Đột
biến gen HBx của virut viêm gan B (HBV) đã được chứng minh là có liên
quan đến sự tiến triển thành ung thư gan (UTG). Nghiên cứu nhằm khảo sát
đột biến gen HBx trên bệnh nhân UTG nhiễm HBV và bước đầu tìm hiểu mối
liên quan của nó với một số chỉ số cận lâm sàng khác. Kết quả nghiên cứu
cho thấy các đột biến trên gen HBx được tìm thấy là A1762T, G1764A,
C1653T, T1753C/G và C1766T. Trong đó các đột biến A1762T, G1764A và
C1653T là thường gặp nhất với tỷ lệ tương ứng là 66%, 83% và 81%. Đột
biến gen HBx tại các điểm A1762T và G1764A có tỷ lệ cao hơn trên nhóm
biệt hóa kém so với nhóm biệt hóa cao (100% so với 67%, p < 0,05).
Đột biến gen HBx không liên quan đến chức năng gan cũng như tình trạng
mang kháng nguyên e. Đột biến gen HBx có tỷ lệ tương đối cao trên bệnh
nhân UTG và có liên quan đến độ biệt hóa của tế bào gan.
Ung
thư tế bào gan nguyên phát (UTG) hay là ung thư biểu mô tế bào gan
(Hepatocellular Carcinoma, HCC) là bệnh lý thường gặp đứng hàng thứ 5
trên thế giới, có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 trong các tử vong liên
quan đến ung thư [1, 2]. Nguyên nhân gây UTG đã được xác định là do
virut viêm gan B (HBV), C (HCV) và một số hóa chất như Aflatoxin. Trong
đó HBV là nguyên nhân chủ yếu, chiếm hơn 90% các trường hợp UTG. Tuy
nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân nhiễm HBV đều tiến triển thành
UTG. Nhiễm HBV có thể gây viêm gan cấp tính tự hồi phục, hoặc tiến triển
thành viêm gan mạn tính, xơ gan, viêm gan ác tính, hoặc trở thành người
mang HBV mạn tính không triệu chứng [3]. Nguyên nhân nào dẫn đến sự
khác biệt đó vẫn còn nhiều tranh luận.
Một trong những vấn đề được nhiều
người quan tâm đó là sự khác biệt về kiểu gen, đột biến gen của HBV.
Gen HBx của HBV là một gene có kích thước nhỏ, với khoảng 460 nucleotid,
mã hóa cho 154 acid amin. Điểm khởi đầu của gene này là nucleotid 1374
và điểm kết thúc là nucleotid 1836. Vì vậy gen HBx có phần chồng lấn lên
một đoạn gene mã hóa enzym polymerase (từ nucleotid 1374 đến nucleotid
1621) và chồng lấn lên gen pre-Core một đoạn từ 1814 đến 1836. Như vậy,
khi xuất hiện một điểm đột biến trên 2 đoạn gen chồng lấn này không chỉ
ảnh hưởng đến một gen mà có thể ảnh hưởng đến chức năng của cả 2 gen.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đột biến gene HBx có liên quan chặt chẽ với
sự tiến triển thành UTG trên bệnh nhân nhiễm HBV [4, 5, 6].
Việt Nam là nước có người nhiễm HBV đứng hàng cao nhất thế giới, tỷ lệ
HBsAg (+) ở người lớn khoẻ mạnh từ 10 - 20% có nơi lên tới 26% [7]. Như
vậy, ước tính có hơn 10 triệu người đang mang HBV mạn tính ở nước ta và
nguy cơ phát sinh UTG ở những người này là rất lớn. Tuy nhiên, số liệu
về tỷ lệ và mối liên quan giữa đột biến gen HBx với bệnh cảnh UTG ở nước
ta vẫn còn hạn chế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ đột biến gen HBx của HBV ở bệnh nhân ung
thư gan nhiễm HBV và bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến này
với một số chỉ số xét nghiệm khác.
Việt Nam là nước có người nhiễm HBV đứng hàng cao nhất thế giới, tỷ lệ HBsAg (+) ở người lớn khoẻ mạnh từ 10 - 20% có nơi lên tới 26% [7]. Như vậy, ước tính có hơn 10 triệu người đang mang HBV mạn tính ở nước ta và nguy cơ phát sinh UTG ở những người này là rất lớn. Tuy nhiên, số liệu về tỷ lệ và mối liên quan giữa đột biến gen HBx với bệnh cảnh UTG ở nước ta vẫn còn hạn chế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ đột biến gen HBx của HBV ở bệnh nhân ung thư gan nhiễm HBV và bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đột biến này với một số chỉ số xét nghiệm khác.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire