vào năm 2011 cho thấy 52% lượng kiều hối được đầu tư vào bất động sản. Tiếp theo là tiết kiệm và tiêu dùng. Theo thống kê của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài Gòn, số lượng kiều hối đầu tư vào bất động sản đã giảm xuống 23% vào năm 2012 và 21% trong 10 tháng của năm 2013. Ngược lại, tỉ lệ kiều hối đầu tư vào lãnh vực kinh doanh gia tăng. [9]
Kết luận
Kiều hối là một nguồn ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, so với những nguồn tài chánh khác như đầu tư ngoại quốc trực tiếp và tiền viện trợ. Kiều hối chứng tỏ là một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó giúp cân bằng cán cân vãng lai, tăng cường ngoại tệ dự trữ, và giúp cải thiện đời sống của người nhận.
Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì chánh sách cởi mở về kiều hối. Cải thiện chính sách xuất khẩu lao động là một ưu tiên để có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc tuyển dụng nhân công ra nước ngoài và giảm lệ phí tham gia chương trình xuất khẩu lao động. Việt Nam cần tiếp tục gửi công nhân đi nhiều nước khác nhau, thay vì một vài nước, để tránh những biến động địa phương bất ngờ.
Công nhân làm việc ở nước ngoài cần phải được bảo vệ đầy đủ chống lại sự bóc lột của giới chủ nhân. Nhiều trường hợp như vậy đã xẩy ra trong quá khứ trước sự làm ngơ của các sứ quán Việt Nam hoặc tệ hơn với sự tiếp tay của các viên chức này như trong trường hợp 1,600 công nhân Việt Nam ở Malaysia và gần 200 công nhân Việt ở Jordan vào 2008. Gần đây hơn vào đầu năm 2013 tại Nga, 15 nữ công nhân Việt Nam bị lường gạt và bán vào ổ mãi dâm với sự tiếp tay của một công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam và nhân viên của Tòa Đại Sứ của Việt Nam tại thủ đô Moskova.[10] Vậy nhà nước có trách nhiệm phải kiểm tra những công ty xuất khẩu lao động và phải có biện pháp trừng phạt nặng nề những kẻ chủ mưu ám hại ngay cả người đồng hương thân cô thế cô ở xứ người.
Việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam chưa được thỏa đáng. Việt Nam cần phải hoạch định một chính sách để khuyền khích việc sử dụng kiều hối vào những dự án đầu tư sản xuất ngắn hạn và dài hạn và vào công việc kinh doanh thay vì vào thị trường địa ốc và tiêu thụ.
Tiềm năng đầu tư của người Việt ở nước ngoài rất đáng kể. Để khai thác được tiềm năng này, nhà nước Việt Nam không những phải cải tổ môi trường kinh doanh ở trong nước để có sự bình đẳng, minh bạch, và tự do thông tin đa chiều mà còn phải loại bỏ tệ nạn tham nhũng. Cải tổ chính trị cần phải thực hiện song song với cải tổ kinh tế. Có tự do dân chủ mới có thể tận diệt được tham nhũng và giảm thiểu những lãng phí tài nguyên quốc gia như hiện nay. Trong chính trị cũng cần có cạnh tranh như trong thị trường kiều hối và trong kinh tế nói chung mới có sự trong sạch và tiến bộ.
[1] Thùy Vinh, “Kiều Hối Năm 2014 Dự Báo Tăng 20%.” Báo Đầu Tư, 27-1-2014.
[2]
Nguyen Viet Cuong, Daniel Mont, “Economic Impacts of International
Migration and Remittances on Vietnam’s Development,” Emerald Group
Publishing, United Kingdom, 2012.
[3] Hải Nguyễn, “Kiều Hối Là Gì?,” www.truclamyentu.info.
[4]
Pfau Wade Donald & Giang Long Thanh, “The Growing Role of
International Remittances in the Vietnamese Economy: Evidence from the
Vietnam (Household) Living Standard Surveys,” 2010.
[5] Tuổi Trẻ, “ODA năm 2013 đạt trên 7 tỷ USD.” 18-10-2013.
[6] Theo thống kê của Ngân Hàng Phát Triển Á châu (Asian Development Bank – ADB).
[7] Hà Thu & Anh Quân, “Việt Nam thuộc top nhận kiều hối nhiều nhất thế giới,” VNExpress, 15-4-2014.
[8]
Van Phuong Hoang, Elisabetta Magnani, “Remittances and Household
Business Start-Ups in Vietnam: Evidence from Vietnam Household Living
Standard Surveys,” Uiversity of New South Wales, Sydney, 2012.
[9] Tô Hà, “Kiều Hối Tăng Mạnh, Chuyển Động,” Người Lao Động, 24-1-2014.
[10] CAMSA, “Để giải cứu nạn nhân ở Nga,” Mạch Sống, 7-4-2013.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire