A) Sổ tay Dưỡng sinh Ohsawa
http://www.tangthuphathoc.net/chay/sotaydinhduongohsawa.htmB) CHỮA BỆNH, DƯỠNG SINH BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG PHÙ HỢP VỚI TỰ NHIÊN
Lương Y VÕ HÀ
Trong năm mươi năm qua số bệnh nhân nhiểm bệnh và tử vong vì ung thư đã không ngừng gia tăng. Hiện nay theo báo cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm có thêm khoảng 10 triệu người mới phát bệnh ung thư và khoảng 6 triệu người chết do ung thư. Tại Việt nam, hàng năm có khoảng 100 đến 150 ngàn người mới mắc bệnh ung thư và khoảng 70 ngàn người chết vì ung thư. Trong khi những tiến bộ khoa học có vẽ như bất lực trong việc chận đứng ung thư thì thỉnh thoảng người ta vẫn ghi nhận được thông tin những bệnh nhân ung thư khỏi bệnh hoàn toàn nhờ những liệu pháp cổ truyền. Phải chăng đây chỉ là cá biệt? Bài viết sau đây sẽ giải thích về những nguyên lý và giá trị thực tiển của Macrobiotics, một phương pháp chữa bệnh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên cùng với những so sánh, đối chiếu với một số nghiên cứu khoa học và một số tập quán ăn uống có giá trị dưỡng sinh cao.
Chữa bệnh ung thư không cần dùng thuốc
Vào tháng 08-1982 ở nước Mỹ có một trường hợp bệnh ung thư di căn
được chữa khỏi hoàn toàn đã được nhiều tờ báo lớn lúc bấy giờ như Life,
Paris Match đăng tải gây được sự chú ý của nhiều người. Bác sĩ Anthonny
Sattilaro là giám đốc một bệnh viện lớn ở Philadelphia. Ông đã bị ung
thư di căn đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đã trải qua 3 lần giải phẩu.
Ông đã hoàn toàn tuyệt vọng. Sau đó ông đã được giới thiệu phương pháp
điều trị bằng chế độ ăn uống đặc biệt theo Giáo Sư Oshawa dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của GS bác sĩ Kichio Kushi. Bảy tháng sau, tất cả các xét
nghiệm cần thiết được thực hiện đã chứng tỏ ông hoàn toàn khỏi bệnh*.
Chữa bệnh ung thư không dùng thuốc như trường hợp BS Anthony Sattilaro
không phải là duy nhất. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên
Sabine de la Brosse của báo Paris Match, bác sĩ Kushi cho biết:
- Hàng năm tôi tiếp nhận khoản 3000 bệnh nhân. Phân nữa trong số đó là
bệnh ung thư. Có đến 40% bệnh nhân ung thư đã đến thời kỳ chót. Khi
không còn chút hy vọng sống sót họ mới tìm đến tôi. Tôi có thể nói phân
nữa số bệnh nhân “chờ chết” ấy hiện nay đã bình phục hẳn. Họ đã mạnh
khoẻ và đã trở lại cuộc sống bình thường.
Phóng viên : Vậy còn số phân nữa kia thì sao?
BS Kushi : Số người ấy không theo đúng phương pháp mà tôi chỉ dẫn cho
họ. Họ ăn uống sai, không kiêng kỵ được. Họ ăn uống trái phép rồi tiếp
tục tồn trữ chất độc trong cơ thể.
BS Kushi đặc biệt nhấn manh : Phải nhìn nhân rằng sự hợp tác của những
người xung quanh nhất là những người trong gia đình là điều rất cần
thiết. Nếu người chồng bị bênh và người vợ nấu ăn thì người vợ phải nâng
đỡ tinh thần người chồng bằng cách ăn cùng một chế độ với chồng theo
phương pháp Macrobiotics.
Macrobiotics và lối sống thuận theo quy luật vũ trụ.
Vào năm 1907 khi làn sóng Âu hoá bắt đầu tràn vào nước Nhật, ông Sagen Ishizuka một bác sĩ thuộc quân đội Nhật Hoàng đã vận động nhiều nghị sĩ, học giã, thương gia trong nước để thành lập hiệp hội SHOKU-YO-KAIL nhằm khơi dậy phong trào phát huy truyền thống Á Đông và những giá trị cỗ truyền. Hiệp hội đặc biệt khuyến khích việc ăn uống và chữa bệnh phù hợp với quy luật vũ trụ theo nguyên lý âm dương thông qua chế độ ăn ngủ cốc và rau quả toàn phần, ít uống sữa, hạn chế ăn thịt. Hơn 20 năm sau chức vụ hội trưởng của hiệp hội được chuyển giao cho ông GEORGES OSHAWA. GS Oshawa (1893-1966) là một người đã từng bị lao phổi và ung thư dạ dày. Ông đã tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng chế độ ăn uống nói trên. GS Oshawa là người đã từng viết hàng trăm đầu sách và đi rất nhiều nơi trên thế giới để diễn giải và quảng bá về triết lý Á Đông và phương pháp ăn uống để chữa bệnh. Vào năm 1960 trong một quyển sách được viết bằng Anh ngữ**, lần đầu tiên ông chính thức dùng từ Macrobiotics để đặt tên cho phương pháp với hàm ý một quan niệm vĩ đại (Macro) về cuộc sống (bio). Theo ông Macrobiotics không chỉ là một phương pháp chữa bệnh mà còn là một triết lý sống. Cách ăn uống nầy không chỉ tạo nên những con người khoẻ mạnh mà còn xây dựng nên một thế giới hoà bình và hoà hợp. Thức ăn không chỉ nuôi sống thể xác mà qua sự lựa chọn những loại thực phẩm có năng lượng Âm hoặc Dương thích hợp có thể phát triển tinh thần và cải thiện hành vi và tâm lý con người. Ngày nay những trung tâm nghiên cứu và truyền bá Macrobiotics đã được thành lập ở nhiều nước trên thế giới. Ở phương Tây đã có những cửa hàng Whole Food Market chuyên bán thực phẩm dưỡng sinh và chống ung thư. Thuật ngữ Macrobiotics đã trở thành một từ phổ thông được đưa vào nhiều từ điển với ý nghĩa là một phương pháp dưỡng sinh và chữa bệnh bằng cách ăn uống ngủ cốc và rau quả toàn phần không có sự hổ trợ của hoá chất.
Một số nguyên tắc ăn uống theo phương pháp Macrobiotics.
Theo quan điểm “Thiên Nhân hợp nhất” của triết học phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khoẻ mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên. Chữa bệnh là thực hiện những biện pháp nhằm tái lập lại sự cân bằng và hài hoà giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể cũng như giữa con người và hoàn cảnh bên ngoài. Khi sự cân bằng đã được thiết lập và sự hài hoà đã được thực hiện, cơ thể tự có sức đề kháng thích hợp với những yếu tố gây bệnh. Căn cứ vào nguyên lý nầy và qua quan sát cách ăn uống của những người nguyên thuỷ, Macrobiotics dựa trên những nguyên tắc sau:
Tận dụng tính toàn thể và thống nhất của thức ăn
Tính thống nhất trong chế độ ăn nầy hàm nghĩa toàn thể, toàn phần, không tách rời ý muốn nói đến khuynh hướng lựa chọn thực phẩm với đầy đủ thành phần vốn có của nó. Một hạt gạo, một cây rau, một củ hoặc một quả cũng giống như một con người. Tất cả đều là những tiểu vũ trụ có đầy đủ tính Âm và Dương cân bằng và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của nó. Giống như cơ thể con người không thể hoạt động bình thường nếu thiếu một bộ phận nào đó. Thực phẩm ăn vào để nuôi sống cơ thể cũng cần tính toàn phần nầy mới đáp ứng được yêu cầu giữ gìn sức khoẻ và sự hài hoà nơi con người. Do đó Macrobiotics khuyên chúng ta nên ăn nguyên hạt ngủ cốc thay vì xay giả quá trắng . Rau quả cũng sẽ hữu ích cho sức khoẻ nếu có thể ăn cả phần vỏ (lê, táo, ổi…) hoặc ăn cả vừa củ vừa lá (củ cải, cà rốt…). Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn nầy là việc ăn ngủ cốc toàn phần (chỉ lột bỏ phần vỏ cứng bên ngoài) còn gọi là ngủ cốc thô thay cho thói quen ăn gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở, mì gói, các loại bánh kẹo, những loại đồ hộp… Những thức ăn công nghiệp nầy không những tiềm tàng những hoá chất độc hại mà còn bị tước hết phần mài và lớp vỏ ngoài của ngủ cốc. Phần vỏ ngoài của ngủ cốc bao gồm rất nhiều sinh tố, khoáng chất và những acit amin cần thiết cho cơ thể. Từ lâu người ta đã biết chính những chất xơ trong phần vỏ ngoài có giá trị rất lớn trong việc phòng ngừa các bệnh tiêu hoá, tim mạch Gần đây những nghiên cứu mới nhất ở Đại học Y khoa Baylor và Bênh viện Nhi khoa Houston còn cho biết chất xơ làm gia tăng sự tích luỷ calcium trong cơ thể nên có tác dụng phòng ngừa chứng loãng xương. Đối với bệnh ung thư, chất xơ cũng có những giá trị đặc biệt. Cách ăn thực phẩm toàn phần nầy đã tận dụng được toàn bộ chất xơ vốn chỉ tập hợp nhiều ở phần vỏ ngoài cũng như chỉ có ở thực phẩm thô (không tinh chế) ở hạt cũng như ở rau quả. Chất xơ không bị hoà tan, không bị hấp thu, góp phần tạo ra chất bả. Những chất bả khi đạt đến một định lượng nhất định sẽ kích thích thành ruột sinh ra nhu động ruột. Ngoài việc thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già, chống táo bón, làm giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột, chất xơ còn có thể kết dính những chất độc hại nầy để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó chất xơ trong thực phẩm toàn phần góp phần quan trọng trong việc phòng, chống ung thư.
Phù hợp với tự nhiên.
Những loại thức ăn tốt cho sức khoẻ phải là những thức ăn được nuôi
trồng hoặc chế biến theo phương pháp tự nhiên, không lai tạo, không bón
phân hoá học và thuốc trừ sâu, không pha chế với những hoá chất bổ dưỡng
hoặc bảo dưỡng. Về điều này nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đã cho
biết bên cạnh những tác nhân về ô nhiểm môi trường, về bức xạ, về thần
kinh thì những chất độc từ những thức ăn bị nhiểm độc trong quá trình
trồng trọt hoặc chế biến đóng vai trò quan trọng gây ra bệnh ung thư.
Mặt khác những nghiên cứu về ăn chay cho rằng những người nguyên thuỷ
sinh ra tự nhiên đã là những người ăn ngủ cốc và rau quả hái lượm được
trong quá trình du mục. Chỉ sau khi biết dùng lửa con người mới bắt đầu
ăn thịt. Hơn nữa khi so sánh cấu tạo bộ răng và dạ dày giữa con người,
những động vật ăn thịt và những động vật ăn cỏ, người ta thấy loài người
thích hợp với ăn chay nhiều hơn. Trên thực tế người Esquimo sống phần
lớn bằng thịt và mở có tuổi thọ rất ngắn, trung bình chỉ 27,5 năm. Một
bộ lạc người Kirgese sống du mục ở miền Đông nước Nga với thức ăn chủ
yếu bằng thịt có tuổi thọ cũng không quá 40 năm. Thống kê của tổ chức Y
Tế Thế Giới cũng cho thấy các dân tộc ăn nhiều thịt nhất có tỉ lệ mắc
bệnh tim và ung thư cao nhất. Ngược lại những nhóm người ăn chay có tỉ
lệ mắc bệnh thấp nhất. Do đó Macrobiotics khuyên nên hạn chế ăn thịt.
Nếu ăn thịt chỉ nên ăn cá hoặc những loại thịt trắng, thịt động vật có
lông vũ như gà, bồ câu … Ăn cá sẽ không bị tích luỹ những chất độc hại
nhiều như ăn thịt. Cá lại giàu acit béo bảo hoà Omega 3 hữu ích cho hoạt
động của hệ tim mạch. Đối với những tính năng chống ung thư, những
nghiên cứu mới đây ở trường Đại học London ở nước Anh đã cho thấy chế độ
ăn nhiều các loại đậu và ngủ cốc có giá trị phòng và chống ung thư do
những thức ăn nầy chứa nhiều hợp chất Inositol Pentakisphosphate có tính
năng ức chế được enzyme phosphoinositide 3 – kinase vốn thúc đẩy sự
phát triển các khối u ung thư.
Một ý nghĩa khác của việc phù hợp với tự nhiên là sự hài hoà giữa thực phẩm, hoàn cảnh và con người.
Một thực phẩm tốt cho sức khoẻ là thực phẩm có sẳn từ môi trường chúng
ta đang sống. Do đó nên hạn chế ăn những vật thực được nuôi trồng hoặc
mang lại từ xa đến. Tương tự như việc những con cá nước mặn khó sinh tồn
ở vùng nước ngọt, những cây cỏ xứ lạnh khó phát triễn ở vùng nhiệt đới,
cơ thể con người chỉ thích nghi tốt với những thực phẩm có cùng điều
kiện đất đai khí hậu.
Phù hợp với tự nhiên còn có những ý nghĩa khác. Đó là chỉ nên ăn khi
đói, uống khi khát. Ăn chậm, nhai kỷ. Hãy ăn hoặc uống bằng cả tinh thần
và ý thức. Hãy đặt tâm trí của mình vào bửa ăn. Hãy thưởng thức nó. Nói
theo ngôn ngữ Thiền đạo, ăn cơm, uống trà đều có thể là những quá trình
hành Thiền. Trong thời đại ngày nay, khi nhịp sống quá nhanh và cuộc
sống có quá nhiều điều phải lo toan, không ít người đã và đang ăn mà
không phải là ăn. Ngồi vào bàn ăn mà tâm lý vẫn căng thẳng vì những áp
lực của công việc. Miệng ăn mà mắt vẫn dõi theo những dữ kiện trên màn
hình vi tính. Ăn vội ăn vàng để còn kịp giờ đến dự một buổi họp… Những
cách ăn uống phi tự nhiên như vậy sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, rối loạn
nội tiết, tích luỷ những chất độc và dẫn đến bệnh tật. Ngược lại khi
thưởng thức thức ăn chúng ta sẽ biết rõ là mình đang ăn, đang thực sự
tham gia và cảm nhận quá trình ăn uống bằng tất cả các giác quan. Ăn như
vậy sẽ huy động được khả năng hợp nhất của cơ thể, sự hài hoà của tất
cả các cơ quan và các tuyến nội tiết trong việc hấp thu & chuyển
hoá, tận dụng được tối đa những năng lượng do thức ăn mang lại cũng như
đào thải được những cặn bả không cần thiết.
Cân bằng Âm Dương.
Triết lý Á Đông quan niệm mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn có hai mặt
mâu thuẩn và thống nhất, hổ trợ và chế ước nhau để tồn tại. Đó là hai
mặt, hai thuộc tính căn bản Âm và Dương của mọi vật chất. Một thực phẩm
của vậy. Thực phẩm có thuộc tính Dương hay năng lượng Dương nhiều hơn
thì được gọi là thực phẩm Dương. Thực phẩm có thuộc tính Âm hay năng
lượng Âm trội hơn được gọi là thực phẩm Âm. Bệnh tật là sự chênh lệch
thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Do đó ta có thể lựa
chọn những thức ăn chung quanh mình để bổ sung và làm quân bình lại Âm
Dương thì cơ thể sẽ được khoẻ mạnh. Ví dụ : một người tạng hàn (Âm) lại
ăn nhiều đồ sống lanh (Âm) gây ra đau bụng tiêu chảy (Âm). Trường hợp
nầy có thể làm quân bình lại bằng cách ăn vài lát gừng nướng (Dương) và
uống nước cháo gạo lứt (Dương) rang (Dương). Ngoài ra qua cách chế biến
người nội trợ khéo có thể cải biến tính chất Âm hoặc Dương của thực phẩm
cho nhu cầu riêng của mình. Ví dụ : gừng tươi nhiều nước nên hơi Âm
nhưng khi phơi khô thành Dương nếu sao vàng sẽ thêm Dương, sao cháy tồn
tính thì Dương tính càng cao.
Trên thực tế qua quan sát, chiêm nghiệm và thực hành chúng ta có thể tìm
ra những công thức thực phẩm phù hợp với điều kiện riêng của cơ thể.
Một cách để nhận định sự hợp lý hay chưa trong chế độ ăn uống là quan
sát phân và nước tiểu. Tình trạng Âm hoặc Dương của phân và nước tiểu
cũng chính là tình trạng Âm Dương của cơ thể do chế độ ăn uống gây ra.
Nước tiểu càng trong là càng Âm, vàng sậm là quá Dương, hơi vàng như màu
trà là vừa. Phân màu xanh, màu đen, nhạt, lõng và không thành khuôn là
quá Âm; khô và cứng là quá Dương; mềm, thành khuôn, màu hơi vàng là vừa.
Sau đây là một số đối ứng căn bản để phân định Âm, Dương trong việc lựa chọn thực phẩm :
DƯƠNG
Màu đỏ, vàng
Vị đắng, mặn
Khô, cứng
Nhỏ, cô đọng
Dưới lòng đất
Mọc hướng xuống
Sinh sản ở vùng khí hậu mát, lạnh
Màu xanh
Vị chua, ngọt
Mọng nước và mềm
Lớn, giãn nở
Trên mặt đất
Mọc hướng lên
Sinh ra ở vùng khí hậu nóng, ấm
Một số chế độ ăn uống tự nhiên có gíá trị dưỡng sinh cao
Để hiểu thêm về giá trị của phương pháp Macrobiotics, chúng ta thử
liên hệ với một số chế độ ăn uống tự nhiên của những cộng đồng dân cư
được đánh giá là ít bệnh tật và có tuổi thọ cao. Trước hết phải kể đến
những người Mỹ nguyên thuỷ. Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khám phá thấy rằng
những người Indian nầy đã không hề bị cao huyết áp, cũng không có ai bị
xơ vữa động mạch do thức ăn chính của họ thời bấy giờ là bắp. Dĩ nhiên
thời ấy những người nguyên thuỷ chỉ xài bắp nguyên hạt chứ không phải là
loại bắp tinh chế như bây giờ. Một cộng đồng khác có nhiều người sống
lâu trên 100 tuổi và người dân ở đây cũng hiếm khi bênh tật là nhưng
thuộc bộ lạc Hounza sống ở vùng núi phía bắc Ấn Độ và Pakistan. Chế độ
ăn của người Hounza chủ yếu là ngủ cốc toàn phần, trái cây tươi và sữa
dê. Một chế độ ăn khác cũng thường được các nhà dinh dưỡng lưu ý là chế
độ ăn uống Địa Trung Hải gồm ngủ cốc, rau quả, cá và dầu ô liu. Những
người dân ở cộng đồng nầy cũng có tuổi thọ cao và ít bệnh về tim mạch.
Điều dễ nhân thấy ở những chế độ ăn uống trên là ăn ngủ cốc toàn phần,
không hoặc ít ăn thịt và có cuộc sống gần với tự nhiên hơn các dân tộc
phát triển. Từ thực tế nầy nhiều người đã nghỉ đến việc sử dụng những
chất xơ, sinh tố hoặc khoáng chất – những chất mà trong thức ăn tinh chế
thiếu hoặc không có – để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Điều nầy
không phù hợp với những nguyên tắc toàn phần và tự nhiên của
Macrobiotics. Do đó hiệu quả cũng khác nhau. Chẳng hạn đối với bệnh nhân
tiểu đường người ta khuyên dùng gạo lứt hoặc bắp thô thay cho gạo trắng
vì những thức ăn nầy có chỉ số no cao hơn và chỉ số đường thấp hơn so
với gạo trắng nhờ vào chất xơ có trong ngủ cốc thô. Tuy nhiên nếu tách
riêng ra vừa ăn gạo trắng vừa uống thêm chất xơ tương ứng thì chỉ số
đường không thấy giảm bao nhiêu. Giống như vậy chất xơ trong ngủ cốc thô
có thể làm giảm cholesterol trong máu từ 10% đến 20%, nhưng nếu tách
riêng ra để dùng thì chỉ giảm dưới 5%. Mới đây nhóm nghiên cứu của Giáo
sư John Erdman thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) thử nghiệm các chất
chống ung thư của cà chua cũng cho biết ăn nguyên quả cà chua có tác
dụng ngừa ung thư hiệu quả hơn so với chỉ dùng chiết xuất carotenoides
từ cà chua. Đó là chưa kể nếu dùng dưới hình thức những chất chiết xuất
hoặc phân tách riêng ta vẫn còn rơi vào vòng lẩn quẩn chế biến công
nghiệp, tách chiết và sử dụng phụ gia, hoá chất …
Thực hành Macrobiotics
Trong việc thực hành chế độ ăn uống Macrobiotics điều thắc mắc trước
nhứt là làm sao bảo đảm được nguồn cung cấp thực phẩm sạch, không có
chất hoá học. Điều nầy phải cần đến sự nhận thức và cố gắng của toàn xã
hội, trước hết là những nhà sản xuất nông nghiệp, những nông gia. Từ lâu
chúng ta đã biết đến rau sạch. Gần đây, từ năm 2003 một nhóm nhà khoa
học thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt nam đã phối hợp với
Viện Di Truyền Nông Nghiệp và Trung Tâm Nghiên Cứu cây đặc sản đã nghiên
cứu trồng lúa sạch, không sử dụng phân hoá học, không dùng thuốc trừ
sâu mà vẫn đảm bảo được năng suất và phẩm chất hạt gạo. Được biết lần
đầu tiên gạo sạch đã được giới thiệu và bày bán tại Hội Chợ Công Nghệ và
Thiết Bị Bắc Trung Bộ tổ chức tại Nghệ An vào tháng 5 năm 2005 vừa qua.
Dù sao nguồn thực phẩm sạch vẫn còn là vấn đề khó giải quyết ở nhiều
nơi, tạm thời chúng ta phải bằng lòng với giải pháp dùng thực phẩm toàn
phần có sẳn trên thị trường.
Một khó khăn khác là thức ăn thô thường ăn không ngon miệng. Tất cả
thành công đạt được đều cần đến sự nổ lực. Sức khoẻ và hạnh phúc cũng
vậy. Trước hết cần thay đổi nếp nghỉ, thay đổi thói quen về ăn uống.
Điểm quan trong là sự cố gắng và sáng tạo của những người nội trợ trong
việc lựa chọn và chế biến thức ăn. Riêng về thức ăn chính, người cao
tuổi có thể chọn nếp lứt thay cho gạo lứt. Nếp lứt mềm, dẽo dễ ăn hơn
gạo lứt. Ở nước ta nhiều nơi có sẳn nguồn bắp dồi dào. Bắp trái là nguồn
thực phẩm quý giá có tính toàn phần và giá trị bổ dưỡng vượt hẳn gạo
lứt. Bắp tươi có thể luộc nguyên trái hoặc dùng dao bào thái mỏng để nấu
canh, nấu cháo… Một nguồn thực phẩm quan trọng khác cũng thường được
nhắc đến là mè. Mè hạt nhỏ, dương tính cao lại chứa nhiều chất đạm và
những acit amin thiết yếu cho cơ thể. Mè có hàm lượng Selenium rất cao
có tính năng chống ung thư. Theo y học cổ, mè là một vị thuốc thuộc hàng
thượng phẩm. Mè có vị ngọt, tính bình, không độc. Mè có tác dụng ích
gan, bổ thận, nuôi huyết, nhuận táo: là thuốc bổ huyết, ích khí, có thể
bồi bổ ngủ tạng, làm bền gân cốt, sáng tai mắt, quên đói, sống lâu.
Ngoài ra những người nội trợ có thể lựa chọn và thay đổi thức ăn hàng
ngày trong số những thực phẩm có sẳn trong vùng phù hợp với những nguyên
tắc phổ quát của Macrobiotics và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của
cơ thể. Riêng đối với một số bệnh được đánh giá là cực âm, nhất là bệnh
ung thư, GS Oshawa khuyên nên triệt để dùng các loai hạt (gạo lứt, lúa
mạch đen, bắp, kê, hạt hướng dương, mè, đậu đỏ, đậu đen…) và cố gắng hạn
chế tối đa các loại rau quả vì rau quả tươi hầu hết đều thuộc âm tính.
Một số người cho rằng chế độ ăn Macrobiotics sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng,
chủ yếu là thiếu chất đạm. Có lẽ suy nghỉ nầy bắt nguồn từ tên gọi “gạo
lứt muối mè”. Thực ra ăn theo Macrobiotics không chỉ có gạo lứt và muối
mè. Chưa kể đến việc trong ngủ cốc thô có chứa lượng chất đạm, sinh tố
và khoáng chất nhiều hơn hẳn so với ngủ cốc tinh chất, những người thực
hành Macrobiotics đều được khuyên nên thay đổi tập hợp thức ăn ăn vào
hàng ngày trong số những loại ngủ cốc, các loại đậu và rau củ có sẳn.
Tính đa dạng của khẩu phần ăn vừa giúp ngon miệng vừa tránh được sự
thiếu hụt một loại acid amin hoặc vi chất nhất định do ăn thường xuyên
một loại thực phẩm. Vào năm 1972 Bác sĩ Frederick Stare ở trường Đại Học
Harvard đã tiến hành một cuộc thí nghiệm về dinh dưỡng trên những nhóm
người ăn chay. Ông nhận thấy tất cả các nhóm đều đã ăn vào hơn gấp đôi
nhu cầu tối thiểu về protein. Các nhà khoa học cho rằng có nhiều người
suy dinh dưỡng ở những nước nghèo không phải vì những người nầy không ăn
thịt mà do họ không có đủ thực phẩm để ăn. Khẩu phần ăn của họ không
những thiếu về lượng mà còn đơn điệu về chủng loại nên không tập hợp
được đủ các chất cần thiết. Về mặt nầy có thể nói Macrobiotics là một
chế độ ăn chay lý tưởng vì ngay cả ở thực đơn nghiêm nhặt nhất – không
bao gồm thịt trắng và cá – thì chế độ ăn nầy vẫn tận dụng được phần thô
của ngủ cốc và lưu ý đến yếu tố cân băng Âm Dương, những điều mà chế độ
ăn chay thông thường không quan tâm đến.
Sau đây là bản phác thảo tổng quát chế độ ăn uống theo Macrobiotics
trong những trường hợp bình thường cho yêu cầu dưỡng sinh để phòng ngừa
những căn bệnh “nhà giàu”, những căn bệnh của thời đại công nghiệp như
béo phì, tiểu đường, ung thư, huyết áp cao, tim mạch. Người thực hành có
thể gia giảm tuỳ theo khẩu vị, điều kiện làm việc, khí hậu…
BẢNG PHÁC THẢO TỔNG QUÁT CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG MACROBIOTICS
C) Phương pháp trị bệnh bằng gạo lức
1. http://www.youtube.com/watch?v=c7NWQ-Sqi5E2. http://www.youtube.com/watch?v=-_LltOAYn5w
3. http://www.youtube.com/watch?v=XL4DFNny0xA
4. http://www.youtube.com/watch?v=NA8I3mBj-d4
5. http://www.youtube.com/watch?v=tkavvm2nIGA
6. http://www.youtube.com/watch?v=mSI0ySVe_Ic
7. http://www.youtube.com/watch?v=mSI0ySVe_Ic
8. http://www.youtube.com/watch?v=SygXBUJsY8A
9. http://www.youtube.com/watch?v=BL5qzmeAbF4
10. http://www.youtube.com/watch?v=4GNP1msssPY&noredirect=1
11. http://www.youtube.com/watch?v=8G3oifK4Tbk
12. http://www.youtube.com/watch?v=q1Shorm2q1c
13. http://www.youtube.com/watch?v=5Se7BckQqZw
14. http://www.youtube.com/watch?v=zVX9ofa4OPA
15. http://www.youtube.com/watch?v=lFBSsW9RmyA
16. http://www.youtube.com/watch?v=CDfw9jxt4MU
PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH OSHAWA – DIỄN GIẢ: TRẦN NGỌC TÀI
http://www.youtube.com/watch?v=CDfw9jxt4MUhttp://www.youtube.com/watch?v=r3N574HlRkk
http://www.youtube.com/watch?v=rJ7-_gagxxI
http://www.youtube.com/watch?v=J2wtZHkVCwk
Khắc Phục Bệnh Tật – Thích Tuệ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=J2wtZHkVCwkhttp://www.youtube.com/watch?v=2g_ldYJsSqw
Dưỡng Sinh Công Phu – Đ.Đ Thích Tuệ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=9HP4i9rXzlIHóa giải nghiệp tập – ĐĐ. Thích Tuệ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=s7W7U6fSUY4http://www.youtube.com/watch?v=DqSeQ2ZJjoU&playnext=1&list=PL07602BBDD9A47BA8
Cân Bằng Thân Tâm – Thích Tuệ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=rVeeSNNn0bMCân Bằng Thân Tâm – Thích Tuệ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=rVeeSNNn0bMD) OHSAWA LÀ AI?
Tiên sinh Ohsawa Geoge Ohsawa (1893-1966) được nhìn nhận như người
sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng.
Geoge Ohsawa (1893-1966) được nhìn nhận như người sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng.
Tuy vậy ông đã đóng góp nhiều lợi ích với cuộc đời và làm rất nhiều việc
trong một thời gian ngắn. Cho nên khó có thể mô tả ông một cách tóm tắt
như vậy. Lời nói, hành động của ông và những ảnh hưởng rộng rãi trên
toàn thế giới và mọi điều chúng ta nói về ông chỉ bao trùm một phần về
ông. Tối thiểu nhất ông là một nhà nho, thầy thuốc, thương nhân, nhà
giáo dục và nhà thơ.
Nhưng trước hết ông là một nhà triết học cực Đông, người đã giảng triết
học cổ Trung Quốc về âm và dương trong thời gian ở Pháp, lần đầu tiên
ông áp dụng triết học của mình đối với nhiều phạm vi như dinh dưỡng, chế
độ ăn uống, thuốc men, hoá chất, đạo đức, tu hành, sự giáo dục, cũng
như phong cách sống.
Ohsawa cũng tập hợp nhiều tư tưởng vĩ đại từ phương Đông và phương Tây
từ cổ truyền đến hiện đại và áp dụng nó đối với nhiều lĩnh vực khác của
đời sống. Sự giải thích của ông dựa trên nguyên tắc thống nhất về âm và
dương đã được phát minh để dẫn dắt con người trên con đường thực tiễn
tiến tới sức khoẻ và hạnh phúc.
Một mặt Ohsawa là một con người của tình yêu, sự thân ái, tính dịu
dàng, người muốn giúp đỡ những người bất hạnh và ốm đau. Vì vậy ông đã
thành lập cả một bệnh viện trong đó ông giúp đỡ khoảng 100 người ngày
đêm và một trung tâm dạy học nơi mà bất cứ một người bất hạnh nào có thể
học với ông miễn phí và theo học về chế độ ăn uống và triết học của
ông. Tôi may mắn là một trong những thanh niên ông đã giáo dục tại trung
tâm của ông. Hàng sáng từ 2-6 giờ ông viết những lá thư cho học sinh –
những người đã rời trung tâm của ông, không có vấn đề gì ở nơi họ đang ở
trên thế giới. Những bức thư như vậy lên đến hàng ngàn trang mỗi năm.
Ông làm như vậy bởi vì ông là người chăm sóc và tình thương.
Mặt khác, sự phê bình của Ohsawa đối với người khác là kiên quyết và sắc
bén như một thanh gươm. Sự phê bình của ông nghiêm khắc và tức thời đến
mức những học viên sợ ở gần ông. Đây là phần đặc biệt của ông làm cho
kỷ luật giáo dục của ông rất nghiêm khắc, nhưng sự phê bình của ông luôn
luôn được tôi luyện bởi tình thương và sự chăm sóc ân cần.
Thí dụ: Ohsawa cho phép những sai lầm ở trung tâm giáo dục của ông nếu
những sai lầm đó được thừa nhận.. Tuy nhiên ông không cho phép ai làm
những hành động vì lỗi lầm. Nếu một người nào đó làm một hành động vì
một lỗi lầm Ohsawa trách mắng và chỉ bảo chính xác mọi nguyên nhân mà
người đó phải nhận trách nhiệm duy nhất đối với sai lầm cho đến khi nào
sai lầm được chấp nhận bằng tình thương. Bằng cách này không một ai mắc
lại những lỗi lầm tương tự. Vậy mà ông là một nhà giáo dục tuyệt vời.
Tuy nhiên nhiều học sinh đã rời khỏi trường của ông vì bị ông la mắng.
Khẩu hiệu tâm đắc của Ohsawa là “không vội tin” và luôn luôn nhìn vào
bản thân mình. Đối với ông bất hạnh là kết quả kém khả năng suy nghĩ.
Ông ra cho các học sinh vài ba câu hỏi mỗi ngày và dự định trả lời hay
báo cáo vào sáng hôm sau. Ông dạy chúng tôi không được bắt chước. Nếu
học sinh trả lời câu hỏi của mình dùng đến ý nghĩ hoặc khái niệm của ai
đó ông cho anh ta điểm thấp nhất thậm chí cả khi đó là câu trả lời đúng.
Ông sẽ hạnh phúc hơn nếu câu trả lời là suy nghĩ riêng của người đó
thậm chí nếu đó là sai. Đó là bởi vì Ohsawa không thích ngay cả khi
chúng ta có hiểu biết thực tế để trả lời những câu hỏi của ông mà muốn
chúng tôi trả lời với suy nghĩ riêng của mình về âm và dương.. Việc suy
nghĩ âm dương là xác định lạnh và nóng, trái hay phải, mở ra hay đóng
lại và v.v…và có thể được dùng lại bất cứ thời gian nào trong mọi hoàn
cảnh. Việc suy nghĩ âm và dương như vậy là trực giác hơn là cái mà
Ohsawa quan tâm giảng dạy để có hiểu biết thực tế.
Ohsawa cũng dạy chúng ta luôn luôn chấp nhận mọi sự thách thức mới và
những khó khăn hơn. Theo ông việc giải quyết những khó khăn làm cho
người ta vui sướng và hạnh phúc nhất. Đạt được một cách dễ dàng, hay
những vui sướng và hạnh phúc đã có sẵn bên ngoài là không bền vững và
sâu sắc. Ông dạy chúng tôi chuyển hóa ốm đau thành mạnh khoẻ, buồn thành
vui, nghèo nàn thành giàu có, thù thành bạn. Nếu bạn có khả năng làm
điều này một lần, làm hai lần và sau đó 3 lần. Thế thì bạn sẽ hiểu rằng
sự thay đổi bất hạnh thành hạnh phúc và niềm vui. Chân thật, hơn nữa
hạnh phúc này được giới hạn trong thế giới hạn chế này.
Bằng sự hiểu biết của chúng ta về tinh thần và những hạn chế về sinh lý
chúng ta đạt tới thượng đế, thế giới tinh thần là nơi mà những suy nghĩ
của chúng ta hoàn toàn tự do. Đây là ngưỡng cửa hạnh phúc vĩ đại nhất.
Đối với nó, Ohsawa đã nhìn nhận sự hiểu biết bên ngoài âm và dương, đang
nghĩ đến cái mà ông gọi là “trật tự của vũ trụ”. Âm và dương tồn tại
trong sự trái ngược thế giới hạn chế nhưng trong cái bao la, thế giới
thống nhất, không có gì thậm chí không cả âm dương. Vì vậy sự nhấn mạnh
chính của việc giảng dạy của ông là về việc hiểu biết về trật tự của vũ
trụ và việc đồng nhất hoá vị trí của bạn trong trật tự đó. “Bạn là ai?”
là một câu hỏi Ohsawa luôn hỏi các học sinh. Không người nào hiểu hoàn
toàn và trả lời các câu hỏi này, ngay trong lúc điều trị bất cứ bệnh gì.
Vài người hiểu trong vòng 1 tháng. Những người khác không bao giờ hiểu
và bỏ những phương pháp thực dưỡng thậm chí đã nhiều năm theo Ohsawa.
Do yêu cầu như vậy đối với học sinh của mình, bản thân Ohsawa cũng luôn
như một học sinh và là người nghiên cứu sự thật. Ông lại cuốn hút bởi
một cảm xúc mạnh mẽ về việc tìm kiếm gốc rễ của mọi vấn đề những cái bắt
đầu của bản thân cuộc sống. Việc hăng say nghiên cứu của ông đã đưa ông
đến nhiều vùng đất và qua lãnh địa của các nhà tư tưởng lớn và các nhà
tu hành. Ông là người đọc nhanh và hàng tháng viết hơn 10 ý kiến hay báo
cáo về những cuốn sách hay hoạ báo mà ông đã đọc. Những bản báo cáo của
ông hoàn hảo, duy nhất và hay đến mức mà tôi học từ bài viết của ông
còn tốt hơn là từ bản gốc. Ông đọc và sau đó nói và viết về một chủ đề
lớn khác như nhân chủng học, sinh vật học, hoá học, kinh tế – chế độ,
giáo dục, lịch sử, công nghiệp, Nhật bản, những phương pháp thực dưỡng,
thuốc men, dinh dưỡng, triết học, vật lý học, chính trị học, phương Đông
và tất nhiên âm và dương.
Không nghi ngờ rằng những nghiên cứu của Ohsawa bắt đầu với những sự
kiện trong thời niên thiếu của ông. Do bản thân Ohsawa liên quan tới nó.
“Tôi nhìn thấy cái chết của mẹ tôi ở tuổi 30 và em trai và em gái tôi
nguyên nhân vì một hậu quả trực tiếp của sự quảng cáo những thức ăn
phương Tây và thuốc trong đời sống của họ. Sau đó dẫn đến sự quay lại
của tôi. Là một đứa trẻ mồ côi 9 tuổi rất nghèo, tôi may mắn không thể
tiếp tục những thức ăn mới đã được phương Tây hoá và thuốc vì nguyên
nhân tài chính. Thậm chí đến nỗi tôi đang chết ở tuổi 16 từ một khối
lượng lớn hoá chất đường trắng và kẹo mà tôi còn tiếp tục dùng. Ở tuổi
18 tôi khám phá lại những thứ cực phương Đông với cơ sở bất di bất dịch
của nó trong một cuốn triết học và vũ trụ học. Nó đã chữa trị cho tôi
hoàn toàn”.
Một lần ông khám phá ra rằng việc ăn uống đơn giản, chế độ ăn uống tự
nhiên có thể dẫn đến sức khoẻ, Ohsawa trở thành một người đề xướng mạnh
mẽ và là một công nhân chăm chỉ đối với Shokuykai, một công ty ở Nhật
Bản đang tiến hành công việc của Sangen Ishizuka. Ishizuka đã dạy rằng
sức khoẻ của một người phụ thuộc vào một sự cân bằng thích đáng của muối
natri và muối kali và hệ thống chế độ ăn uống của ông là gạo lứt, rau
cải muối và dầu ăn trở thành cơ sở của gần như một chế độ ăn uống theo
phương pháp thực dưỡng. Sau nhiều năm nghiên cứu và chọn lọc Ohsawa đã
đóng góp vào sự thành lập lý thuyết của triết học Âm và Dương và bắt đầu
sử dụng các nguyên tắc của phương pháp thực dưỡng để miêu tả sự gần gũi
của ông đối với đời sống và sức khoẻ. Khi tổ chức Thực dưỡng của Ohsawa
được thiết lập vững chắc ở Nhật Bản, Ohsawa sang Pháp để thuyết trình
với thế giới phương Tây nguyên tắc thống nhất của Âm và Dương và sự áp
dụng của nó đối với chế độ ăn uống thực dưỡng.
Trong thời gian ở Paris, khi phải chịu đựng những điều kiện sống nghèo
nhất ông bận rộn học khoa học phương Tây tại Viện nghiên cứu Sorborne,
làm những công việc công cộng bình thường và dịch ra tiếng Pháp một số
sách tiếng Nhật và giới thiệu với người phương Tây các khía cạnh của nền
văn hoá cực Đông như thuật châm cứu và judo… Khi Ohsawa quay về Nhật
ông giới thiệu những nhân tố của văn hoá phương Tây cho người phương
Đông, dịch những tác phẩm quan trọng từ tiếng Pháp và tiếng Anh ra tiếng
Nhật. Quan điểm của Ohsawa về thế giới bao gồm cả phương Đông và phương
Tây và ông cố gắng giúp đỡ mọi người hiểu biết lẫn nhau một cách tốt
hơn về tất cả. Trong khi Ohsawa đọc cuốn sách có tên là “Những tư tưởng
vĩ đại” của những cuốn sách vĩ đại của thế giới được Mortume Adler chọn
lọc, ông viết ngay cho người xuất bản lời giải thích rằng tên cuốn sách
là mất chủ đạo bởi vì nó không bao gồm một tư tưởng nào hay một cuốn
sách của phương Đông nào. Nghe theo lời phê bình này nhà xuất bản thay
đổi tên thành “Những tư tưởng vĩ đại”, một trong những cuốn sách nổi
tiếng của thế giới phương Tây.
Không khí chiến tranh sắp xảy ra ở Nhật Bản khiến cho Ohsawa phải quay
về tổ quốc mình. Ông tuyên ngôn cuộc sống của mình chỉ vì tha thiết việc
chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II vì ông đang cần đẩy mạnh những tư
tưởng Thực dưỡng. Bởi vì ông đã xuất bản nhiều cuốn sách chống chiến
tranh và các bài báo, tạp chí Ohsawa lập tức bị cảnh sát quân đội truy
lùng và bị bỏ tù nhiều năm. Ông bị xét án tử hình hai lần bởi vì những
hành động chống chiến tranh của ông, nhưng ông lại sống lâu hơn cho đến
khi Đại tướng Mac. Athus nhận ra ông sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945.
Ông tiếp tục hoạt động vì hoà bình thế giới cho đến hết những ngày còn
lại của đời mình.
Vào những năm 60 ông rời Nhật Bản trong một cuộc hành trình khắp thế
giới rao giảng về những nguyên tắc của Thực dưỡng trong chế độ ăn uống
và cách sống. Hành trình này đã tạo ra phong trào Thực dưỡng trên khắp
thế giới. Nó giống như một cơn bão và Ohsawa là con mắt của con bão đó.
Ông đi khắp mọi nơi và một phong trào Thực dưỡng mọc lên. Trong khi có
những học viên đã đi trước ông đến nhiều nước. Đó là những chuyến thăm
của Ohsawa nó đã cung cấp bãi đỗ cho phong trào. Hàng trăm hàng ngàn
người được giúp đỡ và được truyền cảm hững như một kết quả trực tiếp của
sự làm việc không mệt mỏi của ông.
Tác dụng sâu sắc của Ohsawa đối với con người có thể được nhìn thấy
trong số những học sinh của ông vẫn còn tích cực việc giảng dạy Thực
dưỡng. Ở Mỹ tôi, Connellia Aihara gặp Ohsawa – người sáng lập ra Thực
dưỡng và trung tâm nghiên cứu Vega ở miền Bắc California, Michio và
Aveline Kushi được thành lập và giảng dạy tại Viện nghiên cứu Kushi ở
Masachusette phương Tây và lan truyền rộng rãi qua việc truyền bá Thực
dưỡng trên thế giới. Junei và Kazuko Yamazaky đang tích cực giảng dạy ở
miền Bắc California, Shizuco Yamamoto ở thành phố Nữu Ước, Cecinleriu ở
Los Angeles, Chichel Matsuda ở miền Bắc Corolina và nhiều người khác
tiếp tục dạy và học tập theo cách sống, họ đã học trực tiếp từ Ohsawa
vài ba chục năm trước hoặc lâu hơn.
Và không có một sự khác biệt nào trên thế giới. Triết học của Ohsawa
được Frncoise Riviere và Rene Levi dạy ở Pháp; Clim Yoshimi dạy ở Bỉ,
Tomio Kikuchi dạy ở Brazin, Việt Nam, Ấn Độ và một số các nước khác được
các học sinh cũ của Ohsawa dạy. Số lớn nhất các học sinh cũ là Nhật Bản
tích cực ở đó tiếp tục thành công dưới khả năng dẫn đường của phu nhân
Ohsawa. Ở giai đoạn năm 94 này.
Những nguyên tắc cơ bản trong triết học Thực dưỡng của Ohsawa không có
sự thay đổi, nhưng do sự hiểu biết của con người bị giảm đi nhiều, những
học viên mới hơn dường như chỉ thích việc thiết lập lại sức khoẻ thân
thể họ và chỉ dùng một phần nhỏ sự áp dụng về nguyên tắc thống nhất về
âm dương – một phần chế độ ăn uống thực dưỡng đối với mục đích này. Tất
cả chung quanh tôi, tôi nghe người ta nói “chế độ ăn uống thực dưỡng
này” và “chế độ ăn uống thực dưỡng kia”… Nó giống như là họ không thể
thấy cái đẹp của cả khu rừng bởi vì cây đã chắn mất tầm nhìn. Bạn có thể
thay đổi được cuộc sống phàm tục của bạn trở thành tự do không sợ hãi,
không nâng cao sự nhận biết của bạn và sống với toàn bộ niềm vui bằng
việc sử dụng những phương pháp của Ohsawa. Tuy nhiên như Ohsawa nói
nhiều lần “Tôi không chỉ cho bạn chìa khoá mà bạn còn phải mở cửa. Có
nhiều cửa bạn phải quyết định mở một cửa.”
Tuy nhiên thời gian thay đổi con người và Thực dưỡng cũng gần như thay
đổi. Chỉ là Ohsawa thay đổi bản quyền của ông nhiều lần trong đời ông.
Tôi không nghi ngờ gì rằng nếu ông ta còn sống đến ngày nay ông ta sẽ
thay đổi sự có mặt của mình để gặp những sự thách thức của thế giới hôm
nay với sự nhiệt tình như thế và sự cống hiến mà ông đã chỉ ra cho cả
cuộc đời ông.
Mặc dù Ohsawa đã thay đổi những hành động của mình do chính trị và những
nguyên nhân khác nhau, mục tiêu của ông vẫn là luôn luôn như cũ: Giáo
dục con người và các nhà lãnh đạo thế giới về khái niệm của ông đối với
những nguyên tắc thống nhất và trật tự của vũ trụ và tầm quan trọng của
việc hiểu biết về phép thực dưỡng và chế độ ăn uống tạo ra một thế giới
hoà bình và hạnh phúc. Tính chất của triết học Thực dưỡng này là cái mọi
người tự do thay đổi từ yếu ớt, nô lệ của đồng tiền và thuốc men thành
sức khoẻ và hạnh phúc dần dần người ta có thể nghĩ về bản thân mình.
Vì vậy, nếu bạn muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì bao gồm cả việc muốn có
thế giới hoà bình bạn phải bắt đầu từ bản thân mình bằng việc ăn uống
tự nhiên và theo nhu cầu của thân thể thông qua sự áp dụng về triết học
âm và dương bạn có thể thiết lập hoặc duy trì sức khoẻ của bạn. Sức khoẻ
đúng dẫn đến hạnh phúc thật sự và một xã hội hoà bình có thể được xây
dựng bởi một đội ngũ những cá nhân hạnh phúc thật sự. Thông qua việc rèn
luyện, thiền định hàng ngày và sẽ khoẻ hơn, bất cứ cái gì – kể cả hạnh
phúc hoàn toàn hoà bình nội tạo và tự do cá nhân – có thể được thực
hiện.
Những lời nói và ý nghĩ này cứ dai dẳng thậm chí mặc dầu Ohsawa chết
ngày 24/4/1966 ở tuổi 73. Theo Ushio một nhà vật lý học theo chế độ thực
dưỡng – nguyên nhân của cái chết là do chứng tắc động mạch. Không ai
thật sự biết tại sao Ohsawa lại mắc bệnh này. Theo ý tôi đó là do sự
thiếu ngủ của ông. Ông thường nói rằng ngủ là lãng phí thời gian và rằng
ông không cần ngủ. Ông cố gắng để tập điều đó. Vì vậy ông đã lấy đi
giấc ngủ của hầu hết cuộc đời mình. Ông muốn làm cho mọi người hạnh phúc
và ông không cho mình một thời gian nào để xa hoa hay tìm kiếm khoái
lạc hay sự dễ chịu. Ông đã ngốn toàn bộ cuộc đời mình với việc giảng dạy
thực dưỡng cho toàn thế giới. Ông viết hơn 300 cuốn sách và giảng dạy
5000 lần ở Nhật, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Mỹ, Ấn Độ và Việt Nam. Ông bị kết
án tử hình 2 lần. Ông bị cảnh sát quân đội Nhật tra tấn nhiều lần trong
chiến tranh thế giới thứ II. Tôi không biết tại sao nhiều lần ông bị tù.
Ông có ít hoặc không có tiền trong hầu hết cuộc đời mình. Không một khó
khăn nào có thể làm cho thay đổi được quyết định của ông là dạy
Macrobiotics. Ông luôn luôn thúc đẩy bản thân mình đi tới giới hạn.
Vài năm trước tôi đọc một bài báo về một ông già ở Nga vẫn còn sống đến
163 tuổi. Ông ta chưa bao giờ rời tổ quốc của mình cũng không kết bạn
với người ngoài làng của mình. Ohsawa cũng có thể sống lâu hơn một trăm
tuổi nếu ông không thúc đẩy bản thân mình quá như vậy. Tuy nhiên, Ohsawa
chỉ không thể sống một cách im lặng một cuộc sống giới hạn trong nhà
mình như vậy như người Nga già nọ. Giai đoạn của đời sống con người có
thể được đo bằng chiều cao của hạnh phúc họ thành tựu được, bằng số bạn
bè họ có được và những ảnh hưởng người khác thậm chí sau khi đã chết. Từ
quan điểm này Ohsawa đã sống hơn 1000 năm. Chúa Jesus và Lão tử là ví
dụ tương tự. Họ sống không lâu so với người đàn ông Nga già nhưng họ còn
sống trong chúng ta. Tôi mong một sự hiểu biết về triết học Ohsawa sẽ
kéo dài cuộc sống và hạnh phúc của bạn đến mức có thể được.
Herman Aihara
E) Xin được đóng góp về thực dưỡng Oshawa! (Nhóm 1 – Swim or Sink)
Macrobiotics và lối sống thuận theo quy luật vũ trụ
Vào năm 1907 khi làn sóng Âu hoá bắt đầu tràn vào nước Nhật, ông Sagen Ishizuka một bác sĩ thuộc quân đội Nhật đã vận động nhiều nghị sĩ, học giả, thương gia trong nước để thành lập hiệp hội SHOKU-YO-KAIL nhằm khơi dậy phong trào phát huy truyền thống Á Đông và những giá trị cổ truyền.
Hiệp hội đặc biệt khuyến khích việc ăn uống và chữa bệnh phù hợp với quy luật vũ trụ theo nguyên lý âm dương thông qua chế độ ăn ngũ cốc và rau quả toàn phần, ít uống sữa, hạn chế ăn thịt.
Hơn 20 năm sau chức vụ hội trưởng của hiệp hội được chuyển giao cho ông GEORGES OSHAWA (1893-1966). Giáo sư này đã từng bị lao phổi và ung thư dạ dày. Ông đã tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng chế độ ăn uống nói trên. Vào năm 1960 trong một quyển sách được viết bằng Anh ngữ, lần đầu tiên ông chính thức dùng từ Macrobiotics để đặt tên cho phương pháp với hàm ý một quan niệm vĩ đại (Macro) về cuộc sống (bio). Theo ông, Macrobiotics không chỉ là một phương pháp chữa bệnh mà còn là một triết lý sống. Cách ăn uống này không chỉ tạo nên những con người khoẻ mạnh mà còn xây dựng nên một thế giới hoà bình và hoà hợp. Thức ăn không chỉ nuôi sống thể xác mà qua sự lựa chọn những loại thực phẩm có năng lượng Âm hoặc Dương thích hợp có thể phát triển tinh thần và cải thiện hành vi và tâm lý con người.
Ngày nay những trung tâm nghiên cứu và truyền bá Macrobiotics đã được thành lập ở nhiều nước trên thế giới. Ở phương Tây đã có những cửa hàng Whole Food Market chuyên bán thực phẩm dưỡng sinh và chống ung thư. Thuật ngữ Macrobiotics đã trở thành một từ phổ thông được đưa vào nhiều từ điển với ý nghĩa là một phương pháp dưỡng sinh và chữa bệnh bằng cách ăn uống ngủ cốc và rau quả toàn phần không có sự hỗ trợ của hoá chất.
Một số chế độ ăn uống tự nhiên có gíá trị dưỡng sinh cao
Trước hết phải kể đến những người Mỹ nguyên thuỷ. Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khám phá thấy rằng những người Indian nầy đã không hề bị cao huyết áp, cũng không có ai bị xơ vữa động mạch do thức ăn chính của họ thời bấy giờ là bắp. Dĩ nhiên thời ấy những người nguyên thuỷ chỉ xài bắp nguyên hạt chứ không phải là loại bắp tinh chế như bây giờ. Một cộng đồng khác có nhiều người sống lâu trên 100 tuổi và người dân ở đây cũng hiếm khi bênh tật là nhưng thuộc bộ lạc Hounza sống ở vùng núi phía bắc Ấn Độ và Pakistan. Chế độ ăn của người Hounza chủ yếu là ngủ cốc toàn phần, trái cây tươi và sữa dê. Một chế độ ăn khác cũng thường được các nhà dinh dưỡng lưu ý là chế độ ăn uống Địa Trung Hải gồm ngủ cốc, rau quả, cá và dầu ô liu. Những người dân ở cộng đồng nầy cũng có tuổi thọ cao và ít bệnh về tim mạch.
Điều dễ nhận thấy ở những chế độ ăn uống trên là ăn ngủ cốc toàn phần, không hoặc ít ăn thịt và có cuộc sống gần với tự nhiên hơn các dân tộc phát triển. Từ thực tế nầy nhiều người đã nghỉ đến việc sử dụng những chất xơ, sinh tố hoặc khoáng chất – những chất mà trong thức ăn tinh chế thiếu hoặc không có – để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Điều nầy không phù hợp với những nguyên tắc toàn phần và tự nhiên của Macrobiotics. Do đó hiệu quả cũng khác nhau.
Chẳng hạn đối với bệnh nhân tiểu đường người ta khuyên dùng gạo lứt hoặc bắp thô thay cho gạo trắng vì những thức ăn nầy có chỉ số no cao hơn và chỉ số đường thấp hơn so với gạo trắng nhờ vào chất xơ có trong ngủ cốc thô. Tuy nhiên nếu tách riêng ra vừa ăn gạo trắng vừa uống thêm chất xơ tương ứng thì chỉ số đường không thấy giảm bao nhiêu. Giống như vậy chất xơ trong ngủ cốc thô có thể làm giảm cholesterol trong máu từ 10% đến 20%, nhưng nếu tách riêng ra để dùng thì chỉ giảm dưới 5%. Mới đây nhóm nghiên cứu của Giáo sư John Erdman thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) thử nghiệm các chất chống ung thư của cà chua cũng cho biết ăn nguyên quả cà chua có tác dụng ngừa ung thư hiệu quả hơn so với chỉ dùng chiết xuất carotenoides từ cà chua. Đó là chưa kể nếu dùng dưới hình thức những chất chiết xuất hoặc phân tách riêng ta vẫn còn rơi vào vòng lẩn quẩn chế biến công nghiệp, tách chiết và sử dụng phụ gia, hoá chất …
Một số nguyên tắc ăn uống theo phương pháp Macrobiotics
Theo quan điểm triết học phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khoẻ mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên.
Chữa bệnh là thực hiện những biện pháp nhằm tái lập lại sự cân bằng và hài hoà giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể cũng như giữa con người và hoàn cảnh bên ngoài. Khi sự cân bằng đã được thiết lập và sự hài hoà đã được thực hiện, cơ thể tự có sức đề kháng thích hợp với những yếu tố gây bệnh. Căn cứ vào nguyên lý nầy và qua quan sát cách ăn uống của những người nguyên thuỷ, Macrobiotics dựa trên những nguyên tắc sau:
1.Tận dụng tính toàn thể và thống nhất của thức ăn
Tính thống nhất trong chế độ ăn nầy hàm nghĩa toàn thể, toàn phần,
không tách rời ý muốn nói đến khuynh hướng lựa chọn thực phẩm với đầy đủ
thành phần vốn có của nó.
Ví dụ: một hạt gạo, một cây rau, một củ hoặc một quả cũng giống như một
con người đều là những tiểu vũ trụ có đầy đủ tính Âm và Dương cân bằng
và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của nó.
Do đó Macrobiotics khuyên chúng ta nên ăn nguyên hạt ngủ cốc thay vì xay giả quá trắng . Rau quả cũng sẽ hữu ích cho sức khoẻ nếu có thể ăn cả phần vỏ (lê, táo, ổi…) hoặc ăn cả vừa củ vừa lá (củ cải, cà rốt…). Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn nầy là việc ăn ngủ cốc toàn phần (chỉ lột bỏ phần vỏ cứng bên ngoài) còn gọi là ngủ cốc thô thay cho thói quen ăn gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở, mì gói, các loại bánh kẹo, những loại đồ hộp… Những thức ăn công nghiệp nầy không những tiềm tàng những hoá chất độc hại mà còn bị tước hết phần mài và lớp vỏ ngoài của ngủ cốc. Phần vỏ ngoài của ngủ cốc bao gồm rất nhiều sinh tố, khoáng chất và những acit amin cần thiết cho cơ thể.
2. Phù hợp với tự nhiên
Những loại thức ăn tốt cho sức khoẻ phải là những thức ăn được nuôi trồng hoặc chế biến theo phương pháp tự nhiên, không lai tạo, không bón phân hoá học và thuốc trừ sâu, không pha chế với những hoá chất bổ dưỡng hoặc bảo dưỡng.
Một ý nghĩa khác của việc phù hợp với tự nhiên là sự hài hoà giữa thực phẩm, hoàn cảnh và con người. Một thực phẩm tốt cho sức khoẻ là thực phẩm có sẳn từ môi trường chúng ta đang sống. Do đó nên hạn chế ăn những vật thực được nuôi trồng hoặc mang lại từ xa đến. Tương tự như việc những con cá nước mặn khó sinh tồn ở vùng nước ngọt, những cây cỏ xứ lạnh khó phát triễn ở vùng nhiệt đới, cơ thể con người chỉ thích nghi tốt với những thực phẩm có cùng điều kiện đất đai khí hậu.
Phù hợp với tự nhiên còn có những ý nghĩa khác: chỉ nên ăn khi đói, uống khi khát. Ăn chậm, nhai kỷ. Hãy ăn hoặc uống bằng cả tinh thần và ý thức. Hãy đặt tâm trí của mình vào bửa ăn.
Trong thời đại ngày nay, khi nhịp sống quá nhanh và cuộc sống có quá nhiều điều phải lo toan, không ít người đã và đang ăn mà không phải là ăn. Ngồi vào bàn ăn mà tâm lý vẫn căng thẳng vì những áp lực của công việc. Miệng ăn mà mắt vẫn dõi theo những dữ kiện trên màn hình vi tính. Ăn vội ăn vàng để còn kịp giờ đến dự một buổi họp… Những cách ăn uống phi tự nhiên như vậy sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, rối loạn nội tiết, tích luỷ những chất độc và dẫn đến bệnh tật. Ngược lại khi thưởng thức thức ăn chúng ta sẽ biết rõ là mình đang ăn, đang thực sự tham gia và cảm nhận quá trình ăn uống bằng tất cả các giác quan. Ăn như vậy sẽ huy động được khả năng hợp nhất của cơ thể, sự hài hoà của tất cả các cơ quan và các tuyến nội tiết trong việc hấp thu & chuyển hoá, tận dụng được tối đa những năng lượng do thức ăn mang lại cũng như đào thải được những cặn bả không cần thiết.
3. Cân bằng Âm Dương
Triết lý Á Đông quan niệm mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn có hai mặt mâu thuẩn và thống nhất, hổ trợ và chế ước nhau để tồn tại. Đó là hai mặt, hai thuộc tính căn bản Âm và Dương của mọi vật chất.
Thực phẩm có thuộc tính Dương hay năng lượng Dương nhiều hơn thì được gọi là thực phẩm Dương. Thực phẩm có thuộc tính Âm hay năng lượng Âm trội hơn được gọi là thực phẩm Âm. Bệnh tật là sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Do đó ta có thể lựa chọn những thức ăn chung quanh mình để bổ sung và làm quân bình lại Âm Dương thì cơ thể sẽ được khoẻ mạnh
Ví dụ : một người tạng hàn (Âm) lại ăn nhiều đồ sống lanh (Âm) gây ra đau bụng tiêu chảy (Âm). Trường hợp nầy có thể làm quân bình lại bằng cách ăn vài lát gừng nướng (Dương) và uống nước cháo gạo lứt (Dương) rang (Dương). Ngoài ra qua cách chế biến người nội trợ khéo có thể cải biến tính chất Âm hoặc Dương của thực phẩm cho nhu cầu riêng của mình. Ví dụ : gừng tươi nhiều nước nên hơi Âm nhưng khi phơi khô thành Dương nếu sao vàng sẽ thêm Dương, sao cháy tồn tính thì Dương tính càng cao.
Trên thực tế, chúng ta có thể tìm ra những công thức thực phẩm phù hợp với điều kiện riêng của cơ thể. Một cách để nhận định sự hợp lý hay chưa trong chế độ ăn uống là quan sát phân và nước tiểu. Tình trạng Âm hoặc Dương của phân và nước tiểu cũng chính là tình trạng Âm Dương của cơ thể do chế độ ăn uống gây ra. Nước tiểu càng trong là càng Âm, vàng sậm là quá Dương, hơi vàng như màu trà là vừa. Phân màu xanh, màu đen, nhạt, lõng và không thành khuôn là quá Âm; khô và cứng là quá Dương; mềm, thành khuôn, màu hơi vàng là vừa.
Tham khảo tại: http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh007.htm
F) Phương pháp Thực dưỡng là gì?
Phương pháp “thực dưỡng” (Macrobiotics) là “phương pháp dưỡng sinh
thông qua ăn uống”. Phương pháp được khám phá bởi giáo sư người Nhật có
tên Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa).
Phương pháp thực dưỡng phát triển mạnh trên đất nước Nhật Bản sau ngày
Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki… và được thế
giới biết đến rộng rãi vào năm 1982, sau khi một số tờ báo có uy tín
trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki
Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro,
giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia (Mỹ) đã chữa lành bệnh
ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt + muối vừng. Phương pháp Oshawa trở
nên phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương
pháp phòng và chữa bệnh.
Nhưng thực ra, từ lâu đời chế độ ăn uống dưỡng sinh đã được đúc kết bởi
các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Ví dụ như chế độ ăn bánh mì
(lúa mạch) + muối ở Nga; cơm (lúa gạo) + muối vừng ở Việt Nam…
Dựa trên nền tảng cơ bản này, Ohsawa đã kết tinh lại thành phương pháp
thực dưỡng. Phương pháp thực dưỡng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, xuất
phát từ quy luật âm dương. Mở rộng ra là 7 cách ăn thực dưỡng cùng với
lối vui sống tự nhiên. Đây chính là thực dưỡng cổ truyền mà Ohsawa đã
khám phá và tổng hợp lại (để tìm hiểu về thực dưỡng cổ truyền, các bạn
có thể tham khảo các tác phẩm của George Ohsawa…).
Nhưng thực dưỡng không chỉ gói gọn trong các thực phẩm ngũ cốc, mặc dù
nó là cơ bản, mà nó còn mở rộng ra khắp trong cuộc sống hàng ngày, từ
các thực phẩm xung quanh ta đến lối sống hiện đại mà loài gười đang đối
mặt. Chính vì thế thực dưỡng hiện nay được phát triển nhằm thích ứng với
xã hội, lối sống hiện đại – Đó là thực dưỡng hiện đại (để tìm hiểu về
thực dưỡng hiện đại, các bạn có thể tham khảo các tài liệu của Michio
Kushi, Herman Aihara…).
Hoặc bạn có thể tham khảo các bài viết của các thành viên trên diễn đàn
thực dưỡng, như Diệu Minh, Luong Trung Hung, Thelast, Macrobiotic, Minh
Vinh, Vien Linh, huynhdoan2000…).
Gạo lứt hay gạo xát trắng?
Gạo lứt mọc mầm
Gạo lứt thì mọc mầm còn gạo trắng thì không thể nẩy mầm, bạn có biết tại sao chúng ta lại quên đi cách ăn loại gạo có chứa sự sống? Ngoài ra nó còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống con người, xứng đáng với câu nói: “Cơm tẻ là mẹ ruột”
Một thực đơn hiện đại điển hình đề cao bánh mì trắng, đường kính, gạo trắng và muối tinh thường dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Theo Viện Hàn lâm khoa học quốc gia, khoảng 55% thực phẩm được tiêu thụ ở Mỹ là đã qua tinh chế hay được xử lý ở mức độ nào đó trước khi đến tay người tiêu dùng. Quá trình tinh chế hay xử lí này thường làm mất chất bổ dưỡng. Thí dụ, khi bột mì lứt được xay thành bột trắng, rất nhiều mầm (phôi), cám và nội nhũ bên trong vỏ trấu bị loại bỏ. Kết quả là bột bị mất đi hầu hết năng lượng và sinh khí cùng với dầu tự nhiên và chất bổ dưỡng. Mặc dầu người ta có cho thêm một ít vitamin và chất khoáng để bù lại, nhưng chất lượng cuối cùng vẫn không được như cũ. Hãy tham khảo Bảng 1.1 ở dưới, cho thấy mất mát rất nhiều những chất bổ dưỡng khi làm bột trắng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire