4 tòa án có thể thụ lý vụ kiện Trung Quốc vi phạm công ước về luật biển
(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là một động thái cấp thiết sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông Nguyễn Kiều Hưng, luật sư điều hành hãng luật Giải Phóng (TP.HCM) cho biết “kiện TQ ra Tòa trọng tài là thuận lợi hơn cả” đối với Việt Nam.
Thưa luật sư, xin ông cho biết, việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào?
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng: Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 918 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là trái phép, nên không có chuyện tranh chấp chủ quyền. Chúng ta phải khẳng định như vậy. Chúng ta có thể khởi kiện Trung Quốc về hành vi “cố tình giải thích hay áp dụng sai các quy định của công ước”. Vùng biển họ hạ đặt giàn khoan hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Đó là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam dựa trên cơ sở ngụy biện về cách cố tình giải thích và áp dụng sai quy định của Công ước về luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là thành viên.
Thưa ông, chính xác là cơ quan nào có khả năng thụ lý đơn khởi kiện của Việt Nam?
Theo Điều 287 công ước thì có bốn cơ quan tài phán sau đây có quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng công ước: Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Toà án Công lý Quốc tế; Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
Ông có thể nói rõ hơn về thẩm quyền của các cơ quan này? Và chúng ta nên chọn cơ quan tài phán nào?
Tòa án Công lý Quốc tế, đặt tại The Hague (Hà Lan) có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia khi có yêu cầu, tuy nhiên để được tòa án thụ lý giải quyết, cần phải có sự thỏa thuận của các bên (trong trường hợp này là cả Việt Nam lẫn Trung Quốc nên rất khó khả thi). Trong trường hợp này, thuận lợi nhất chúng ta nên đệ đơn đến một trong hai cơ quan: Tòa án Quốc tế về luật Biển và Tòa Trọng tài theo phụ lục VII công ước. Thực tiễn, các quốc gia thường chọn Tòa Trọng tài hơn.
Thuận lợi của việc lựa chọn cơ quan tài phán này là gì, thưa ông?
Khi chọn Tòa trọng tài sẽ không cần sự đồng ý hay không đồng ý Trung Quốc. Chúng ta cũng có quyền đơn phương đệ đơn để được thụ lý giải quyết, ngay cả khi vắng mặt của phía Trung Quốc. Phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm và không được kháng cáo. Nếu tất cả các bên cùng thỏa thuận, thì mọi tranh cãi có thể đưa đến một cơ quan tài phán có thẩm quyền khác giải quyết quy định tại điều 287 công ước như đã nói ở trên. Theo quy định của công ước, Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và liêm khiết. Tên của những người được chỉ định như vậy được ghi rõ trên một bản danh sách. Toà trọng tài gồm có năm thành viên do các bên thỏa thuận cử ra, một quốc gia có thể chọn một trọng tài là công dân nước mình.
Ông có thể phân tích rõ hơn về các yếu tố pháp lý làm cơ sở để khởi kiện?
Theo quy định của công ước, chủ thể khởi kiện có thể là nhà nước, tố chức, công dân. Như đã phân tích ở trên, ở góc độ nhà nước, Việt Nam có quyền khởi kiện Trung Quốc về hành vi “cố tình giải thích hay áp dụng sai các quy định của công ước” dẫn đến việc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Còn ở góc độ các tổ chức, công dân mà cụ thể công ty hay các nghiệp đoàn, hiệp hội nghề cá, ngư dân có thể khởi kiện dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam về việc đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân Trung Quốc gây ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Thưa ông, cũng có nhiều ý kiến quan ngại rằng việc khởi kiện sẽ không mang lại nhiều kết quả nếu phía Trung Quốc chây ì?
Tất nhiên, việc khởi kiện sẽ tốn nhiều công sức và phải chờ đợi. Nhưng trước mắt, chúng ta đã có rất nhiều cái lợi. Việc quyết định khởi kiện Trung Quốc cũng là một biện pháp hòa bình. Dù chưa có phán quyết, nhưng đó là sự thể hiện niềm tin khẳng định chủ quyền của ta. Có phán quyết, dù chưa được thi hành, đó là niềm tin để quốc tế có những hành động cụ thể ủng hộ Việt Nam. Cho nên, quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài, theo ý kiến của tôi, là biện pháp cần thiết, thậm chí là cấp thiết trong lúc này.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
http://nguyentandung.org/4-toa-an-co-the-thu-ly-vu-kien-trung-quoc-vi-pham-cong-uoc-ve-luat-bien.html
*
Tham khảo :
- Gs Tạ Văn Tài : Phải kiện gấp rút kẻo trễ ! (CTM 12-7-2014)
Tại sao đảng & nhà nước VN chần chờ, không dám kiện TQ ra tòa án quốc tế trước khi TQ rút giàn khoan ?
Kiện, kiện ngay và phải kiện tới cùng, chuẫn bị ở thế thắng (đứng trên lập trường của VNCH, vô hiệu hóa Công hàm PV Đồng 1958, và mọi ký kết bí mật), vì TQ chiếm HS TS bằng bạo lực (vi phạm luật pháp quốc tế mà TQ & VN đã ký kết) !
(khi mà VN luôn nói có chính nghĩa, có cơ sở lịch sử, luật pháp quốc tế !)
Đó là việc làm tối thiểu, khi VN không dám, không thể đương đầu quân sự với TQ, không có đồng minh chiến lược (quân sự).
Nếu không kiện thì xem như VN đã mất biển đông, HSTS, đã "giúp" TQ hợp thức hóa đường lưỡi bò 9 đoạn !
Thưa luật sư, xin ông cho biết, việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào?
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng: Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 918 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là trái phép, nên không có chuyện tranh chấp chủ quyền. Chúng ta phải khẳng định như vậy. Chúng ta có thể khởi kiện Trung Quốc về hành vi “cố tình giải thích hay áp dụng sai các quy định của công ước”. Vùng biển họ hạ đặt giàn khoan hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Đó là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam dựa trên cơ sở ngụy biện về cách cố tình giải thích và áp dụng sai quy định của Công ước về luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là thành viên.
Thưa ông, chính xác là cơ quan nào có khả năng thụ lý đơn khởi kiện của Việt Nam?
Theo Điều 287 công ước thì có bốn cơ quan tài phán sau đây có quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng công ước: Tòa án quốc tế về Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Toà án Công lý Quốc tế; Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp đã được qui định rõ trong đó.
Ông có thể nói rõ hơn về thẩm quyền của các cơ quan này? Và chúng ta nên chọn cơ quan tài phán nào?
Tòa án Công lý Quốc tế, đặt tại The Hague (Hà Lan) có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia khi có yêu cầu, tuy nhiên để được tòa án thụ lý giải quyết, cần phải có sự thỏa thuận của các bên (trong trường hợp này là cả Việt Nam lẫn Trung Quốc nên rất khó khả thi). Trong trường hợp này, thuận lợi nhất chúng ta nên đệ đơn đến một trong hai cơ quan: Tòa án Quốc tế về luật Biển và Tòa Trọng tài theo phụ lục VII công ước. Thực tiễn, các quốc gia thường chọn Tòa Trọng tài hơn.
Thuận lợi của việc lựa chọn cơ quan tài phán này là gì, thưa ông?
Khi chọn Tòa trọng tài sẽ không cần sự đồng ý hay không đồng ý Trung Quốc. Chúng ta cũng có quyền đơn phương đệ đơn để được thụ lý giải quyết, ngay cả khi vắng mặt của phía Trung Quốc. Phán quyết của Tòa trọng tài có giá trị chung thẩm và không được kháng cáo. Nếu tất cả các bên cùng thỏa thuận, thì mọi tranh cãi có thể đưa đến một cơ quan tài phán có thẩm quyền khác giải quyết quy định tại điều 287 công ước như đã nói ở trên. Theo quy định của công ước, Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và liêm khiết. Tên của những người được chỉ định như vậy được ghi rõ trên một bản danh sách. Toà trọng tài gồm có năm thành viên do các bên thỏa thuận cử ra, một quốc gia có thể chọn một trọng tài là công dân nước mình.
Ông có thể phân tích rõ hơn về các yếu tố pháp lý làm cơ sở để khởi kiện?
Theo quy định của công ước, chủ thể khởi kiện có thể là nhà nước, tố chức, công dân. Như đã phân tích ở trên, ở góc độ nhà nước, Việt Nam có quyền khởi kiện Trung Quốc về hành vi “cố tình giải thích hay áp dụng sai các quy định của công ước” dẫn đến việc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Còn ở góc độ các tổ chức, công dân mà cụ thể công ty hay các nghiệp đoàn, hiệp hội nghề cá, ngư dân có thể khởi kiện dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam về việc đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân Trung Quốc gây ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Thưa ông, cũng có nhiều ý kiến quan ngại rằng việc khởi kiện sẽ không mang lại nhiều kết quả nếu phía Trung Quốc chây ì?
Tất nhiên, việc khởi kiện sẽ tốn nhiều công sức và phải chờ đợi. Nhưng trước mắt, chúng ta đã có rất nhiều cái lợi. Việc quyết định khởi kiện Trung Quốc cũng là một biện pháp hòa bình. Dù chưa có phán quyết, nhưng đó là sự thể hiện niềm tin khẳng định chủ quyền của ta. Có phán quyết, dù chưa được thi hành, đó là niềm tin để quốc tế có những hành động cụ thể ủng hộ Việt Nam. Cho nên, quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài, theo ý kiến của tôi, là biện pháp cần thiết, thậm chí là cấp thiết trong lúc này.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
http://nguyentandung.org/4-toa-an-co-the-thu-ly-vu-kien-trung-quoc-vi-pham-cong-uoc-ve-luat-bien.html
*
Tham khảo :
- Gs Tạ Văn Tài : Phải kiện gấp rút kẻo trễ ! (CTM 12-7-2014)
Tại sao đảng & nhà nước VN chần chờ, không dám kiện TQ ra tòa án quốc tế trước khi TQ rút giàn khoan ?
Kiện, kiện ngay và phải kiện tới cùng, chuẫn bị ở thế thắng (đứng trên lập trường của VNCH, vô hiệu hóa Công hàm PV Đồng 1958, và mọi ký kết bí mật), vì TQ chiếm HS TS bằng bạo lực (vi phạm luật pháp quốc tế mà TQ & VN đã ký kết) !
(khi mà VN luôn nói có chính nghĩa, có cơ sở lịch sử, luật pháp quốc tế !)
Đó là việc làm tối thiểu, khi VN không dám, không thể đương đầu quân sự với TQ, không có đồng minh chiến lược (quân sự).
Nếu không kiện thì xem như VN đã mất biển đông, HSTS, đã "giúp" TQ hợp thức hóa đường lưỡi bò 9 đoạn !
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire