Vỏ bao thuốc lá trung tính, không logo, với các hình ảnh tác hại của thuốc lá, nhằm hạn chế việc hút thuốc. (REUTERS)
Hôm qua, 15/08/2012, Tòa án Tối cao Úc đã bác bỏ hoàn toàn
khiếu nại của các tập đoàn công nghiệp thuốc lá, về quy định việc các vỏ
bao thuốc lá phải tuân theo một mẫu duy nhất, để hạn chế ảnh hưởng của
thuốc lá. Phán quyết của tư pháp Úc được Tổ chức Y tế Thế giới ca ngợi như một quyết định « lịch sử
». Tập đoàn thuốc lá hàng đầu thế giới Philip Morris cho biết sẵn sàng
cho một cuộc chiến pháp lý lâu dài tại các định chế quốc tế.
Theo quyết định này, kể từ ngày 1 tháng 12 năm nay, các vỏ bao
thuốc lá do bất cứ công ty sản xuất, được bán tại Úc, đều không được
mang các logo với các hình ảnh, màu sắc hấp dẫn. Tất cả các bao thuốc sẽ
đều phải mang một màu ô liu thẫm, cùng với các hình ảnh gây sốc về các
bệnh tật hiểm nghèo do thuốc lá gây ra. Tên gọi của công ty sản xuất
cũng phải được trình bày giống nhau, với kiểu và cỡ chữ theo một quy
định thống nhất.
Như vậy, Úc là quốc gia đầu tiên trên thế giới ra luật áp đặt các công ty thuốc lá phải sử dụng một mẫu vỏ bao đồng phục, nhằm hạn chế nạn hút thuốc. Quyết định của Úc là sự cụ thể hóa các khuyến nghị của Hiệp ước khung chống thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (vào năm 2008), một hiệp ước quốc tế được đánh giá là có nhiều quốc gia tham gia nhất cho đến nay.
Tiếp theo các quy định về việc các bao thuốc phải mang những hình ảnh gây sốc về tác hại của thuốc lá, cùng với việc cấm hút thuốc tại các nơi công cộng trong nhà, mới được áp dụng tại nhiều quốc gia trong những năm gần đây, cuộc chiến chống thuốc lá nay lại có thêm một bước tiến mới với quyết định của Úc.
Phán quyết của tư pháp Úc được Tổ chức Y tế Thế giới ca ngợi như một quyết định « lịch sử », có thể mở đường cho một loạt các quốc gia khác đi theo hướng này, để hạn chế các hiểm họa gia tăng của nạn hút thuốc, trong một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là các tập đoàn thuốc lá với các khoản lợi nhuận khổng lồ cao gấp hơn 150 lần so với các chi phí bỏ ra để hạn chế tác hại của thuốc lá.
Ngoài việc thuốc lá là nguyên nhân tử vong hàng đầu, với gần 6 triệu người một năm, do khoảng 25 loại bệnh hiểm nghèo được ghi nhận, có những con số còn ít ai biết là :
* gần một nửa trẻ em trên thế giới phải sống trong môi trường có khói thuốc,
* hơn 40% trẻ em có bố hoặc mẹ hút thuốc và
* 31% số người chết vì bị hít khói thuốc một cách thụ động vào năm 2004 là trẻ em, theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong thời gian gần đây, bất chấp sự phản đối từ phía các tổ chức y tế và những lo ngại từ xã hội, các tập đoàn sản xuất thuốc lá vẫn tiếp tục gia tăng các phương pháp tiếp thị để lôi cuốn nhiều người đến với thuốc lá, nhất là phụ nữ và giới trẻ, đặc biệt qua việc sử dụng các quảng cáo bắt mắt nhằm làm cho người sử dụng quên đi các tác hại khủng khiếp mà thuốc lá gây ra, đã được khoa học chỉ rõ.
Về việc có nên áp dụng một bao thuốc « trung tính », tức là không có các hình ảnh mang tính quảng cáo tiếp thị hay không, theo một điều tra dư luận năm 2008, riêng tại Pháp, 68% người trên 18 tuổi đồng ý với ý tưởng này, trong khi cũng tại Pháp, có đến gần 50% người từ 18 đến 34 tuổi gắn bó cuộc đời với khói thuốc lá.
Các tin bài liên quan
Việt Nam thông qua luật chống thuốc lá
Nhiều nhà khoa học Pháp làm « nội gián » cho ngành công nghiệp thuốc lá
Các biện pháp mới nhằm đẩy lùi thuốc lá tại Pháp và Châu Âu
Nghiện ngập : Con đường phòng ngừa và chữa trị
Các tập đoàn thuốc lá tìm nguồn khách hàng mới tại châu Á
Như vậy, Úc là quốc gia đầu tiên trên thế giới ra luật áp đặt các công ty thuốc lá phải sử dụng một mẫu vỏ bao đồng phục, nhằm hạn chế nạn hút thuốc. Quyết định của Úc là sự cụ thể hóa các khuyến nghị của Hiệp ước khung chống thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (vào năm 2008), một hiệp ước quốc tế được đánh giá là có nhiều quốc gia tham gia nhất cho đến nay.
Tiếp theo các quy định về việc các bao thuốc phải mang những hình ảnh gây sốc về tác hại của thuốc lá, cùng với việc cấm hút thuốc tại các nơi công cộng trong nhà, mới được áp dụng tại nhiều quốc gia trong những năm gần đây, cuộc chiến chống thuốc lá nay lại có thêm một bước tiến mới với quyết định của Úc.
Phán quyết của tư pháp Úc được Tổ chức Y tế Thế giới ca ngợi như một quyết định « lịch sử », có thể mở đường cho một loạt các quốc gia khác đi theo hướng này, để hạn chế các hiểm họa gia tăng của nạn hút thuốc, trong một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là các tập đoàn thuốc lá với các khoản lợi nhuận khổng lồ cao gấp hơn 150 lần so với các chi phí bỏ ra để hạn chế tác hại của thuốc lá.
Ngoài việc thuốc lá là nguyên nhân tử vong hàng đầu, với gần 6 triệu người một năm, do khoảng 25 loại bệnh hiểm nghèo được ghi nhận, có những con số còn ít ai biết là :
* gần một nửa trẻ em trên thế giới phải sống trong môi trường có khói thuốc,
* hơn 40% trẻ em có bố hoặc mẹ hút thuốc và
* 31% số người chết vì bị hít khói thuốc một cách thụ động vào năm 2004 là trẻ em, theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong thời gian gần đây, bất chấp sự phản đối từ phía các tổ chức y tế và những lo ngại từ xã hội, các tập đoàn sản xuất thuốc lá vẫn tiếp tục gia tăng các phương pháp tiếp thị để lôi cuốn nhiều người đến với thuốc lá, nhất là phụ nữ và giới trẻ, đặc biệt qua việc sử dụng các quảng cáo bắt mắt nhằm làm cho người sử dụng quên đi các tác hại khủng khiếp mà thuốc lá gây ra, đã được khoa học chỉ rõ.
Về việc có nên áp dụng một bao thuốc « trung tính », tức là không có các hình ảnh mang tính quảng cáo tiếp thị hay không, theo một điều tra dư luận năm 2008, riêng tại Pháp, 68% người trên 18 tuổi đồng ý với ý tưởng này, trong khi cũng tại Pháp, có đến gần 50% người từ 18 đến 34 tuổi gắn bó cuộc đời với khói thuốc lá.
Các tin bài liên quan
Việt Nam thông qua luật chống thuốc lá
Nhiều nhà khoa học Pháp làm « nội gián » cho ngành công nghiệp thuốc lá
Các biện pháp mới nhằm đẩy lùi thuốc lá tại Pháp và Châu Âu
Nghiện ngập : Con đường phòng ngừa và chữa trị
Các tập đoàn thuốc lá tìm nguồn khách hàng mới tại châu Á
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire