lundi 14 juillet 2014

Thế trận mới trên Biển Đông và chính sách "3 không" của Việt Nam

theo Lê Ngọc Thống/Đất Việt | 27/02/2014


     Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc.


Giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ...
Từ cuối năm 2013, các tuyên bố chính thức cũng như không chính thức của giới lãnh đạo ngoại giao và quân sự Mỹ về Biển Đông đã cứng rắn hẳn lên đối với Trung Quốc, khi Bắc Kinh càng lúc càng có thêm các hành động được coi là khiêu khích để áp đặt bằng sức mạnh các đòi hỏi chủ quyền của mình tại Biển Đông. Phải chăng giới hạn “lợi ích quốc gia” của Mỹ đã đến vạch đỏ?
Năm 2010, tại Hà nội, Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là bà H.Clinton đã tuyên bố một câu “như đinh đóng cột” rằng: “Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông” khiến cho Trung Quốc bất ngờ “chết đứng”, Ngoại trưởng Trung Quốc bỏ ra khỏi phòng họp sau khi trút tức giận lên Singapore một câu sặc mùi nước lớn: “Nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”.
Vậy “lợi ích quốc gia” của Mỹ bao hàm vấn đề gì mà đã hơn 3 năm trôi qua,Trung Quốc đã làm cho Biển Đông nổi sóng, đưa các quốc gia ĐNA vào cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng…thì Mỹ vẫn tỏ ra trung lập và cho đến giờ mới có những tuyên bố cứng rắn?
Nếu Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, nghĩa là Trung Quốc khống chế hoàn toàn các tuyến hàng hải quan trọng và eo biển Malacca thì trước hết đây là một đòn trời giáng vào “tử huyệt” của Nhật Bản đồng thời đẩy Mỹ ra khỏi khu vực ĐNA, làm bàn đạp để chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ. Ngược lại, nếu không khống chế được Biển Đông thì chưa nói đến bị Mỹ và liên minh quân sự của Mỹ bao vây hay không mà an ninh về năng lượng, an ninh về thương mại của Trung Quốc luôn có độ tin cậy không cao và luôn bị đe dọa. Trung Quốc sẽ không có cơ hội để chơi sòng phẳng với Mỹ trên mọi vấn đề.
Té ra là “lợi ích quốc gia” của Mỹ trên Biển Đông không chỉ đơn thuần là “tự do hàng hải” mà còn lớn hơn nhiều, đó là an ninh quốc gia Mỹ và Nhật Bản, một liên minh quân sự nòng cốt trong chiến lược châu Á-TBD của Mỹ.
Những hành động của Trung Quốc thời gian qua trên Biển Đông như chiếm bãi cạn Scarborogh của Philippines, đồng minh của Mỹ, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, cấm đánh bắt hải sản… không khiến Mỹ phải can thiệp vì nó không lớn hơn quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Một học giả Mỹ đã nói thẳng: “Mỹ không đem hạm đội 7 sang để đánh nhau với Trung Quốc vì mấy cái đảo đá mà chỉ sang vì lợi ích quốc gia”, là chính xác.
Như vậy dễ thấy là chỉ khi nào Biển Đông có dầu hiệu sắp bị rơi vào tay kẻ khác, tức là có thể coi như đó là vạch đỏ giới hạn mà buộc Mỹ phải có biện pháp cứng rắn để bảo vệ lợi ích quốc gia.

Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình),sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông đã đến Singapo
Tàu tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore đang canh chừng cửa ra vào eo biển Malacca
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái "có thể cung cấp sử dụng bất cứ lúc nào" cho lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ (Globaltimes)
Dư luận và giới quan sát đã không mấy khó khăn khi nhận ra Mỹ đã chất vấn chỉ trích tính pháp lý của đường lưỡi bò (chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông) mà Trung Quốc đã tuyên bố, Mỹ cảnh cáo Trung Quốc rằng “sẽ thay đổi tư thế quân sự” nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, Mỹ công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò… trong bối cảnh khi Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân một cách bất thường và tỏ ra rất quyết đoán trong hành động…bởi vì đây là 2 vấn đề cốt yếu cho thấy Biển Đông có nguy cơ sẽ bị Trung Quốc khống chế.

Việc Mỹ xuất hiện trực tiếp, công khai, vào khu vực Biển Đông đã tạo ra 2 mâu thuẫn lớn: Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp về chủ quyền biển đảo và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ-Nhật Bản về nguy cơ thách thức đến an ninh quốc gia, địa vị thống trị châu Á-TBD.
Thế trận trên Biển Đông trở nên đầy kịch tính khi xuất hiện 2 cường quốc đối đầu. Tính chất Trung-Mỹ đậm đặc hơn đã khiến cho các nước nhỏ dễ thở hơn dưới áp lực của Trung Quốc.
Tính nguy hiểm của ADIZ trên Biển Đông
Chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không lập ADIZ trên Biển Đông mà lập ADIZ hay không với Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian. Phát ngôn viên của BQP Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng là “khi chuẩn bị đủ điều kiện thì sẽ lập ADIZ trên Biển Đông” đó thôi.
Chúng ta biết rằng, ADIZ là sản phẩm của chiến tranh lạnh, nhưng nếu như Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì đây lại là sự “sáng tạo” đầy hiểm độc.
Thử hỏi có quốc gia nào ở ĐNA dám tấn công Trung Quốc bằng không quân hay không? An ninh Trung Quốc từ hướng Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) có bị đe dọa bởi các nước nhỏ ven Biển Đông? Hay là Trung Quốc đề phòng máy bay của Nhật Bản, Mỹ tấn công từ hướng này, vậy thì ADIZ trên biển Hoa Đông ngay trước cửa nhà Trung Quốc mà máy bay B-52 Mỹ bay lượn mà sao Trung Quốc không một phản ứng?...
Rõ ràng, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông là chỉ dùng nó để áp dụng cho tranh chấp chủ quyền, một kiểu xâm lược, chiếm đoạt vùng trời của quốc gia láng giềng rất ngang ngược và đặc biệt rất tàn độc và bỉ ổi. Nói là tàn độc, bỉ ổi là vì thực chất, đây là hành động đe dọa, sát hại con tin để đòi hỏi chủ quyền.
Các quốc gia bị ADIZ trùm lên buộc phải lựa chọn hoặc là có hàng trăm người trên chuyến bay dân sự sẽ bị đe dọa, giết hại nếu như không chấp nhận ADIZ họ lập ra hoặc muốn an toàn thì mất chủ quyền.
Sự lợi hại, nguy hiểm của việc dùng ADIZ để tranh chấp chủ quyền luôn tạo ra cho láng giềng một sự lựa chọn bắt buộc: Chiến tranh hoặc hòa bình trong lệ thuộc.
Việc dùng ADIZ trên Biển Đông để tranh chấp chủ quyền sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam.

Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam
Chính sách “ba không” quốc phòng Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Namkhông dựa vào nước này để chống nước kia, thực chất là chính sách quốc phòng hòa bình, mong muốn hòa bình, tin cậy lẫn nhau… nằm trong đường lối đối ngoại của Đảng là “muốn là bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”.
Đây là thông điệp thứ nhất, thông điệp hòa bình, mong muốn chung sống hòa bình với tất cả các quốc gia trong khu vực và thế giới..

Nếu kẻ thù gây chiến, ngang nhiên xâm hại đến chủ quyền, khi máu đã đổ trên vùng trời, vùng biển, hải đải của Tổ quốc thì lúc đó, chính kẻ thù đã xóa bỏ chính sách quốc phòng “ba không” hòa bình của Việt Nam. Rõ ràng là Việt Nam muốn hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn cho chúng ta hòa bình, chúng muốn cướp trời, cướp biển thì Việt Nam buộc phải chống lại.

Để chống lại kẻ thù xâm lược, Việt Nam luôn cần sự ủng hộ của toàn thế giới và không những chỉ dựa vào một nước này nào đó mà sẵn sàng dựa vào cả thế giới để chống kẻ thù xâm lược, là một trong 3 dòng thác cách mạng mà Việt Nam đã vận dụng để tạo nên chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc trước đây.
Nên hiểu rằng, chấp nhận hy sinh xương máu là biện pháp cuối cùng tổn hại nhất, giá phải trả đắt nhất mà dân tộc Việt cũng buộc phải dùng để bảo vệ chủ quyền thì không có biện pháp nào mà dân tộc Việt không sử dụng để chiến thắng quân xâm lược. Đó là điều chắc chắn.

Đây cũng chính là thông điệp thứ hai cho những kẻ có mưu đồ bành trướng, cậy mạnh đụng đến một dân tộc yêu chuộng hòa bình.
Tuy nhiên chính sách “ba không” đó có phát huy hiệu quả hay không thì phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh quân sự, khả năng răn đe của Việt Nam đối với những kẻ có mưu đồ gây chiến.
Vì thế, ở một góc độ nào đó, tuyên bố "thay đổi tư thế quân sự" của Mỹ nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông lại góp phần cho chính sách quốc phòng hòa bình của Việt Nam có tính răn đe mạnh hơn, phát huy hiệu quả hơn.

Tại sao ư?
Đương nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam.

Thế trận mới trên Biển Đông và chính sách "3 không" của Việt Nam
*

Ý kiến :
"Tại sao ư? 
Đương nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ, Nhật Bản hay Nga và càng không muốn Mỹ, Nhật Bản hay Nga có căn cứ quân sự ở Việt Nam."

Như vậy TQ khóa tay chân QDNDVN, nhân dân VN với chính sách "3 không" của VN !!!!?
(bất chiến tự nhiên thành)

- Khi VN không có liên minh quân sự với Mỹ / Nhật, ... thì khi TQ đánh VN thì VN sẽ thua/bị thiệt hại nặng nề, hoặc nhịn, nhịn mãi để TQ chiếm biển đông của VN.

Như vậy, làm sao VN răn đe TQ đừng gây chiến tranh, đừng hiếp đáp, đừng chiếm biển đảo VN, hủy bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn, chấm dứt mang giàn khoan vào vùng biển VN, nếu VN không dám KIỆN TQ ra tòa án quốc tế (trước khi TQ rút giàn khoan), là việc tối thiểu phải làm ngay ?

- Dứt khóat là TQ không bỏ biển đông, vì đó là lợi ích cốt lõi, không gian sinh tồn, đường ra biển lớn để từng bước thống trị á châu của TQ, qua ngỏ VN là nước mà TQ "phải thu hồi" theo kiểu tằm ăn dâu, "da beo" trên mọi lãnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ...)
TQ sẽ tiếp tục di chuyển giàn khoan trong vùng biển VN để khai thác tài nguyên, và bố trí tài khí, và lập căn cứ chiến lược quân sự để kiểm soát biển đông, cũng như khống chế vn, các nước khác trong vùng.

*


Tham khảo :

- Khối đồng minh kiểu NATO để kiềm chế Trung Quốc, nên không?http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140711/khoi-dong-minh-kieu-nato-de-kiem-che-trung-quoc-nen-khong.aspx

- Nên bỏ chính sách "ba không" của quốc phòng Việt Nam
http://quandiem.net/thoi-su-xa-hoi/53a3198f0e360dd41c77a864/chinh-sach-ba-khong-cua-quoc-phong-viet-nam

- THEO ĐUỔI CHÍNH SÁCH "3 KHÔNG" VIỆT NAM BỊ BỎ RƠI Ở ĐÔNG NAM Á 
http://www.trinhanmedia.com/2014/05/theo-uoi-chinh-sach-3-khong-viet-nam-bi.html-Trung Quốc ngang ngược cấm khai thác dầu trên Biển Đông "nếu không được cho phép" 14-7-2014
http://plo.vn/thoi-su/trung-quoc-ngang-nguoc-cam-khai-thac-dau-tren-bien-dong-neu-khong-duoc-cho-phep-482238.html
Chọn ai : Thời gian quyết định không còn dài nữa (Nguyễn An Dân)
Đối phó với âm mưu của Trung Quốc, cách tốt nhất là kiện (Trần Công Trục)
Nhiều khả năng Việt Nam sẽ không khởi kiện Trung Quốc (Hoàng Mai)
Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân (Dương Thu Hương)
-

*

GIÀN KHOAN HD981- HSTS - BIỂN ĐÔNG - THÁI ĐỘ CSVN ?

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ không khởi kiện China Hoàng Mai
http://boxitvn.blogspot.com/2014/07/nhieu-kha-nang-viet-nam-se-khong-khoi.html
Tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam không dám kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế? (Nguyễn Chính Kết)
http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9068:t-i-sao-csvn-khong-dam-ki-n-trung-c-ng-ra-tru-c-toa-an-qu-c-t-nguy-n-chinh-k-t&catid=66&Itemid=301
GS TẠ VĂN TÀI: PHẢI KIỆN GẤP RÚT KẺO TRỄ! 
http://radiochantroimoi.com/binh-luan/csvn-doi-lap-truong-vu-hd-981.html

*

-Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Giao-su-Carl-Thayer-Lo-ngai-MyTrung-Quoc-moc-ngoac-o-Bien-Dong-post147290.gd
“Trung Quốc buộc Mỹ phải lựa chọn bỏ rơi bạn bè hoặc chống lại họ” 
-Chọn ai: Thời gian quyết định không còn dài nữa
http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/chon-ai-thoi-gian-quyet-inh-khong-con.html
-Đã đến lúc phải dứt khoát http://bongbvt.blogspot.com/2014/07/a-en-luc-phai-dut-khoat.html#more
http://rbomtm.blogspot.com/2014/06/a-en-luc-phai-dut-khoat.html
2759. Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹhttp://www.basam.info/2014/07/13/2759-nhung-co-hoi-bi-bo-lo-cho-mot-lien-minh-viet-my/
- Trung Quốc lại đòi Mỹ đứng ngoài tranh chấp Biển Đông - 15-7-2014

*
16-7-2014

Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam

http://news.zing.vn/Trung-Quoc-di-chuyen-gian-khoan-981-khoi-vung-bien-VN-post437033.html Từ khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014, Hải Dương 981 đã đào hai giếng. Giai đoạn 1 kết thúc ngày 27/5 và giai đoạn 2 kết thúc ngày 15/7. Thông báo của CNPC khẳng định giàn khoan tìm thấy dấu hiệu của mỏ khí đốt và dầu khí trong khu vực mà nó hoạt động.
‘Không được tái diễn’ hạ đặt giàn khoan

Trung Quốc khẳng định chỉ dời chứ không rút giàn khoan Hải Dương-981



*
16-7-2014
TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH BÌNH LUẬN NHANH VIỆC TQ RÚT GIÀN KHOAN
Nguyễn Xuân Diện: 06h sáng nay, tôi báo cáo với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về tình hình Biển Đông: Nửa đêm qua, Trung Cộng đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhận định và bình luận như sau:
Trung Quốc rút giàn khoan tại thời điểm này không phải là họ từ bỏ dã tâm độc chiếm Biển Đông, xâm lược Việt Nam; cũng không phải do cơn bão Rammansun. Họ rút giàn khoan vì biết Hội nghị trung ương sắp triệu tập để bàn riêng về tình hình Biển Đông và quyết định có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không.
Họ rút giàn khoan để ngăn chặn không cho BCH TW có lý do bàn về vấn đề Biển Đông nữa, đồng thời làm cho dư luận thế giới dịu đi, không phê phán gay gắt họ nữa.
Im ắng một thời gian thì họ lại tiếp tục lấn chiếm. Lúc đó, dư luận thế giới thấy rằng Việt Nam không đấu tranh, từ bỏ việc kiện Trung Quốc thì thế giới không ủng hộ nữa.
Thế là Trung Quốc càng ngày tiếp tục lấn tới, mạnh mẽ hơn, thành ra VN bị mắc bẫy và bi cô lập hoàn toàn.

*



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire