Phụ nữ Hồng Kông soán ngôi vô địch của Nhật Bản về… tuổi thọ
Hồng Kông, nơi phụ nữ có tuổi thọ cao nhất thế giới
DR
Thời sự Châu Á hôm nay 31/07/2012 đã được báo Pháp Le Figaro
chú ý trên bình diện xã hội với câu hỏi : Phải chăng phụ nữ Hồng Kông đã
cướp ngôi vị sống thọ của người Nhật Bản ? Le Figaro dựa trên các số
liệu vừa công bố, đã khẳng định ngay trong hàng tựa trang khoa học : “Phụ nữ Hồng Kông có tuổi thọ cao nhất”.
Theo Le Figaro, như vậy là lần đầu tiên từ 1/4 thế kỷ nay, phụ
nữ Nhật không còn nắm kỷ lục về tuổi thọ nữa. Trích dẫn thông báo của bộ
Y tế Nhật ngày 26/07, Le Figaro cho rằng một trong những nguyên nhân là
hậu quả của trận sóng thần và động đất năm ngoái, đã làm 20.000 người
chết.
Giờ đây thì phụ nữ Hồng Kông là những người có tuổi thọ cao nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình phụ nữ Nhật năm ngoái là 85,9, so với 86,3 năm 2010. Phụ nữ Hồng Kông với tuổi thọ trung bình 86,7, như thế là đã qua mặt Nhật Bản.
Le Figaro nhân dịp này cũng so sánh với những nước khác. Ở Châu Âu, Tây Ban Nha bám sát Nhật, tuổi thọ trung bình phụ nữ tại quốc gia Nam Âu này là 85,3, kế đến là Pháp 84,8 và Thụy Sĩ 84,5. Đây là bộ ngũ đứng đầu thế giới.
Về phần nam giới, Hồng Kông cũng dẫn đầu, tuổi thọ trung bình nam giới ở vùng lãnh thổ Trung Quốc này là 80,5; kế đến là Thụy Sĩ, 80,2; Israel, 80; Islande 79,5; Thụy Điển 79,5. Nhật thì tuột hạng với tuổi thọ đàn ông tại đây là 79,44.
Nhìn số liệu Le Figaro trích dẫn thì đàn ông Pháp cũng không sống lâu bằng phụ nữ, với tuổi thọ trung bình 78,2 tuổi. Nhưng tờ báo cũng tự hào, cho là Pháp nằm trong nhóm đi đầu, bỏ xa Anh Quốc và Hoa Kỳ.
Đối với Nhật Bản, Le Figaro cũng trích giải thích của bộ Y tế Nhật nêu một số nguyên nhân khiến tuổi thọ người Nhật giảm sụt : Ngoài thiên tai như nói trên, còn vấn đề tỷ lệ người tự tử tăng lên, hay là đợt nóng bức mùa hè năm 2010 làm nhiều người cao tuổi thiệt mạng. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến các số thống kê.
Theo tờ báo, tuổi thọ đặc biệt cao của người Nhật đã trở thành chủ đề của rất nhiều cuộc nghiên cứu hầu tìm hiểu nguyên nhân, xem những gì trong cách sống của người Nhật đã bảo vệ sức khoẻ của họ như thế, giúp họ sống lâu và năng động.
Đối với le Figaro, sự kiện trong suốt 25 năm Nhật đứng đầu bảng về tuổi thọ, không phải là điều ngẫu nhiên, cũng không phải là vì họ có gien đặc biệt : Một bằng chứng là khi họ sang sống ở Mỹ, thì tuổi thọ của họ bằng người Mỹ. Cho nên, các nhà nghiên cứu nêu bật cách sống của người Nhật, và tại Nhật, trong đó trước tiên là chế độ ăn uống. Nhìn chung, chế độ ăn uống của người Nhật rất cân đối, ít đường thâm nhập nhanh vào máu, ít mỡ. Calori của phần ăn lại thấp. Người Nhật ăn cá rất nhiều, lại ít uống rượu, mà lại uống nhiều trà xanh.
Riêng về Hồng Kông, Le Figaro cho là số liệu tuổi thọ người Hồng Kông gây ngạc nhiên đối với ai đã từng đến lãnh thổ này, vì đây là một trong những vùng ô nhiễm nhất thế giới. Nhưng theo Le Figaro, có lẽ sự kết hợp giữa một mức sống cao kiểu Phương Tây, việc được chữa trị, bảo vệ sức khoẻ tốt với cách ăn uống kiểu truyền thống người Trung Hoa, là những nguyên nhân giải thích thành quả này.
Bơi lội Pháp tỏa sáng tại Thế Vận Hội Luân Đôn
Về Thế Vận Hội, dĩ nhiên là các tựa đều xoay quanh số huy chương vàng mà Pháp giành được về mộn bơi lội. Le Monde trở lại với huy chương môn bơi tiếp sức nam, nói đến “thắng lợi lịch sử”. Tờ La Croix trên bức ảnh nữ vận động viên Camille Muffat đang bơi, chạy một tựa ngắn gọn, đầy hãnh diện : Made in France (Chế tạo tại Pháp).
Tờ báo không quên nhắc trong hàng chú thích : Thắng lợi của các vận động viên bơi lội Pháp tại Thế Vận Hội Luân Đôn là thành công của quá trình rèn luyện mà những nhà huấn luyện tài ba đã thực hiện từ mấy năm qua.
Báo Le Figaro chú trọng đến “kỳ tích của Yannick Agnel”, người đã đè bẹp các đối thủ. Tờ báo cũng đăng trả lời của độc giả về câu hỏi : Có quan tâm đến Thế Vận Hội hay không ? Gần một nửa - 49,9% - đã trả lời là "Không". Ở trang trong, Le Figaro cũng như các đồng nghiệp, càng hãnh diện với thành tích đạt được trong lần Thế Vận Hội này của môn bơi lội Pháp cho đến hôm qua, nhất là của Agnel.
Các báo cũng lần ngược lịch sử, đếm lại các huy chương vàng Thế Vận Hội trước đây : Huy chương đầu tiên là Jean Boiteux, ở Helsinki, cự ly 400 mét, vào năm 1952 ! Rồi phải đợi đến 3 Thế Vận Hội gần đây : Athens 2004, với Laure Manaudou, cũng ở cự ly 400 mét, rồi Bắc Kinh 2008 với Alain Bernard, cự ly 100 mét tự do, và lần này là ở Luân Đôn.
Thành công các vận động viên Pháp ở Luân Đôn cũng là công lao của Fabrice Pellerin, đã huấn luyện từ năm 2000 một nhóm "con nít' ở Nice, và đi theo chúng cho đến giờ.
Một huấn luyện viên "tài ba" nhưng cũng rất cứng rắn, và độc đoán như ông công nhận với Le Figaro : “Với tôi thì không có tranh cãi gì cả. Hoặc là tập luyện với tôi hoặc là không, thế thôi. Nếu chọn tập với tôi thì phải câm miệng, không thượng lượng gì hết... Nhưng đây không phải là một sự phục tùng mù quáng, mà là một sự tin tưởng lẫn nhau, một cuộc hợp tác mà mỗi người mang lại tài năng của mình”.
Đối ông Pellerin, ông không thể làm như vận động viên của ông dưới nước, nhưng ông là người thầy của họ, không phải là một người bạn. Le Figaro nhận thấy, ông quả là theo kiểu “trường phái cũ”, nhưng "học trò" của ông, Muffat, Agnel, xem qua, cũng rất giống thầy, và giống đến mức đến chất clore quá liều của họ đã biến thành vàng. Và người luyện kim thành vàng này là Pellerin !
Mùa hè thất bát cho ngành du lịch Pháp ?
Đến thời điểm quá giữa hè, báo giới nước du lịch lớn của Châu Âu là Pháp tỏ vẻ không mấy phấn khởi. Le Monde nhìn thấy một mùa hè ảm đạm đối với ngành du lịch Pháp, khách sạn, nhà trọ vắng khách hẳn, may lắm là tỷ lệ phòng thuê đạt 85% trong tuần lễ cuối tháng 7 và đầu tháng 8 này.
Trong hai tuần lễ đầu tháng 7, khách sạn dọc bờ biển - thường khi rất đông khách - cao lắm chỉ được 50%, có nơi chỉ có 10%. Nguyên nhân, theo Le Monde, là do khủng hoảng tài chính kết hợp với thời tiết xấu. Đối với người Pháp, rõ ràng là họ không còn đầu óc để nghĩ đến việc đi nghỉ hè, họ không muốn, hoặc không thể, dành thời giờ, tiền bạc để đi du ngoạn vào mùa hè.
Theo một cuộc thăm dò thực hiện vào tháng 6, chỉ có 53% nghĩ tới việc đi nghỉ hè, phần đông quanh quẩn ở Pháp, với một ngân sách eo hẹp khoảng 1.200 euro cho 4 người, và họ không đi chơi lâu. Le Monde nhìn thấy là đã qua rồi thời kỳ cả gia đình đi nghỉ, đi chơi cả tháng.
Khách ngoại quốc, từ các nước láng giềng của Pháp, Hà Lan, Đức, Anh… cũng ít đi. Hơn nữa, du khách cũng không còn tiêu xài nhiều, ăn bánh mì sandwich hơn là đến nhà hàng ! Giới du lịch than là chưa bao giờ họ gặp phải một mùa hè tệ hại như năm nay. Hậu quả là với lỗ lã chồng chất, họ phải sa thải nhân viên.
Báo L’Humanité tỏ vẻ bất bình trước tình hình người Pháp không còn khả năng đi nghỉ hè : Tờ báo nói đến quyền được nghỉ hè, đánh giá là sự kiện số người Pháp đi nghỉ hè giảm sụt là một sự kiện mới mẻ.
Năm nay 48% cho biết là phải cắt giảm rất nhiều tiền dành cho việc đi nghỉ hè. Gần một nửa người Pháp sẽ đi với 500 euro trong túi, 6% với hơn 1.500 euro. Cho nên, nhìn thành phần đi chơi, thì 71% là người có thu nhập khả dĩ.
Cũng trên hồ sơ du lịch, Le Figaro nhìn thấy là Thế Vận Hội tổ chức tại Anh, nhưng cũng có lợi cho Pháp. Ngược lại, với những nơi khác, các thành phố ở ven biển Manche, đối diện với Anh Quốc, khách sạn ở đây đã có được một tháng 7 rất tốt. Lý do là nhiều vận động viên đã đến hoàn tất việc chuẩn bị cho Thế Vận Hội ở một nơi không mấy xa Luân Đôn, trước khi đến làng Thế Vận của họ.
Dĩ nhiên, theo tờ báo, đó là nhờ lãnh đạo điạ phương đã biết khai thác lợi thế điạ lý, tạo điều kiện để chiêu dụ khách. Thành phố Dunkerque chẳng hạn, đã chuẩn bị đúng tiêu chuẩn olympic, nào là hồ bơi, sân điền kinh, phòng đấu quyền anh... để thu hút vận động viên quốc tế. Họ đã thành công : Các đoàn Ý, New Zealand, Brazil, Sénégal....đã đến sử dụng các cơ sở thể thao này. Theo lãnh đạo thành phố, họ đã thu hút không dưới 150 đội tuyển quốc gia.
Giờ đây thì phụ nữ Hồng Kông là những người có tuổi thọ cao nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình phụ nữ Nhật năm ngoái là 85,9, so với 86,3 năm 2010. Phụ nữ Hồng Kông với tuổi thọ trung bình 86,7, như thế là đã qua mặt Nhật Bản.
Le Figaro nhân dịp này cũng so sánh với những nước khác. Ở Châu Âu, Tây Ban Nha bám sát Nhật, tuổi thọ trung bình phụ nữ tại quốc gia Nam Âu này là 85,3, kế đến là Pháp 84,8 và Thụy Sĩ 84,5. Đây là bộ ngũ đứng đầu thế giới.
Về phần nam giới, Hồng Kông cũng dẫn đầu, tuổi thọ trung bình nam giới ở vùng lãnh thổ Trung Quốc này là 80,5; kế đến là Thụy Sĩ, 80,2; Israel, 80; Islande 79,5; Thụy Điển 79,5. Nhật thì tuột hạng với tuổi thọ đàn ông tại đây là 79,44.
Nhìn số liệu Le Figaro trích dẫn thì đàn ông Pháp cũng không sống lâu bằng phụ nữ, với tuổi thọ trung bình 78,2 tuổi. Nhưng tờ báo cũng tự hào, cho là Pháp nằm trong nhóm đi đầu, bỏ xa Anh Quốc và Hoa Kỳ.
Đối với Nhật Bản, Le Figaro cũng trích giải thích của bộ Y tế Nhật nêu một số nguyên nhân khiến tuổi thọ người Nhật giảm sụt : Ngoài thiên tai như nói trên, còn vấn đề tỷ lệ người tự tử tăng lên, hay là đợt nóng bức mùa hè năm 2010 làm nhiều người cao tuổi thiệt mạng. Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến các số thống kê.
Theo tờ báo, tuổi thọ đặc biệt cao của người Nhật đã trở thành chủ đề của rất nhiều cuộc nghiên cứu hầu tìm hiểu nguyên nhân, xem những gì trong cách sống của người Nhật đã bảo vệ sức khoẻ của họ như thế, giúp họ sống lâu và năng động.
Đối với le Figaro, sự kiện trong suốt 25 năm Nhật đứng đầu bảng về tuổi thọ, không phải là điều ngẫu nhiên, cũng không phải là vì họ có gien đặc biệt : Một bằng chứng là khi họ sang sống ở Mỹ, thì tuổi thọ của họ bằng người Mỹ. Cho nên, các nhà nghiên cứu nêu bật cách sống của người Nhật, và tại Nhật, trong đó trước tiên là chế độ ăn uống. Nhìn chung, chế độ ăn uống của người Nhật rất cân đối, ít đường thâm nhập nhanh vào máu, ít mỡ. Calori của phần ăn lại thấp. Người Nhật ăn cá rất nhiều, lại ít uống rượu, mà lại uống nhiều trà xanh.
Riêng về Hồng Kông, Le Figaro cho là số liệu tuổi thọ người Hồng Kông gây ngạc nhiên đối với ai đã từng đến lãnh thổ này, vì đây là một trong những vùng ô nhiễm nhất thế giới. Nhưng theo Le Figaro, có lẽ sự kết hợp giữa một mức sống cao kiểu Phương Tây, việc được chữa trị, bảo vệ sức khoẻ tốt với cách ăn uống kiểu truyền thống người Trung Hoa, là những nguyên nhân giải thích thành quả này.
Bơi lội Pháp tỏa sáng tại Thế Vận Hội Luân Đôn
Về Thế Vận Hội, dĩ nhiên là các tựa đều xoay quanh số huy chương vàng mà Pháp giành được về mộn bơi lội. Le Monde trở lại với huy chương môn bơi tiếp sức nam, nói đến “thắng lợi lịch sử”. Tờ La Croix trên bức ảnh nữ vận động viên Camille Muffat đang bơi, chạy một tựa ngắn gọn, đầy hãnh diện : Made in France (Chế tạo tại Pháp).
Tờ báo không quên nhắc trong hàng chú thích : Thắng lợi của các vận động viên bơi lội Pháp tại Thế Vận Hội Luân Đôn là thành công của quá trình rèn luyện mà những nhà huấn luyện tài ba đã thực hiện từ mấy năm qua.
Báo Le Figaro chú trọng đến “kỳ tích của Yannick Agnel”, người đã đè bẹp các đối thủ. Tờ báo cũng đăng trả lời của độc giả về câu hỏi : Có quan tâm đến Thế Vận Hội hay không ? Gần một nửa - 49,9% - đã trả lời là "Không". Ở trang trong, Le Figaro cũng như các đồng nghiệp, càng hãnh diện với thành tích đạt được trong lần Thế Vận Hội này của môn bơi lội Pháp cho đến hôm qua, nhất là của Agnel.
Các báo cũng lần ngược lịch sử, đếm lại các huy chương vàng Thế Vận Hội trước đây : Huy chương đầu tiên là Jean Boiteux, ở Helsinki, cự ly 400 mét, vào năm 1952 ! Rồi phải đợi đến 3 Thế Vận Hội gần đây : Athens 2004, với Laure Manaudou, cũng ở cự ly 400 mét, rồi Bắc Kinh 2008 với Alain Bernard, cự ly 100 mét tự do, và lần này là ở Luân Đôn.
Thành công các vận động viên Pháp ở Luân Đôn cũng là công lao của Fabrice Pellerin, đã huấn luyện từ năm 2000 một nhóm "con nít' ở Nice, và đi theo chúng cho đến giờ.
Một huấn luyện viên "tài ba" nhưng cũng rất cứng rắn, và độc đoán như ông công nhận với Le Figaro : “Với tôi thì không có tranh cãi gì cả. Hoặc là tập luyện với tôi hoặc là không, thế thôi. Nếu chọn tập với tôi thì phải câm miệng, không thượng lượng gì hết... Nhưng đây không phải là một sự phục tùng mù quáng, mà là một sự tin tưởng lẫn nhau, một cuộc hợp tác mà mỗi người mang lại tài năng của mình”.
Đối ông Pellerin, ông không thể làm như vận động viên của ông dưới nước, nhưng ông là người thầy của họ, không phải là một người bạn. Le Figaro nhận thấy, ông quả là theo kiểu “trường phái cũ”, nhưng "học trò" của ông, Muffat, Agnel, xem qua, cũng rất giống thầy, và giống đến mức đến chất clore quá liều của họ đã biến thành vàng. Và người luyện kim thành vàng này là Pellerin !
Mùa hè thất bát cho ngành du lịch Pháp ?
Đến thời điểm quá giữa hè, báo giới nước du lịch lớn của Châu Âu là Pháp tỏ vẻ không mấy phấn khởi. Le Monde nhìn thấy một mùa hè ảm đạm đối với ngành du lịch Pháp, khách sạn, nhà trọ vắng khách hẳn, may lắm là tỷ lệ phòng thuê đạt 85% trong tuần lễ cuối tháng 7 và đầu tháng 8 này.
Trong hai tuần lễ đầu tháng 7, khách sạn dọc bờ biển - thường khi rất đông khách - cao lắm chỉ được 50%, có nơi chỉ có 10%. Nguyên nhân, theo Le Monde, là do khủng hoảng tài chính kết hợp với thời tiết xấu. Đối với người Pháp, rõ ràng là họ không còn đầu óc để nghĩ đến việc đi nghỉ hè, họ không muốn, hoặc không thể, dành thời giờ, tiền bạc để đi du ngoạn vào mùa hè.
Theo một cuộc thăm dò thực hiện vào tháng 6, chỉ có 53% nghĩ tới việc đi nghỉ hè, phần đông quanh quẩn ở Pháp, với một ngân sách eo hẹp khoảng 1.200 euro cho 4 người, và họ không đi chơi lâu. Le Monde nhìn thấy là đã qua rồi thời kỳ cả gia đình đi nghỉ, đi chơi cả tháng.
Khách ngoại quốc, từ các nước láng giềng của Pháp, Hà Lan, Đức, Anh… cũng ít đi. Hơn nữa, du khách cũng không còn tiêu xài nhiều, ăn bánh mì sandwich hơn là đến nhà hàng ! Giới du lịch than là chưa bao giờ họ gặp phải một mùa hè tệ hại như năm nay. Hậu quả là với lỗ lã chồng chất, họ phải sa thải nhân viên.
Báo L’Humanité tỏ vẻ bất bình trước tình hình người Pháp không còn khả năng đi nghỉ hè : Tờ báo nói đến quyền được nghỉ hè, đánh giá là sự kiện số người Pháp đi nghỉ hè giảm sụt là một sự kiện mới mẻ.
Ở trang trong, tờ báo chạy tựa gay gắt : “Đi nghỉ hè ‘bình thường’ đang trở thành điều xa xỉ”. Năm nay, hơn 1/3 người Pháp lại không đi đâu hết.
Tờ báo nhìn thấy số người đi nghỉ ngày càng sút giảm : Năm 2009, 78%
người Pháp đã đi nghỉ, năm 2010, 73% đi đươc, đến năm 2011 thì chỉ còn
69%, và cái hố bất bình đẳng ngày càng sâu rộng hơn.Năm nay 48% cho biết là phải cắt giảm rất nhiều tiền dành cho việc đi nghỉ hè. Gần một nửa người Pháp sẽ đi với 500 euro trong túi, 6% với hơn 1.500 euro. Cho nên, nhìn thành phần đi chơi, thì 71% là người có thu nhập khả dĩ.
Cũng trên hồ sơ du lịch, Le Figaro nhìn thấy là Thế Vận Hội tổ chức tại Anh, nhưng cũng có lợi cho Pháp. Ngược lại, với những nơi khác, các thành phố ở ven biển Manche, đối diện với Anh Quốc, khách sạn ở đây đã có được một tháng 7 rất tốt. Lý do là nhiều vận động viên đã đến hoàn tất việc chuẩn bị cho Thế Vận Hội ở một nơi không mấy xa Luân Đôn, trước khi đến làng Thế Vận của họ.
Dĩ nhiên, theo tờ báo, đó là nhờ lãnh đạo điạ phương đã biết khai thác lợi thế điạ lý, tạo điều kiện để chiêu dụ khách. Thành phố Dunkerque chẳng hạn, đã chuẩn bị đúng tiêu chuẩn olympic, nào là hồ bơi, sân điền kinh, phòng đấu quyền anh... để thu hút vận động viên quốc tế. Họ đã thành công : Các đoàn Ý, New Zealand, Brazil, Sénégal....đã đến sử dụng các cơ sở thể thao này. Theo lãnh đạo thành phố, họ đã thu hút không dưới 150 đội tuyển quốc gia.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire