Khi cơ thể đang cố gắng nói cho bạn biết một điều gì đó ví như bạn đang
thiếu những vitamin quan trọng, nó có thể biểu hiện một số dấu hiệu kỳ
lạ. Tiến sĩ Susan
Blum, người sáng lập Trung tâm Sức khỏe Blum và là tác giả của cuốn sách
mới “Kế hoạch phục hồi hệ thống miễn dịch” cho biết: “Chế độ ăn uống
với các thực phẩm chế biến sẵn ngày nay rất dễ khiến chúng ta trở nên
thiếu hụt vitamin bằng việc không ăn đủ các loại thực phẩm thích hợp hay
không hấp thụ chúng đúng cách do các vấn đề tiêu hóa. Bạn có thể không
mắc bệnh nhưng các chức năng sẽ bị suy giảm bởi vì vitamin là yếu tố
tham gia vào tất cả các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Chúng ta cần
chúng để cơ thể hoạt động một cách chính xác”. Các chức năng bị suy giảm
đôi khi có thể biểu hiện dưới những hình thức khó hiểu.
Dưới
đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bất thường cho thấy có thể bạn đang thiếu
vitamin. Tin tốt là hầu hết những dấu hiệu này đều có thể khắc phục bằng
những thay đổi trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu phương pháp điều
trị bằng thực phẩm không có hiệu quả, hãy tới gặp bác sĩ của bạn.
Dấu hiệu 1: Các vết nứt ở khóe miệng
Thiếu hụt: Sắt, kẽm, vitamin nhóm B như niacin (B3), riboflavin (B2), và B12. TS
Blum
cho biết: “Điều này xảy ra phổ biến nếu bạn là một người ăn chay không
bổ sung đủ sắt, kẽm, và B12”. Tình trạng trên cũng xảy ra nếu chế độ ăn
uống bổ sung quá ít các protein cần thiết cho việc thiết lập khả năng
miễn dịch.
Cách khắc phục:
Ăn nhiều thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, trứng, hàu, nghêu, cà chua phơi
khô, củ cải Thụy Sĩ, bơ hạt vừng, đậu phộng và các loại đậu như đậu
lăng.
Vitamin
C giúp tăng cường việc hấp thụ sắt và chống nhiễm trùng. Do đó, chúng
ta nên kết hợp các loại thực phẩm trên với các loại rau như bông cải
xanh, ớt chuông đỏ, cải xoăn và súp lơ.
Dấu hiệu 2: Phát ban đỏ, có vảy trên mặt (đôi khi ở những nơi khác) và rụng tóc
Thiếu
hụt: Biotin (B7) được biết đến như một loại vitamin dành cho tóc. Cơ
thể của bạn lưu trữ các vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) nhưng
lại không lưu trữ hầu hết các loại vitamin B tan trong nước. Các lực sĩ
lưu ý: Ăn trứng sống khiến bạn dễ gặp tình trạng trên, bởi vì một
protein trong trứng sống được gọi là avidin ức chế khả năng hấp thụ
biotin của cơ thể.
Cách khắc phục:
Ăn trứng đã nấu chín (việc nấu chín làm vô hiệu hóa avidin), cá hồi,
bơ, nấm, súp lơ, đậu nành, các loại hạt, quả mâm xôi và chuối.
Dấu hiệu 3: Những chỗ sưng trông như mụn trứng cá màu đỏ hoặc trắng, thường xuất hiện trên má, cánh tay, đùi và mông
Thiếu hụt: Các axit béo thiết yếu và các loại vitamin A, D.
Cách khắc phục:
Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và tăng
chất béo lành mạnh. Ăn thêm cá hồi và cá mòi, các loại hạt vỏ cứng như
quả óc chó và quả hạnh, các loại hạt như hạt lanh, cây gai dầu, và hạt
chia. Để bổ sung vitamin A, nên ăn các loại rau củ lá xanh và nhiều màu
sắc như cà rốt, khoai lang và ớt chuông đỏ.
Tiến
sĩ Blum cho biết: “Chúng cung cấp beta carotene, một tiền chất mà cơ
thể của bạn sẽ sử dụng để tạo ra vitamin A. Tuy nhiên, với vitaminc
D, tôi khuyên bạn nên bổ sung một liều 2.000 IU/ngày chứa cả vitamin A và K, giúp hấp thu vitamin D”.
Dấu hiệu 4: Ngứa ran, nhói đau, và tê ở bàn tay, bàn chân, hoặc một số vị trí khác
Thiếu hụt: Các vitamin nhóm B như axit folic (B9), B6, và B12.
TS
Blum nói rằng: “Đây là một vấn đề liên quan trực tiếp tới các dây thần
kinh ngoại vi và điểm cuối của chúng dưới da”. Lưu ý rằng các triệu
chứng này có thể kết hợp với lo âu, trầm cảm, thiếu máu, mệt mỏi và mất
cân bằng hoóc-môn.
Cách khắc phục:
Ăn rau bina, măng tây, củ cải đường, các loại đậu như đậu pinto, đậu
đen, đậu ván trắng, đậu lima, trứng, bạch tuộc, trai, nghêu, hàu và gia
cầm.
Dấu hiệu 5: Chuột rút dưới dạng đau nhói và đột ngột ở ngón chân, bắp chân, gan bàn chân và phía sau cẳng chân
Thiếu
hụt: Magiê, canxi và kali. Tiến sĩ Blum cho biết: “Nếu điều này xảy ra
thường xuyên thì đó là một tín hiệu cảnh báo rằng bạn đang thiếu những
chất trên”.
Và
nếu bạn đang rèn luyện thể chất một cách chăm chỉ thì bạn có thể mất
nhiều khoáng chất (và các vitamin nhóm B tan trong nước) do đổ nhiều mồ
hôi.
Cách khắc phục:
Ăn nhiều chuối, quả hạnh, hạt dẻ, bí, anh đào, táo, bưởi, bông cải
xanh, cải bắp, các loại rau có lá xanh thẫm như cải xoăn, rau bina và bồ
công anh.
Trần Thị Thu Hương - TTKĐ&KN
suckhoedoisong.vn
*
*
calcium magnesium
https://www.google.com/search?q=calcium+magnesium&ie=utf-8&oe=utf-8&rls=org.mozilla:fr:official&client=firefox-a&channel=sb&gfe_rd=ctrl&ei=3-YLU4KsAsmk8gOf8ICQDA&gws_rd=cr
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire