jeudi 3 octobre 2013

Ăn Gạo Lứt Muối Mè - ahvinhnghiem

 Nói đến ăn “Gạo Lứt Muối Mè”, đương nhiên là nói đến phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa. Cho nên tưởng cũng cần biết sơ lược về Ohsawa và phương pháp dưỡng sinh của ông, trước khi bàn về “Ăn gạo lứt muối mè” của chúng ta.

Ohsawa người Nhật, tên thật là Nyoiti Sakurazawa, sinh ngày 18-11-1893 tại Kyoto, ông bẩm sinh ốm yếu lúc còn bé, mẹ và 3 em đều lần lượt chết về bệnh lao. Năm 16 tuổi, đến lượt ông mắc bệnh ho lao và viêm loét dạ dày, thời đó bệnh viện không chữa được, ông đến sống ở một Thiền viện, nhờ ăn uống phải phép mà lành bệnh. Từ đó ông quyết tâm hy sinh cả cuộc đời để nghiên cứu về Dịch lý và Đông y, truyền bá phương pháp Âm Dương có công năng cải tạo sinh lực, tăng tuổi thọ và chữa lành bệnh tật. Ông thường nhắc đi nhắc lại: “Phương pháp ăn uống theo dịch lý Âm Dương không phải do ông phát minh mà chính nó có sẵn trong nền Đông y nguyên thủy từ trên 5,000 năm rồi”. Đó là nguồn gốc của phương pháp ăn gạo lứt muối mè, cũng được gọi là “Phương pháp Tân dưỡng sinh của Ohsawa”. Còn quê hương của gạo lứt chính là Việt Nam, một dân tộc đinh cư đầu tiên trên thế giới đã trồng lúa nước từ 7, 8 ngàn năm trước, điều này cho chúng ta hảnh diện vì chúng ta là Lạc  Việt văn minh nhất của Bách Việt, vượt hẳn Hán tộc của Trung Hoa ngày nay.

Căn cứ theo Dịch lý và Sinh vật học, Giáo sư Ohsawa khám phá rằng con người là một giống ăn cốc loại, không phải ăn thịt mà cũng không phải ăn rau quả, nên thực phẩm lý tưởng của con người đại để là 80% cốc loại và 20% rau quả khác xào với muối biển và dầu thảo mộc. Các loại rau cỏ không nên trồng bằng phân hóa học, không phun thuốc sát trùng. Cốc loại phải hoàn toàn lứt, nghĩa là chỉ xay bỏ cái vỏ cứng, còn phần bên trong của hạt phải giữ nguyên, không được chà xát làm mất cám của nó.

Theo sự nghiên cứu của giáo sư Ohsawa thì thức ăn, nước uống có tính Âm, Dương, người bình thường phải ăn, uống theo tỷ lệ Âm Dương bằng 5. Theo tính chất của thức phẩm có thể định một cách khái quát tùy theo lượng Potasium (K) đối với lượng sodium (Na) chứa trong đó. Dùng thực phẩm thích hợp nhất để giữ tỷ số tương ứng K/Na = 5
Sau đây là một vài loại thực phẩm phân loại theo Âm, Dương của giáo sư Ohsawa:

       Âm (-)                                                        Dương (+)
Ngô (bắp)       (- -)                                    Gạo đỏ    (+ +)
Nếp, bo bo     (-)                                       Gạo trắng   (+)
Khoai tây (- - -)                                         Hạt sen  (+ +)
Sắn, khoai lang  (- -)                                 Đậu đỏ   (+)
Cà pháo, cà chua (- - -)                             Bí đỏ (+ +)
Dưa chuột, giá (- - -)                                 Cà rốt (+ +)
Rau muống (- -)                                        Củ cải trắng (+)
Bầu, bí đao (- -)                                         Kiệu, hành (+)
Su hào (-)                                                   Tầng ô, rau diếp mỡ (laitue)  (+)
Dứa, xoài, bưởi, chuối chin (- - -)              Táo tây, táo ta (+ +)
Nho, chanh, nhãn, ổi, chôm chôm (- -)      Mít, dâu tây (+)
Ốc, ếch, bò, lợn, ngựa (- -)                         Trĩ (+ + +)
|Gà giò  (-)                                                  Trứng (+ +)
Cừu (-)                                                         Vịt, gà tây (+)
Hàu, sò, lươn (-)                                          Trứng cá (+ +)
Mực, tôm hùm (-)                                        Tôm, tép (+)
Cá chép (-)                                                   Cá mòi, cá hồi (+)
Sữa chua, kem (- - -)                                    Sữa dê (+ +)
Sữa bò (- -)                                                  Phó mát (+)
Dầu dừa, dầu đậu nành (- -)                         Dầu mè (+)
Dầu olive, hướng dương (-)                         Dầu égoma (+)
Gừng, Ớt (- - -)                                             Muối biển, quế (+ + +)
Tiêu (- -)                                                       Nghệ (+ +)
Bạc hà, tỏi (-)                                                Ngò (+)
Trà nhuộm màu, cà phê, rượu (- - -)             Sâm (+ + +)
Nước ngọt, nước cam (- - -)                          Trà Bồ công anh (+ +)
Rượu đế, bia, nước chanh (- -)                      Chè lá (+)
Sô đa, bạc hà (-)                                             Cà phê gạo lứt (+)
Đường hóa học (- - -)                                    Nước mấm nguyên chất (+ + +)
Dấm, nước đá (- - -)                                      Tương lâu năm (+ +)
Mật ong, đường phèn (- -)                             Dưa cải trường, xì dầu nguyên chất (+)


Đó là sự phân chia đại cương, khi nấu nướng tùy theo lửa nhiều ít, thời gian lâu mau, sự tổng hợp các thức ăn, có thể làm biến chất, thay đổi tính Âm, Dương phần nào, cho nên không thể khẳng định hoàn toàn chính xác.

Mười phép ăn uống, tính theo tỉ lệ quân bình Âm, Dương của giáo sư Ohsawa:

1.- Không ăn uống các thức gì do kỹ nghệ sản xuất như đường, nước ngọt, thức ăn nhuộm hóa chất, trứng không có trống, những thức ăn đóng hộp, đóng chai, rượu, cà phê ….
2.- Sức khỏe tăng dần với sự áp dụng ăn uống theo nguyên lý Âm Dương chúng ta có thể ăn theo cách số 1, 2, 3 một cách thận trọng, tốt hơn hết là ăn uống theo cách số 6 trở lên lâu chừng nào tốt chừng nấy. Nếu sức khỏe không khả quan, ăn theo cách số 7 thì kết quả rất mỹ mãn.
3.- Không ăn rau quả bón bằng phân hóa học, hoặc phun thuốc trừ sâu.
4.- Không ăn những thức ăn ở nơi xa đưa lại (trên 50 km cách chỗ mình đang ở) nhất là thức ăn đóng hộp.
5.- Không ăn rau quả trái mùa.
6.- Tuyệt đối không ăn những thức ăn cực âm như: khoai lang, khoai tây, cà chua, cà dài, cà dĩa. Phương ngôn chúng ta có câu: “Một quả cà bằng ba chén thuốc”.
7.- Không ăn các chất gia vị hóa học. Nên dùng muối biển thiên nhiên. Muối mỏ thường không được tốt vì bị pha lẫn các khoáng chất khác có trong đất.
8.- Tuyệt đối không uống cà phê, không uống các thứ trà nhuộm màu hóa học dễ bị ung thư, chỉ uống trà thiên nhiên không bào chế, lá càng già càng tốt.
9.- Muốn ăn cho chóng lành bệnh thì tuyệt đối không được dùng thực phẩm động vật, nhất là những thức ăn động vật được pha chế với hóa chất.
10.- Tuyệt đối đình chỉ mọi việc dùng thuốc men trong thời gian chữa bệnh bằng phương pháp ăn dưỡng sinh.

Ăn Gạo Lứt Muối Mè theo phương pháp Tân Dưỡng Sinh của Ohsawa để trị bệnh rất khó ăn. Khoảng năm 1988, tôi hay bị nhức đầu, sổ mũi, ai biết cũng cho là tôi bị viêm xoan, tôi đi bệnh viện Nguyễn Trãi ở đường Nguyễn Trãi Chợ Lớn, các bác sĩ khám chụp X quang và cho rằng tôi bị Vẹo vách ngăn, nên đã dùng phẩu thuật để chữa trị. Trong thời gian nằm dưỡng bệnh khu Tai Mũi Họng, những người bệnh bị viêm xoang cho rằng có mỗ rồi một thời gian cũng bị lại, có người cho rằng dùng phương pháp Tân Dưỡng Sinh của Ohsawa trị thì lành bệnh.

Sau khi mổ để chữa vách ngăn, tôi vẫn bị nhức đầu, sổ mũi phải vào bệnh viện rữa mũi mấy lần, lần sau cùng tôi đi khám, bác sĩ bảo tôi nhập viện để mỗ ngay. Tôi nhớ những bệnh nhân đã nói với tôi có mỗ cũng không trị dứt được, tôi phải thối thác với bác sĩ bệnh viện là:”- Tôi chỉ đi khám bệnh, nếu nhập viện ngay bây giờ, ở nhà cũng như ở sở làm không thấy tôi về, tưởng là tôi bị tai nạn, họ sẽ cuống cuồng đi tìm kiếm, phiền phức lắm, xin cho tôi hẹn lại ngày mai.” Nghe nói có lý, bác sĩ cho tôi về, dặn mai trở lại. Còn phần tôi thì “mai ăn khỏi trả tiền”, từ đó tôi không trở lại bệnh viện Nguyễn Trải để khám bệnh viêm xoan nữa.

Tôi bắt đầu ăn uống theo phương pháp Ohsawa, trước tiên tôi đi mua một quyển sách viết về phương pháp Ohsawa, tôi nhớ đó là quyển sách được tái bản sau 1975, bìa màu xanh lá cây, có ảnh bán thân của giáo sư Ohsawa, khoảng ngoài 60 tuổi, tựa sách là Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh của Ohsawa, tôi không nhớ tác giả, cuối sách có in thêm vài địa chỉ bán thực phẩm Tân Dưỡng Sinh, tôi đi tìm, may quá, trên đường Điện Biên Phủ nối dài bên Thị Nghè có một cửa hàng nho nhỏ, bán gạo lứt, muối mè, cũng có bán một quyển sách mỏng tựa “Gạo Lứt Muối Mè”, tôi không nhớ tên tác giả, tôi áp dụng ăn triệt để theo phương pháp Ohsawa ít ra cũng chừng ba tháng, kết quả hơi sụt cân một ít, nhưng viêm xoan chỉ bớt lúc đó, sau vẫn bị lại.

Mặc dù tôi ăn chay đã gần 10 năm, nhưng ăn triệt để theo phương pháp Ohsawa còn khó gắp 10 lần ăn chay!
Cho phép tôi nói thêm, khi qua Mỹ, tôi đi khám bác sĩ Cohen là một bác sĩ có tiếng ở khu vực tôi định cư, tôi khai bệnh ông ta nói với tôi: “Triệu chứng như ông là bị dị ứng, người ta ở hai bờ sông Ohio hầu hết đều bị như vậy!” Ông ta không cho toa để tôi mua thuốc, có lẽ ông ta nghĩ rằng tôi chỉ cần ra nhà thuốc, mua thuốc dị ứng Benadril uống mà thôi.

Mãi gần 10 năm sau, chứng nhức đầu, sổ mũi, mũi không ngửi được mùi vị làm tôi khó chịu, tôi đi kám và khai bệnh với bác sĩ gia đình, tôi cho ông ta biết bác sĩ ở Việt Nam định giải phẩu để trị viêm xoan cho tôi, ông ta cho lấy hẹn để tôi đi bệnh viện, ở bệnh viện họ chụp X quang, khám tai, khám mũi, khám mắt rồi cho tôi uống thuốc tạm, hẹn 10 ngày sau trở lại.

Khi tái khám, bác sĩ cho biết tôi không bị viêm xoan, chỉ bị dị ứng, ông ta cho tôi uống trụ sinh 10 ngày đồng thời ống Claritine 1 tháng và dặn khỏi trở lại tái khám. Kể từ đó, tôi ngửi được mùi vị lại, sau hơn 10 năm mũi tôi không cảm giác mùi.
Gần đây có nhiều người ăn gạo lứt muối mè, dĩ nhiên là rất khó ăn bởi vì chúng ta quen ăn cao lương mỹ vị, bởi vì chúng ta quen ăn cay, đắng, ngọt, bùi, cho nên gạo lứt muối mè không hương vị, lại phải nhai đi nhai lại nhai cho đến khi nó trở nên ngọt của tinh bột! Nấu nó cũng là một thứ cầu kỳ, phải ngâm trước, phải nấu với nồi đất không được dung dụng cụ kim loại để nấu hay để khuấy trộn, nấu phải để lửa vừa phải kéo dài thời gian ….

Cho nên người ta chế ra cách nấu thế này, cách nấu thế kia, để cho dễ ăn, để đừng có chán ngấy với gạo lứt muối mè, nhưng dẫu có chế biến cách nào, ăn gạo lứt muối mè triệt để hay có cách tân dẫu rằng không đúng với phương pháp của Ohsawa, vẫn có rất nhiều lợi ích, bởi vì nếu chúng ta đã đọc bài “Về Việt Nam Ăn Gì ?” của Tuấn Linh, một bài viết phan tách tĩ mĩ về sự độc hại của thực phẩm.( 1 ) Thì chúng ta thấy rằng, ăn gì chúng ta cũng đưa “hóa chất độc hại” hoặc nói khác hơn là “Thuốc Độc” vào thể xác chúng ta, hàm lượng ngày một tăng dần, cho đến lúc nào đó, hàm lượng độc đủ tác hại, chúng ta người sẽ bị bệnh này, kẻ bị bệnh kia, nào tai biến mạch máu não, nào nhồi máu cơ tim, nặng về với ông bà, sơ sơ bại liệt hoặc nằm một chỗ. Đừng nói là ở Việt Nam mà ngay trên đất Mỹ này, nào là thức ăn Á Châu nhập, nào là thức ăn trồng ở Mỹ đều ở xa mang đến, đều dùng đến phân bón là hóa chất độc không nên ăn.

Ăn gạo lứt muối mè là chúng ta ngừa tránh đưa nhiều độc tố vào xác thể chúng ta, ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Cho nên rất đáng ca ngợi những ai đã ăn Gạo Lứt Muối Mè, ca ngợi những ai phổ biến phương pháp nấu, phương pháp ăn bằng cách này hay cách khác bởi vì nó đều mang lại lợi ích cho người khác khi áp dụng phương pháp này.
Phúc Trung

27-12-2008

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire