TỈ LỆ QUÂN BÌNH TRONG MỘT
NGÀY:
Khoảng từ 79 - 90% đồ ngũ cốc
nguyên cám.
Từ 30 - 10% rau quả khô hoặc
xanh.
- Ngũ cốc gồm: Lúa mì, gạo lứt,
kê, bắp, bo bo, lúa mạch, đại mạch, hắc mạch, kiều
mạch, v.v..
- Các loại rau quả và gia vị
nên dùng:
+ Cà rốt, củ cải, bí ngô, hành
tỏi, kiệu tây, 2bắp su trắng, rau dền, rau xà lách
son, rau má, rau bồ ngót, cải bẹ xanh, v.v... (rau
củ mọc thiên nhiên và rau củ sạch không sử dụng phân
hóa học và thuốc trừ sâu).
+ Nước uống: Nước thiên nhiên,
trà bancha, trà gạo lứt, trà củ sen, trà bồ công anh.
+ Chất béo: Dầu mè, dầu phộng (Mứctối
đa là 2 muỗng canh dầu một người một ngày)
+ Trái cây: Trái gất, dâu tây,
hạt dẻ, trái cây thiên nhiên và đúng mùa.
+ Đường: Nếu sức khỏe ổn định
thì có thể sử dụng đôi chút đường đen, đường thốt
nốt, đường phèn, mạch nha.
NHỮNG THỨC UỐNG, MÓN ĂN NÊN
TRÁNH DÙNG ĐẾN LÀ:
+ Tất cả các loại cà, măng, giá,
nấm, khoai tây, đậu leo, rau bá hợp, dưa gang, bắp
su đỏ, củ cải đường.
+ Bơ, sữa, đồ ăn chế bằng
phomát.
+ Trái cây: Các đồ tươi sống và
đường (trong lúc đang trị bệnh).
+ Gia vị: Tiêu, ớt, cà ri.
+ Nước uống: Luôn luôn uống
nước ấm (khoảng 37 độ) và khoảng 3 xị (0,75 lít) trở
lại.
SAU ĐÂY MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU
Ý:
- Về tâm trạng: Không
vui, không khỏe thì không nên ăn và cũng không được
nấu ăn.
- Về đại tiện: Phân luôn
màu vàng, chặt, không rã nát và đúng giờ vào buổi
sáng. Nếu là phân khác là âm hơn, hoặc dương hơn thì
cần phải điều chỉnh lại.
- Về tiểu tiện: Phụ nữ
không đi tiểu quá 3 lần trong ngày. Nam không đi quá
4 lần trong ngày.
Lưu ý: Đường ruột đang
tốt là một ngày chỉ đi đại tiện một lần vào buổi
sáng và chỉ nên súc miệng một lần vào buổi tối (Bột
chà răng)
- NƯỚC UỐNG: Một người
quá âm, hay bệnh về gan thì nên sử dụng trà gạo lứt
rang và trà bồ công anh.
- Trà củ sen tốt cho người bệnh
phổi. Trà bancha tốt cho bệnh tim mạch, đường ruột,
bao tử (Tốt nhất là được sự hướng dẫn của người có
kinh nghiệm).
DẦU MÈ GỪNG: Giã nát,
hoặc mài gừng tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với
một lượng dầu mè tương đương. Dùng xoa hay đánh gió
khi cảm sốt, xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, đau
bụng, sưng u, bôi lên vết lở ở tai, mũi, ghẻ lác,
xức dầu trị gầu và rụng tóc. Chỉ nên làm vừa đủ dùng
trong 2-3 ngày, vì để lâu gừng thối, có mùi khó chịu;
có thể dùng xen kẻ với áp nước gừng.
CAO HẠ NHIÊT: Ngâm đậu
nành với nước cho mềm, giã nát và trộn thêm ít bột
gạo cho khỏi nhão, rồi đem đắp lên trán để hạ sốt (Xem
chừng thân nhiệt hạ còn 38,5 độ thì lấy ra ngay),
hoặc đắp những chỗ viêm nhức (Không dùng trong
trường hợp ban, sởi, tót, rạ, đậu mùa).
BỘT GẠO LỨT SỐNG: Nhai
nhỏ gạo lứt sống với vài hạt muối sống, hoặc giã
thành bột mịn trộn nước và tí muối cho dẻo, đem đắp
vào vết thương, vết lở loét, hoặc ghẻ chốc.
NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG DƯỠNG
SINH
Trị liệu theo pháp Thực Dưỡng
thiên về giáo dục, chữa con người hơn là chữa bệnh;
nghĩa là giúp bệnh nhân tự suy xét lại bản thân mình
về mọi mặt, từ thể chất đến tinh thần, hầu tránh đi
những việc làm có hại cho mình và cho người khác;
đồng thời tổ chức được một nếp sống lành mạnh, vui
tươi và hữu ích hơn. Bởi vậy, nếu sử dụng phương
pháp Thực Dưỡng thuần túy để chữa bệnh có tính cách
tạm thời, thường sẽ không thành công theo ý muốn.
Sau đây là một số trở ngại cho việc áp dụng phương
pháp này trong trị liệu:
1. QUÁ MUỘN: Đối với
những trường hợp quá muộn, nghĩa là cơ thể đã suy
thoái trầm trọng. Ví dụ như đến mức cùng thì phương
pháp Thực Dưỡng, một đường lối trị bệnh dựa vào cơ
chế miễn nhiễm tự nhiên, có thể không đủ thời gian
cứu con bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này,
những bệnh nhân quá muộn vẫn hưởng được nhiều lợi
ích như không bị đau đớn hành hạ và ra đi êm thắm.
2. THIẾU NIỀM TIN VÀ Ý CHÍ:
Nếu không tin tưởng tuyệt đối vào những hướng dẫn
của phương pháp này, bệnh nhân rất dễ sai phạm hoặc
bỏ dở nửa chừng do ý kiến của những người không am
hiểu vấn đề, hoặc dễ bị lôi cuốn bởi những món ăn
thức uống “cấm kỵ”.
3. THIẾU NGHIÊN CỨU:
Niềm tin và ý chí được củng cố qua sự nghiên cứu lý
thuyết sách báo Thực Dưỡng và học hỏi những người có
kinh nghiệm, nhất là những người đồng bệnh đã và
đang theo phương pháp này. Đồng thời phải lưu tâm
theo dõi những biến chuyển của cơ thể và vận dụng
những điều đã nghiên cứu, học hỏi để lấy kinh nghiệm
cho bản thân.
4. KHÔNG ĐƯỢC GIA ĐÌNH, THÂN
NHÂN HỖ TRỢ: Nếu những người trong gia đình bệnh
nhân, nhất là người có phận sự chăm sóc trực tiếp
không hiểu biết, hoặc không đồng tình ủng hộ, thì có
thể vì lòng “thương” sẽ làm “hại” diễn tiến cải
thiện sức khỏe theo phương pháp Thực Dưỡng.
5. NHỮNG SAI LẦM KHÁC:
Ngoài những sai lầm đã nói như: nhai không kỹ, ăn
nhiều, uống nước nhiều, nhịn ăn không cẩn thận, v.v...
Người mới thực hành thường mắc một số sai lầm khác
như:
- Dương quá độ: Nhiều
người lầm tưởng yêu cầu của Thực Dưỡng là “càng
dương càng tốt”, nên ra sức ăn thật mặn, cố nhịn
nước dù khát, vận động thể lực tối đa, hoặc ăn toàn
các món nướng, rang, chiên, dù đang trong mùa hè,
v.v... Sự việc này có thể vượt mức chịu đựng của cơ
thể, gây ra tình trạng kiệt sức, hoặc những phản ứng
mãnh liệt dẫn đến sự “phá giới” vô cùng nguy hiểm.
Các bạn nhớ cho chủ trương của phương pháp Thực
Dưỡng là quân bình và điều độ.
- Không biết linh động:
Thường đây là những người không chịu đọc sách báo
Thực Dưỡng và thiếu tìm hiểu thực tế. Thí dụ trẻ con
và người già răng yếu không biết nấu nhừ, hoặc xay,
giã nhỏ vật thực trước khi ăn, hoặc không biết chế
biến thực phẩm cho dễ ăn, hoặc có người cứ ăn mãi
gạo lứt muối mè lâu ngày sinh chán, v.v... Trong vũ
trụ này, mọi sự vật đều vận động và biến hóa không
ngừng, nào ngày đêm đắp đổi, nào bốn mùa luân chuyển,
khi nắng khi mưa và cuộc sống con người cũng đa dạng.
Vì vậy, để có thể tồn tại, sống
vui qua năm tháng của đời người, chúng ta không nên
đóng khung vào một khuôn mẫu hoặc một công thức cố
định, mà phải biết thích ứng với mỗi đổi thay, khác
biệt của từng cá nhân theo thời gian và không gian.
Đồng thời cũng nên biết không có hiện tượng nào
thuần Âm hoặc thuần Dương, mà bao gồm cả Âm lẫn
Dương. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong chữa
trị bệnh, chúng ta nên tuân theo nguyên lý này; lẽ
dĩ nhiên có lúc Dương hơn và có lúc cần Âm hơn.
PHÉP DINH DƯỠNG
CẦN ĐƯỢC
TUÂN THỦ TRIỆT ĐỂ
TỪ
BA TUẦN ĐẾN MỘT
THÁNG
Vài phản ứng có thể xảy ra cần
được biết đến vào thời kỳ đầu sau khi áp dụng phương
pháp dinh dưỡng này:
- Cảm giác suy nhược, cảm thấy
chân bị bại liệt từng phần, do nơi nguồn gốc tâm
linh và cũng do nơi giảm thiểu số lượng huyết dịch
lưu thông trong cơ thể. Sau khoảng 15 ngày đến 1
tháng, trạng chứng này sẽ mất đi.
- Thường tim đập chậm lại, nhất
là khi ta dùng một số lượng muối khá nhiều, vô hại.
- Đau đầu thường xảy ra vào
những ngày đầu trong thời gian ăn số 7.
- Trạng thái buồn nôn, cũng
thường hay mửa cả đồ ăn và mật (đảm trấp), ớn cơm (nói
chung các đồ ăn ngũ cốc). Đừng ngại cứ ăn ít lại,
vài ngày sau sẽ ăn ngon trở lại, vẫn cứ làm việc như
bình thường.
- Chảy máu cam máu mũi, đôi khi
thổ huyết, hoặc tiện huyết ( phẩn có vấy máu). Cũng
gặp trường hợp chảy máu tai; hầu hết các trạng thái
khủng hoảng này đều được cải thiện sau đó.
- Nhất là ở thiếu nữ thường có
sự ngưng chỉ kinh nguyệt, thay đổi từ 1 đến 6 tháng,
sau đó kinh nguyệt sẽ trở lại.
- Về phía nam giới, đôi khi có
trạng chứng bất lực trong một thời gian ngắn, có thể
cũng cùng một trạng chứng như trên.
- Rất thường xảy ra trường hợp
táo bón vào lúc đầu do nơi sự thiếu nước và do sự
giảm thiểu số lượng thực phẩm, nhưng không có gì
đáng quan tâm, chớ dùng thuốc nhuận trường, không có
nguy hại vì không có đản bạch tinh (Protéines) động
vật. Chịu khó chờ đợi, sự đi tiêu sẽ được điều hòa
trở lại. Trong một thời kỳ nào đó, nghe phân không
có mùi hôi thúi gì cả.
- Trong tháng đầu, hầu hết đều
gầy hẳn xuống.
- Ở những người mắc bệnh phong
thấp thường có sự gia tăng đau nhức và sưng khớp
xương tạm thời.
- Về phương diện tinh thần,
hình như luôn có một thời kỳ hay nổi xung (dễ phát
cáu), chán đời do một số nơi cảm giác khát nước đến
bắt khó chịu. Người ta thường hay bỏ cuộc vào thời
kỳ này, việc rất thường thấy; cần phải tiên liệu
trước để chịu đựng.
- Giấc ngủ bị rút ngắn lại,
thường có mộng mị liên miên vào lúc đầu, đôi khi rất
nhanh; nhưng trái lại, không hề có sự mất ngủ.
- Thường thường nước tiểu có
mầu rất đậm và chứa nhiều chất lạ. Cả đến khi khối
lượng nước tiểu trong trở lại, nhưng vẫn phải giữ
cho được màu vàng sẫm. Đôi khi có trường hợp sưng
bọng đái nhẹ.
- Đôi khi có phản ứng cảm sốt
bất thình lình trong vòng 24 đến 48 giờ, rồi dứt đi
cũng thình lình như thế mà không thấy có dấu hiệu
chi hết.
- Mặc dù có cảm giác mệt mỏi
vào lúc đầu, cũng cần phải tiếp tục công việc và cố
gắng tập một vài cử động thể dục hàng ngày.
- Sự tiếp tục dùng thức ăn
thuộc động vật trong khi giảm uống và ăn nhiều muối
thêm sẽ rất có hại.
GIẢI ĐÁP MỘT SỐ
THẮC MẮC THÔNG
THƯỜNG LIÊN QUAN
ĐẾN TÂM TRẠNG
- Ngại thiếu chất đạm bạch tố (Protéines)
thuộc động vật:
Các chất đạm bạch tố thực vật
đã có đủ, các acid amines trong loại ngũ cốc và rau
quả như: biến đậu (Lentilles), đậu xanh chẳng hạn đủ
bổ túc cho chỗ thiếu thốn ấy. Một vài loại thảo mộc
có giá trị bổ túc cho đồ ăn ngũ cốc hơn hẳn các món
ăn thịt cá, hoặc sữa như bánh dầu mè (xác mè sau khi
ép lấy dầu rồi), hay xác dầu quỳ (công cuộc khảo cứu
của bà Randoin). Nó chỉ thua có mỗi một thứ đản bạch
tố ở trứng mà thôi. Các đồ ăn bổ túc cho loại ngũ
cốc là những đồ ăn mang tới cho cơ thể những chất
không có trong ngũ cốc.
- Sợ thiếu sinh tố C chăng?
Các cuộc khảo cứu thảo mộc mới
đây ở Nhật và ở Anh đã chứng tỏ rằng trong các loại
ngũ cốc (Paovitamine C) sự chịu nóng tới ngoài 150
độ và cơ thể người ta có thể tổng hợp và chuyển hóa
nó thành sinh tố C. Ngoài ra, trong các thức ăn,
thực dụng như ngò tây (Persil) và bồ công anh (Pissenlit)
chẳng hạn, người ta cũng nhận thấy có nhiều sinh tố
C trong cám hay cà chua (tomate) và được kèm với một
hàm lượng phong phú tương đương về sinh tố A.
Các sinh tố khác thì đều có đầy
đủ cả. Đại loại như sinh tố B và PP thấy có nhiều
trong các loại ngũ cốc và sinh tố E trong mầm ngũ
cốc. Về sinh tố D thì có trong mầm các loại ngũ cốc
còn nguyên cám và trong bột kiều mạch (Flocon
davoine).
Còn lại các sinh tố thuộc nhóm
F do nơi các acid béo bất bão hòa trong các loại dầu
thảo mộc sinh ra. Các acid béo giúp đắc lực cho sự
biến hóa chất Cholesterol ở cơ thể người. Các thức
loại nên dùng: dầu mè (vừng) và dầu quỳ (Tourynesil)
cả dầu ô liu (cảm lảm) nữa. Trong các chất béo có
nguồn gốc động vật và chất magarine (loại mở trứng)
đều có tác dụng độc hại (công cuộc khảo cứu của bà
Randoin đăng tải trong Công báo của Viện Vệ sinh
thực phẩm năm 1975)
- Sợ sự hạn chế nước uống sẽ
làm cho thận mệt chăng? Trái hẳn lại, chúng ta hãy
nhớ lại những kết quả tuyệt hảo trong thực chế khô
của Volhard trong việc chữa trị chứng sưng thận cấp
tính khuếch tán (Người Đức đã dùng từ 7 đến 10 ngày
để áp dụng thực chế khô táo này).
Ngoài ra, thận tạng có khả năng
bài tiết chất muối (ClNa) trội hơn khả năng người
thường tưởng tới. Thận tạng của một người có thể
thải ra cứ mỗi lít nước tiểu là 30 gram ClNa và còn
hơn thế nữa. Cho dù ăn 4, 5 muỗng cà phê muối mè mỗi
ngày cũng không dung chứa tới trên 10 gram ClNa mỗi
ngày, đó là điều rất thường.
KẾT LUẬN:
Cơ bản của thực chế này là đúng
theo cơ bản các phép dinh dưỡng cổ truyền của phần
đông dân chúng nông thôn vạm vỡ ở Âu châu, ở các xứ
Đông Dương, nhất là ở miền cực Đông. Sự quân bình
dinh dưỡng ấy đã bị đảo lộn hẳn ở Tây phương. Ở đây
chỉ có thể sửa đổi gia giảm một cách rất khôn ngoan.
Các yếu tố có thể thay đổi được
trong phép ăn này tùy theo tạng thể hoặc căn bệnh,
là số lượng nước và muối, rồi đến tỷ độ tương quan
về số lượng đồ ăn ngũ cốc và rau quả, là sự chọn lựa
một số ngũ cốc hoặc rau quả, và dĩ nhiên thời kỳ cần
phải thay đổi các tỷ lượng giữa những yếu tố này cho
thích hợp với người bệnh.
PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG MỘT SỐ MÓN
ĂN VÀ THỨC UỐNG
Chú ý:
Âm có ký hiệu
▼
▼▼▼ Âm
hơn hết
▼▼ Âm
nhiều
▼ Âm
Dương có ký hiệu
▲
▲ ▲
▲Dương hơn hết
▲ ▲Dương
nhiều
▲
Dương
Ký hiệu | Âm |
▼▼
|
Nếp, các loại gạo mạch |
▼ | Bo bo (ý dĩ), bắp (ngô) |
Đậu nành, đậu phọng
Đậu đen, đậu trắng, đậu xanh
|
|
▼▼▼ |
Các loại cà, khoai tây,
măng, giá, nấm.
Dưa leo, bắp chuối, khoai
mì, môn tím
|
▼▼ |
- Rau muống, mồng tơi, su
xanh, khoai mỡ tím, khoai lang, mứt biển
|
▼ |
- Bầu, khổ qua, đậu ve, đậu
đũa, rau dền, su hào, khoai mở trắng
|
▼▼▼ |
- Gừng, ớt, tiêu, nước
chanh, me, cà ri, chao, giấm gạo
|
▼▼ | - Tương đậu phụ, mẻ (cơm chua), tương cải, va ni, rau răm |
▼ | - Bơ mè, tỏi, rau cần, rau húng quế. |
▼▼▼ | - Kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, cà phê. |
▼▼ | - Nước trái cây, bia |
▼ | - Trà đọt, nước khoáng, nước lã |
▼▼ | - Đường cát |
▼ | - Đường thốt nốt, đường thô (vàng, đen, nâu) đường trái cây |
Ký hiệu
|
Dương
|
▲ | Gạo mì, gạo tẻ |
▲▲ | Kê, gạo mì đen |
Đậu ván
Đậu đỏ lớn hạt, xích tiểu đậu
|
|
▲▲▲ | - Củ sắn dây, khoai mài |
▲▲ | - Diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách son, rau má, củ sam, cà rốt |
▲
|
- Bắp cải, bông cải, củ cải trắng, cải cay (cải bẹ xanh), cải ngọt, cải tần ô, rau câu chỉ, phổ tai |
▲▲▲
|
- Muối tự nhiên |
▲ | - Quế, hồi, hắc hương, rau mùi, hành, kiệu, poa rô, rau dấp cá, ngò, nghệ, tương đậu nành |
▲▲▲ | - Trà rễ đinh lăng, nhân sâm |
▲▲ | - Cà phê thực dưỡng, trà củ sen |
▲ | - Trà 3 năm, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc |
▲ | - Mạch nha, chất ngọt hạt cốc |
▲ | - Chất ngọt rau củ, mật ong |
CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT VÀ RANG MÈ
PHÂN LƯỢNG GẠO LỨT, NƯỚC VÀ
MUỐI: Một lon gạo (lon sữa bò) + hai lon nước (lon
sữa bò) + một phần tư muỗng cà phê muối hầm (chú ý,
không được dùng muối iốt và muối bọt, muối đã chế
biến). Lượng nước có thể thêm bớt tùy theo loại gạo.
CÁCH NẤU GẠO LỨT BẰNG NỒI
THƯỜNG (Không được nấu bằng nồi cơm điện): Nấu
nước sôi, đổ gạo và một phần tư
muỗng cà phê muối hầm vô nước
sôi, khuấy đều. Đậy nắp, nấu cho sôi bùng lên rồi
tắt lửa. Nhắc nồi xuống vẫn đậy nắp để 15 phút. Sau
đó, nhắc nồi lên bếp, nấu tiếp lửa nhỏ cho đến khi
chín.
CÁCH NẤU GẠO LỨT BẰNG NỒI ÁP
SUẤT: Một gạo + một rưỡi nước (đong bằng lon sữa
bò) + một phần tư muỗng cà phê muối
hầm. Cho gạo, nước, muối vô nồi
một lượt. Nấu sôi xì hơi, tắt lửa. Để yên 15 phút.
Sau đó, nấu tiếp, lửa nhỏ, cho đến khi chín.
CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT TỐT
NHẤT:
CHƯNG CÁCH THỦY BẰNG NỒI ÁP
SUẤT: Một chén gạo lứt nấu với hơn một chén nước.
Nếu cơm khô, thêm nước; nếu cơm nhão, bớt nước (1 ký
gạo lứt + 1 muỗng cà phê muối hầm). Gạo lứt + nước +
muối để vô tô và đặt tô này vào nồi áp suất có nước.
Nước trong nồi áp suất cho vừa đủ để khi nấu sôi lên
không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng cách
thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi kêu nồi
đợt đầu 15 phút, tắt lửa, để yên đó. Sau 20 phút,
bật lửa
lên nấu tiếp, nghe sôi kêu nồi
đợt hai 5 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín
cơm.
NẤU CƠM GẠO LỨT BẰNG CÁCH
CHƯNG CÁCH THỦY TRONG NỒI THƯỜNG: Một chén gạo
lứt nấu với hơn một chén nước (1 ký gạo lứt + 1
muỗng cà phê muối hầm). Nếu cơm khô, thêm nước; nếu
cơm nhão, bớt nước. Gạo lứt + nước + muối để vô tô
và đặt tô này vào nồi có nước. Nước trong
nồi cho vừa đủ để khi nấu sôi
lên không bị tràn nước vào tô gạo. Bật lửa, chưng
cách thủy tô gạo lứt đã có nước, đến khi nghe sôi xì
hơi đợt
đầu 30 phút, tắt lửa, để yên đó.
Sau 15 phút, bật lửa lên nấu tiếp, nghe sôi xì hơi
đợt hai 10 phút thì tắt lửa. Để 30 phút sau là chín
cơm.
CÁCH GIỮ CƠM GẠO LỨT KHÔNG
THIU: Không đậy nắp kín mà dùng rá để đậy nồi cơm.
Không được để cơm trong tủ lạnh
CÁCH HÂM CƠM GẠO LỨT:
Khoét một lỗ tròn giữa nồi cơm cho đến đụng đáy nồi,
đổ nước vô (lượng nước đủ tráng đáy nồi để cơm không
bị khét khi hâm). Đậy nắp nồi cơm, nấu cho nước bốc
hơi lên, mở nắp nồi khuấy đều. Dùng muỗng ép cơm cho
bằng mặt và cứng. Đậy nắp nồi, để lửa riu riu khoảng
5 phút, tắt lửa.
CÁCH RANG MÈ: Mè vàng
còn vỏ. Đổ mè vô thau nước đầy, đãi vớt lấy mè nổi
trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới
thau. Phơi khô mè sạch đã vớt,
đựng trong hộp đậy nắp. Nếu mua mè sạch, không phải
đãi nữa. Khi rang mè, nhúng tay cho ướt để bóp sơ mè
cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là rang khô.
Rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi nghe mè
nổ lách tách, rang thêm một chút nữa là mè chín. Đổ
mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau,
mè nguội, bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm. (Nghiền,
không phải giã). Một muỗng cà phê muối hầm nghiền
với 12 muỗng mè. Phân lượng này thay đổi tùy theo
tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ được sử
dụng 4 ngày. Ăn tiếp, phải rang mè mới.
CÁCH ĂN CƠM GẠO LỨT VỚI MUỐI
MÈ Khi múc cơm ra chén, không được xới cơm đều,
chỉ xắn cơm trong nồi từ trên xuống dưới để lấy đủ
âm dương. Ăn bao nhiêu thì xắn bấy nhiêu ra chén. Để
nguyên phần cơm dư ngày mai, không được xới lên. Một
chén
cơm trộn đều với 4 muỗng cà phê
muối mè đã nghiền. Ăn bằng muỗng cà phê, một lần ăn
1 muỗng cà phê cơm trộn mè, không được
nhiều hơn, để nhai nát cơm cho
dễ. Phải nhai cho đến khi cơm thành nước và cảm thấy
ngọt mới được nuốt và chỉ nuốt một lần, không
được nuốt nhiều lần; vì nuốt
nhiều lần sẽ bị khát nước. Khi ăn không được hở moi,
không được nói chuyện. Ăn bất cứ giờ nào, không cần
đúng bữa. Trước khi ngủ hai tiếng, không được ăn.
Dùng số lượng chén cơm nhiều ít tùy ý, nhưng không
nên ăn no một lần, một chén cơm có thể ăn nhiều lần.
CÁCH RANG GẠO LỨT DÙNG ĐỂ ĂN:
Nấu cơm gạo lứt chín bình thường. Xới cơm ra mâm
phơi khô. Khi phơi cơm, phải trở cơm
thường xuyên mới khô đều và cơm
rang được dòn. Mỗi ngày phơi cơm, chiều mang vô, mai
phơi tiếp, không nên phơi ban đêm ngoài sương. Nhớ
đậy cơm phơi bằng vải mỏng để tránh bụi và các con
vật nhỏ không bám vào cơm. Phơi cơm ba nắng gắt, đến
nắng thứ ba, lấy gạo đang phơi còn nóng đổ vô chảo
đang nóng để rang thì gạo mới dòn và xốp. Rang gạo
đến khi hạt gạo vừa vàng và thơm thì tắt lửa và đổ
gạo đã rang vào một son sạch, đậy nắp liền, gạo sẽ
thơm. Đậy nắp khoảng 30 phút trở lên, khi sờ tay
thấy gạo còn ấm, không phỏng tay, cho muối hầm vào (lượng
muối hầm bao nhiêu cũng được), đậy nắp lại. Khi gạo
nguội hoàn toàn, đổ ra vợt rây, bỏ muối, lấy gạo.
Chú ý, nếu cho muối hầm vào gạo còn nóng thì gạo sẽ
hút nhiều muối, không được. Nếu cho muối vào gạo đã
nguội thì gạo sẽ không thấm được muối. Nếu răng yếu,
có thể xay gạo rang thành bột rồi cho nước nóng vào
để ăn; hoặc không xay thành bột thì có thể ăn bằng
cách ngậm gạo lứt rang trong miệng cho mềm, rồi nhai
cho đến thành nước, mới được nuốt.
GẠO LỨT RANG DÙNG ĐỂ UỐNG:
rang gạo lứt sống đến khi gạo vàng đậm là được, để
nguội đựng vô keo, dùng từ từ.
NẾU BỊ BÓN: Hai tiếng
một lần, nhai 1 muỗng cà phê muối mè rang rồi. Và
trước khi ngủ, nhai 4 muỗng cà phê muối mè rang,
nhai đến lúc không còn mặn mới được nuốt (khoảng 5
phút).
NƯỚC UỐNG TÙY THEO BỆNH:
Bệnh tim mạch, đường ruột, bao tử, vôi cột sống:
Dùng lá trà ba năm.
CÁCH PHƠI LÁ TRÀ BA NĂM:
nấu nước sôi, cho lá trà tươi vào rồi vớt ra liền (đó
là cách rửa trà). Sau đó ủ một đêm, phơi chỗ mát,
một ngày xốc lên ba lần (sáng, trưa, chiều), phơi
khoảng 1 tuần đến 10 ngày, lá trà khô, cho vô bao,
để chỗ không ẩm. Khi dùng, sao khử thổ bằng cách đổ
lá trà đã rang thơm xuống nền gạch tàu, rồi hốt lên
liền, không được để lâu. Có thể mua 4 miếng gạch tàu,
nếu nhà không lót gạch tàu. Lá trà rang để nguội cho
vô bao để dành.
CÁCH NẤU NƯỚC TRÀ
Cách 1: Lấy 10 lá trà
khô, rửa sạch bằng nước lạnh, vò nát lá trà, cho vô
bình thủy và đổ 3 xị nước sôi vô (3 xị = 0,75 lít) .
Để khoảng 15 phút, trà sẽ ra đủ chất và để nguyên lá
như vậy trong bình thủy, khi uống rót nước thôi.
Cách 2: Nấu 10 lá trà đã
rửa sạch, nấu sôi 15 phút, đổ nước trà vô bình thủy
giữ nóng, bỏ lá trà.
ĐÁNH RĂNG.
Không được dùng kem đánh răng
vì có chất hóa học. Đánh răng bằng bột thuốc theo
pháp dưỡng sinh. Một ngày chỉ đánh một lần buổi
tối. Các lần khác súc miệng
bằng nước muối.
***
Phụ chú: ĂN GẠO LỨT MUỐI
MÈ THEO
SỐ 7: Nghĩa là ngoài gạo lứt
muối mè, không được ăn bất cứ thức ăn gì (kể cả rau
củ và trái cây cũng không được ăn).
CÁC TRỢ PHƯƠNG THEO PHƯƠNG
PHÁP DƯỠNG SINH
1. CÁCH XÔNG ĐAU NHỨC: 1
ký muối hột và một ký củ cải trắng cho vào 4 lít
nước nấu sôi. Đổ nước sôi này ra xô, rồi dùng vật
cản gác trên mặt nước để chân không đụng vô nước bị
phỏng và gác chân lên xông, dùng mền quấn bít kín
lại đến ngang rốn. Nước xông nguội thì cho chân vô
ngâm 5 phút,
rồi ngâm chân vô nước lạnh
trong một phút. Xông chân liên tục 2 tuần.
2. CÁCH ÁP NƯỚC GỪNG CHỖ ĐAU
VÀ KHỐI U TRONG CƠ THỂ: 200 gram gừng tươi giã
nhuyễn cho vào bọc vải mùng. Nấu 2 lít nước sôi cho
bọc gừng vô rồi hạ bớt lửa liền và để lửa nhỏ riu
riu, không được tắt lửa để giữ nước còn nóng. Nắm
góc khăn để nhúng khăn vô nồi nước gừng và vắt khăn
ráo. Gấp khăn làm 4 đắp lên chỗ đau với độ nóng chịu
được và phủ lên khăn nóng này một khăn khô bên ngoài
để giữ nóng.
Trong lúc đắp khăn nóng thứ
nhất, lo chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vô nước gừng
nóng và vắt ráo để vô thau. Khăn thứ nhất đã nguội
thì lấy khăn ra, rồi đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo.
Đắp từ 25 đến 30 phút một lần. Một ngày đắp ba lần,
hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả.
Chú ý lúc đang cho con bú, không được đắp nước gừng
lên vú, vì sẽ bị tắt tia sữa.
3 - CÁCH DÁN CAO KHOAI MÔN (CỦ
NHỎ) CHỖ ĐAU VÀO BUỔI TỐI TRƯỚC KHI NGỦ: Khoai
sọ củ nhỏ rửa sạch và gọt vỏ. Chín phần khoai sọ đã
giã nhuyễn, (hoặc mài nhuyễn, hoặc xay nhuyễn) trộn
cho đều với một phần củ gừng đã gọt vỏ và đã giã
nhuyễn. Đổ hỗn hợp này vô miếng vải mùng, bề dày hỗn
hợp độ một phân rưỡi. Đắp lên chỗ đau, bó lại để
không bị rớt khoai ra và đắp nguyên đêm.
4. VIÊM NHIỄM ÂM HỘ - UNG
THƯ TỬ CUNG: 4 cây cải xậy tươi độ 1 ký (cải làm
dưa muối) + 4 lít nước + 1 nắm muối. Nấu chín cải,
đổ nước ra chậu, cho thêm nước lạnh cho vừa đủ nóng,
ngồi vào chậu nước này để ngâm mông và phủ mền lên
ngang rún 30 phút. Sau đó tắm cho sạch. Ngâm mông 2
tuần liên tục. Đắp nước gừng và dán cao khoai sọ từ
rún trở xuống (Xem số 2 và số 3 ). Uống nước lá
trinh nữ hoàng cung và lá trà bồ công anh (Xem số
38).
Mỗi tối lấy bông gòn bằng ngón
tay út nhúng vô dầu mè và lăn bột Denti (bột Denti
chữa bệnh) rồi nhét vô đường tiểu, sáng đi tiểu ra.
Nhét như vậy từ 1 tuần đến 10 ngày. Trường hợp bị
huyết trắng thì nhét bông gòn tẩm dầu mè và bột
Denti giống như vậy trong 5 ngày. Ăn cơm gạo lứt
muối mè theo số 7.
5. BỆNH HAY ĐAU BỤNG - NHỨC
ĐẦU - TRÚNG GIÓ MÉO MIÊåNG TRONG VÒNG 5 PHÚT - PHONG
GIỰT - TĂNG HUYẾT ÁP - ỔN ĐỊNH THẦN KINH:
1 muỗng canh bột sắn dây cho
một chút xíu nước lạnh (nước nấu chín để nguội),
khuấy lên để bột không bị ốc trâu, rồi mới cho 1 bát
nước sôi vào, khuấy lên thấy bột trong là chín. Nếu
bột chưa trong thì cho vào nồi để lên bếp lửa khuấy
cho chín, rồi cho một muỗng cà phê nước tương Tamari
vào khuấy đều. Uống hỗn hợp này lúc bụng đói, hoặc
lúc trúng gió, hoặc vào buổi tối và trùm mền cho đổ
mồ hôi. Sau đó, lau khô người và thay quần áo. Không
được ra gió trước một tiếng đồng hồ.
6. ĂN KHÔNG TIÊU: dầm 1
miếng chanh muối lâu năm với nước nóng để uống, hoặc
ngậm 1 miếng nhỏ chanh muối (chanh muối
lâu năm ), ngậm một lúc rồi
nuốt.
7. CẢM: 15 lá trà 3 năm
+ nửa trái chanh muối lâu năm (trái nhỏ, trái lớn
thì một phần ba) + 1 lóng gừng bằng ngón chân cái
nướng cho chín rồi băm nhuyễn. Ba thứ này nấu với
một chén rưỡi nước cho sôi, sắc lại còn 1 chén, vớt
bỏ lá trà, rồi chế nước này vào chén có 1 muỗng canh
bột sắn dây đã được tán ra vơi 1 muỗng canh nước
khuấy lên, nếu bột trong là chín, bột chưa trong thì
bắc lên bếp khuấy sơ thêm cho chín bột. Sau đó, cho
vào một muỗng nước tương Tamari và khuấy đều. Ăn
nóng rồi trùm mền cho ra mồ hôi, không ra gió trước
1 tiếng đồng hồ.
8. ĐAU CỔ HỌNG - VIÊM HỌNG
HẠTVÀ VIÊM NHIỄM THANH QUẢN, THỰC QUẢN:
Tối trước khi ngủ, đánh răng
bằng bột Denti, sau đó ngậm 1 phần 4 muỗng cà phê
bột Denti (loại ngậm, không phải loại đánh răng),
ngửa cổ để khò khò cho nước bột này thấm vô cổ họng,
rồi ngậm đến khi hết mặn nuốt luôn, đi ngủ không
được uống nước, vì sẽ làm trôi thuốc.
9. ĐÀM TRONG CỔ - MÊåT ĐỨT
HƠI:
Để trị đàm, buổi tối, trước khi
đi ngủ, ngậm 1 phần 8 trái chanh muối, nuốt từ từ
đến hết chanh muối rồi ngủ, không được uống nước vì
sẽ làm trôi thuốc. (chanh này đã ngâm muối 3 năm).
Ăn gạo lứt muối mè theo số 7 trong 1 tháng. Răng yếu,
có thể xay cơm gạo lứt rồi trộn muối mè. Xay bằng
cối xay thịt của Liên Sô. Chú ý, cũng phải nhai cơm
cho nát thành nước và cảm thấy vị ngọt mới được nuốt.
10. BỆNH NHỨC ĐẦU KINH KHỦNG:
1 lon nếp nấu chín trộn với
hành hương sống đã thái nhỏ, túm vào khăn, đắp lên
đầu. Vừa cảm thấy nóng chịu không nổi thì lấy ra,
rồi lại đắp vào, liên tục đắp như vậy cả vùng đầu và
thái dương, cho đến khi nếp nguội. Một ngày đắp 1
lần.
11. THÚ ĐỘC CẮN: dùng
dây cột phần trên chỗ bị cắn để nọc độc không theo
máu chảy về tim, sau đó lấy bông gòn nhúng vô nước
tương Tamari đắp lên chỗ bị cắn. Và lấy hai lòng đỏ
trứng gà có trống khấy đều với hai muỗng canh nước
tương Tamari và uống.
12. SƠ GAN - VIÊM GAN B, C:
Ăn gạo lứt muối mè theo số 7. Uống nước thân cây
và lá
của cây lá gai. Lá gai tốt nhất
là lấy cây lá gai từ tháng giêng đến tháng hai. Lấy
100 gram lá gai và cả thân cây + 30 gram cây chó đẻ
+ 50 gram cây cỏ mần chầu + 50gram cây ô rô, tất cả
sao vàng khử thổ và rửa sạch nấu với ba chén nước,
nấu sắc còn lại 8 phân. Uống chén nước lá gai đầu
tiên này trước 6 giờ sáng. Sau đó, đổ một lít nước
vô nấu sắc lại còn nửa lít để uống suốt ngày. Nếu bị
bệnh ung thư gan thì thêm vào 10 gram bồ công anh và
100 gram hoàng ngọc (2 hứ này cũng sao vàng khử thổ).
13. GIỜI ĂN ( DÔ NA):
Cách 1: 20 lá trà ba năm nấu với 2 chén nước, sắc
lại còn 1 chén, để rửa vết thương. Cách 2: dùng dấm
nuôi thoa lên vết thương. Ăn
gạo lứt muối mè theo số 7. Uống nước gạo lứt rang.
14. HO (do cảm, hoặc dùng bổ
phổi): nấu 30 lát củ sen và 4 lát gừng với một
lít nước, còn ba xị để uống suốt ngày. Hoặc để 30
lát củ sen và 4 lát gừng hãm với 3 xị nước sôi đựng
trong bình thủy, cho củ sen và gừng mềm rồi uống.
Không được uống nước gì khác, không ăn trái cây.
15. LỞ LOÉT: Nước cốt
nghệ + muối + phèn chua giã nhỏ, ba thứ này phân
lượng bằng nhau. Tất cả trộn chung rồi hấp cách thủy,
khoảng 15 phút. Bôi nước này lên chỗ lở loét là khô
liền.
16. BỆNH CHÀM GHẺ LỞ PHÁT
SINH TỪ MÁU DƠ: phải ăn cơm lứt mè theo số 7 cho
đường ruột tốt, dẫn đến máu tốt, mới hết bệnh. Xức
dầu mè lên vết chàm, rồi thoa bột Denti lên .
17. ĐAU THẮT NGANG LƯNG:
1 khúc xương rồng ba khía (thân láng) dài 3 tấc, xắt
mỏng.1 ký muối hột rang cho hết nổ. Giường lót giấy
báo và lá chuối chồng lên lớp giấy báo vì rất nóng,
đổ muối đã rang lên lá chuối, sau cùng xếp lớp xương
rồng xắt mỏng phủ lên lớp muối. Lấy khăn lông phủ
lên xương rồng, rồi nằm vùng đau lên khăn lông đã
phủ xương rồng .
18. CƯỜM MẮT , ĐỎ MẮT, MẮT
KÉO MÂY: nhỏ dầu mè lâu năm, mỗi lần 2 giọt, một
ngày 3 lần.
19. MỆT VÌ LÀM VIỆC QUÁ SỨC
- MỆT VÌ MẤT NƯỚC - KHÓ THỞ VÌ HÍT NHIỀU KHÓI XE -
TÉ BẦM: Uống một ly nước trà lá ba năm hòa với
một muỗng cà phê nước tương Tamari. Chú ý là cho
nước tương Tamari vào ly trước, rồi mới đổ nước trà
lên nước tương và khuấy đều. Nước này có tác dụng
khai thông máu, làm tan máu bầm và có tác dụng như
nước biển truyền cho người bị mất nước.
20. VIÊM XOANG MŨI: 1
nắm trầu Lương nấu với 1 lít nước. Khi nước sôi, đổ
vào 1 chung rượu đế trắng. Trùm khăn xông mũi. Cỏ
lông heo hay cỏ hôi, lá có 3 màu: xanh, trắng, vàng,
bông màu vàng. Lấy bông của cỏ giã chung với một
chút muối, chế thêm một ít nước. Nhỏ 2 giọt nước này
vào một bên mũi, thở cho thông xong, nhỏ tiếp 2 giọt
vào lỗ mũi kia. Đừng nhỏ một lúc hai lỗ mũi, sẽ bị
nghẹt thở. Nếu không muốn chữa theo cách xông như
trên, thì ăn cơm gạo lứt với muối mè theo số 7 và
đắp nước gừng ở phần mũi đến trán, cũng hết bệnh. (Xem
cách đắp nước gừng, số 2).
21. ĐAU NHỨC VÌ SANH ĐẺ ĐI
NHIỀU: Ăn gạo lứt rang để hút ẩm và xông theo
cách chỉ ở trang 39, số 1.
22. NHỨC ĐẦU KHI ĐANG ĂN SỐ
7: Ăn bột sắn theo cách chỉ ở trang 43. Nhức đầu
nhiều, áp nước gừng theo cách chỉ trang 39,
23. BỆNH ÓI VÌ SAY XE:
Dán 1 trái mơ muối lên rốn. Ngậm 1 trái mơ muối
trước khi lên xe (mơ đã muối 3 năm).
24. NƯỚC UỐNG TĂNG CƯỜNG
SINH LỰC: 2 củ nhỏ lão sơn sâm + 10 lá trà 3 năm
+ 10 gram câu kỉ + nửa xị nước (= 1 phần 8 của 1 lít);
tất cả chưng sôi trong 30 phút, rồi chắt nước này ra
chén. Sau đó, cho nửa xị nước vào hỗn hợp này để
chưng tiếp lần thứ 2, cũng sôi trong 30 phút là được
và chắt nước 2 ra chén. Uống trong ngày lúc nào cũng
được.
25. BỔ PHỔI - BÊåNH LAO - HO
RA MÁU VÀ BỒI BỔ SỨC KHỎE CHO NGƯỜI KIÊåT SỨC: 1
củ sen + 1 củ cà rốt bằng với củ sen + một phần tư
củ cải trắng (nhiều củ cải trắng sẽ bị đau thận) + 1
lóng ngưu báng độ 5 phân + vài lát gừng. Tất cả
những thứ này xay hay ép được khoảng một chén nước.
Một muỗng canh bột sắn dây và một muỗng nước khuấy
cho tan để bột khỏi bị ốc trâu. Sau đó, trộn ly nước
hỗn hợp đã xay với bột sắn dây đã hòa tan nước, trộn
đều rồi đặt lên bếp khuấy cho chín bột, cho vào 1
muỗng cà phê nước tương Tamari khuấy tiếp cho đều.
Ăn nóng rồi trùm mền liền cho ra
mồ hôi. Dùng liên tục 10 ngày
để bổ phổi. Nếu bị ho lao hoặc ho ra máu, dùng liên
tục trong một tháng rưỡi.
26. SƯNG NƯỚU RĂNG (đang
ăn dưỡng sinh): 1 muỗng canh bột sắn dây khuấy với
nửa chén nước cho tan, nấu chín xong, cho vào 1
muỗng cà phê nước tương Tamari khuấy tan. Ăn nóng.
Đồng thời xức bột Denti lên nướu răng.
27. BỆNH VIÊM RUỘT ĐI CHẢY
THƯỜNG XUYÊN: 1 nắm tay trà dây (ở Cao Bằng) (tương
đương 1 muỗng canh), đổ nước sôi vào trà, chắt bỏ
nước đầu, sau đó đổ một phần tư xị nước sôi vào rồi
ngâm cho ra trà, uống hết một phần tư xị nước trà
này lúc bụng đói buổi sáng. Sau đó, đổ nửa lít nước
sôi vào xác trà này để vào bình thủy, uống nóng suốt
ngày. Ăn cơm gạo lứt mè theo số 7.
28. SA RUỘT - SA TỬ CUNG:
Cuống bí rợ chẻ làm 4 phơi kho, sao vàng, khử
thổ. Nấu 10 cuống bí khô với 2 lít nước, nấu còn 3
xị uống mỗi ngày.
29. TÁI TẠO MEN RUỘT - LAO
RUỘT: đau ruột do uống trụ sinh nhiều, khuấy bột
sắn dây để ăn trước khi ngủ theo cách chỉ ở trang
43. Nếu ăn bột sắn dây theo cách như vậy, nhưng
khuấy bột còn đục (chưa chín) thì chữa bệnh lao ruột.
30. BỆNH SỎI THẬN: Chọn
chuối hột thật thì có nhiều hột dày đặc và chuối có
vị ngọt. Ép 4 ký chuối hột và phơi khô, rồi nướng
cho cháy khét, sau đó xay thành bột. Đưa bột này cho
Thầy làm thuốc uống. Nếu sạn nhỏ, ăn gạo lứt mè theo
số 7, uống trà đậu đỏ, ba nắm đậu đỏ nấu với nửa lít
nước. Đau đỏ luộc sơ bỏ nước đầu, rồi rang đậu cho
vàng đậm để vô lọ đựng uống dần. Đắp nước gừng ban
ngày, dán cao khoai sọ ban đêm ở vùng thận (xem
trang 39, số 2 và 41).
31. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: Ăn
cơm gạo lứt mè theo số 7 và uống trà đậu đỏ rang.
Đậu đỏ nấu sôi rồi bỏ nước, lấy đậu rang cho vàng
đậm, để nguội đựng trong hủ. Cân lượng đậu đỏ và
nước, tùy theo thầy định.
32. BỆNH TIM - TẮT NGHẼN
ĐỘNG MẠCH - ĐAU THẦN KINH TỌA: Một ngày ăn cơm
gạo lứt với muối mè, cộng thêm bốn muỗng cà phê nước
tương tỏi, ăn luôn cả tỏi, kèm với một món ăn tùy
ý(trừ thịt) và chỉ một món ăn trong một bữa ăn thôi.
Ăn lượng cơm tùy ý. Nước uống: lá trà ba năm.
33. TRĨ: rang hạt gấc
rồi xay nhuyễn pha vào dấm tây cho sền sệt, dùng
lông ngỗng chấm vào để xức. Ăn gạo lứt mè theo số 7.
Nếu bón, ăn thêm một trong ba cách sau đây:
Cách 1: 1 lon gạo + 1
nắm đậu đỏ + 10 gram phổ tai, tất cả nấu chung thành
cơm. (Đậu đỏ luộc sơ, bỏ nước, rồi mới nấu với cơm).
Cách 2: ăn thêm 200 gram
bí đỏ.
Cách 3: ăn canh rong
biển nấu với rau xà lách son, hoặc rau má, rau bồ
ngót, v.v...
34. LOÃNG XƯƠNG, PHONG THẤP,
THẤP KHỚP, THẤP ĐA KHỚP, THOÁI HÓA CỘT SỐNG, V.V...
(BÊåNH LIÊN QUAN ĐẾN XƯƠNG): Ăn gạo lứt muối mè
theo số 7 buổi sáng và trưa. Chiều ăn gạo lứt rang
với mè rang không có muối thay cơm (số lượng tùy
thích). Uống nước gạo lứt rang. Cách rang gạo lứt
dùng để ăn, xem trang 33. Cách rang gạo lứt dùng để
uống, xem trang 35.
35. BỆNH LẠNH NHỨC XƯƠNG Ở
NÚI: 1 lon nếp nấu với 4 hạt bạch quả (Bạch quả
đập bỏ vỏ, lấy hột). Ăn xôi này sẽ thấy ấm, không bị
nhức xương. Ngoài ra, giã tiêu sọ cho dập để ở gang
bàn chân rồi mang vớ vào cũng có tác dụng chống lạnh.
36. TEKKA - THỨC ĂN BỔ DƯỠNG:
2kg ngưu báng + 2kg củ sen +
3kg cà rốt +
1kg củ cải trắng + 2kg tương
miso + 2 lít dầu mè + 300gr gừng.
Những củ trên để nguyên vỏ, rửa
sạch, ngâm nước muối 10 phút. Vớt ra để cho ráo, cắt
mỏng mỗi thứ riêng từng nhóm, xay sinh tố cho nhuyễn
mỗi thứ. Sau đó, trộn chung cho vào chảo để lên bếp,
nhớ để lửa nhỏ. Khuấy đều tay khoảng 6 tiếng đồng hồ
cho khô hỗn hợp này. Sau đó cho tương miso và dầu mè
vào khuấy đều và tan ra. Khi thấy vừa sôi lụp bụp
thì tắt lửa (Phải chú ý công đoạn này, vì nếu không
sẽ bị đắng). Đậy nắp nồi, sau khi thật nguội mới
đựng vào keo nhỏ ép cho thật chặt để dầu nổi lên mặt
khoảng 2 phân thì mới để lâu được.
37. CHÁO BỔ DƯỠNG: nửa
lon gạo + 1 nắm đậu đỏ ( đã nấu sôi sơ, bỏ nước) +
30 hạt sen + 10 gram phổ tai + 100 gram bí đỏ + một
chút muối cho vừa ăn. Nếu đi phân nhão thì bớt một
nửa bí đỏ . Tất cả nấu thành cháo dùng thay sữa cho
trẻ em và người lớn tuổi. Ăn cháo này với Tekka.
38. CHỮA UNG THƯ: Uống
nước lá trinh nữ hoàng cung chưng cách thủy và lá
trà bồ công anh và ăn cơm gạo lứt muối mè theo số 7
* CHƯNG CÁCH THỦY LÁ TRINH
NỮ HOÀNG CUNG: 1 lá tươi trinh nữ hoàng cung
không được cắt bằng dao hay kim loại, phải dùng tay
xé lá để vô chén sạch và không đổ nước vô chén. Đổ
nước vào nồi có nắp đậy bằng thủy tinh, rồi để chén
có lá trinh nữ hoàng cung vào nồi nước này để chưng
cách thủy. Cho lượng nước trong nồi vừa đủ để nước
sôi không tràn vô chén. Chưng cách thủy sau khi nước
sôi độ 5 phút là được. Sau đó, tắt lửa, để yên 5
phút sau mới được mở nắp nồi. Chú ý mở nắp thủy tinh
cho khéo để đừng bị đổ mất nước mồ hôi trên nắp nồi
và nghiêng nắp nồi cho nước mồ hôi đọng trên nắp
chảy vào chén có lá trinh nữa hoàng cung. Đậy nắp
nồi lại và tiếp tục chưng cách thủy chén lá này lần
thứ 2, cũng chưng sau khi nước sôi 5 phút là được.
Tắt lửa để yên 5 phút sau mới được mở nắp nồi.
Cũng như lần 1, mở nắp thủy
tinh có đọng mồ hôi nước và nghiêng nắp cho nước mồ
hôi chảy vào chén có lá trinh nữ hoàng
cung. Tiếp tục bật lửa lên để
chưng chén lá này lần thứ 3, cũng chưng như 2 lần
trước. Sau khi nước sôi độ 5 phút thì tắt lửa và để
yên 5 phút sau mới được mở nắp
nồi. Nghiêng nắp cho nước mồ
hôi chảy vào chén lá trinh nữ hoàng cung lần thứ 3.
Cho lá trinh nữ hoàng cung đã chưng cách thủy 3 lần
vào một cái khăn nhỏ, rồi vắt lấy nước cốt lá này,
được chừng 2 muỗng cà phê. Uống nước cốt lá này sau
bữa ăn chừng 30 phút ( bữa ăn nào cũng được ), không
được uống lúc bụng đói. Một ngày chỉ được uống 1 lá
trinh nữ hoàng cung chưng cách thủy như trên, không
được uống nhiều hơn 1 lá.
* NẤU TRÀ BỒ CÔNG ANH: 5
gram lá bồ công anh nấu với 1 lít rưỡi nước, sắc lại
còn 3 xị (= 0,75lít) uống trong ngày. Mua trà bồ
công anh ở số 227/9 Nguyễn Đình Chính, Q. Phú Nhuận.
Điện thoại: 8.476.808 - 0982. 281.232, hoặc ở 192
Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, ĐT:
0937.540.615.
39. XỔ CHẤT ĐỘC: 1 củ
cải trắng (tươi) 100 gram ép lấy nước cốt (không cho
thêm nước). Uống nước cốt này vào buổi sáng sớm,
chưa ăn gì. Cách xổ này dành cho người ăn mặn bắt
đầu ăn theo phương pháp dưỡng sinh (Người ăn chay
trường không cần xổ theo cách này). Uống nước cốt
này trong vòng một tuần. Nếu người lớn tuổi chỉ uống
4 hay 5 ngày thôi.
40. TAN MÁU BẦM TRONG NÃO VÀ
BỊ ĐỘNG KINH: Thuốc bắc: Hoàng Liên, Hoàng Cầm,
Đại Hoàng, mỗi thứ 1 gram nấu với 3 chén nước , sắc
lại còn 8 phân, để nguội uống buổi sáng. Nấu nước
nhì, 2 chén nước còn 6 phân, để nguội, uống buổi
chiều.
41. LOÉT BAO TỬ 1 muỗng
canh dầu mè + một phần tư muỗng cà phê bột DENTI hòa
chung uống một lần
trong khoảng từ 7 giờ đến 9 giờ
sáng. 1 muỗng canh trà dây đổ vô bình thủy có 3 xị
nước sôi (=0,75 lít) để cho ra trà uống suốt ngày.
Buổi sáng ăn cháo gạo lứt với muối mè. Buổi trưa và
chiều ăn cơm gạo lứt muối mè theo số 7.
42. CÁCH LỌC GAN
- Nếu bị bệnh gan siêu vi B, C,
hay sơ gan: lấy 10 gram PHAN TẢ DIỆP
- Nếu bị khối u gan: lấy 12
gram PHAN TẢ DIỆP
Nấu lá này lần đầu với 3 chén
nước, sắc còn 8 phân, uống trước 6 giờ sáng. Nấu lá
này lần thứ nhì với 2 chén nước, sắc còn 6 phân,
uống buổi chiều.
- Đối với bệnh gan siêu vi B,
C, hay sơ gan: uống liên tục lá thuốc này khoảng 10
ngày. Ngoài ra, uống thêm một xị rưỡi ( = 0,375 lít)
nước lá trà 3 năm.
- Đối với bệnh ung thư gan:
phải uống lá thuốc này liên tục 10 ngày. Ngoài ra,
uống thêm một xị rưỡi ( = 0,375 lít) nước lá trà 3
năm.
Khi uống lá thuốc này, sẽ đi xổ
liên tục mỗi ngày từ phân đen sang phân xanh, đến
khi đi phân vàng thì không uống lá thuốc này nữa, vì
gan đã được lọc sạch. Nếu thấy sức khỏe yếu thì
ngưng không dùng lá thuốc này nữa. Nếu sức khỏe tốt
thì uống tiếp để xổ cho đến khi đi phân vàng thì
ngưng. Sau khi gan đã sạch, chưng cách thủy 2 củ nhỏ
lão sơn sâm đã giã nát + 10 lá trà 3 năm + 5 gram
hạt câu kỉ + nửa xị nước, chưng trong 30 phút. Sau
đó, chắt nước này ra chén. Rồi chế thêm nửa xị nước
vào hỗn hợp này cũng chưng trong 30 phút là được.
Uống nước này ban ngày để tăng cường sức khỏe, trong
10 ngày. Ngoài ra, uống thêm 2 xị nước (= nửa ít
nước) lá trà 3 năm trong ngày. Sau khi xổ xong và
trước khi ăn lại theo pháp dưỡng sinh số 7 và uống 3
xị (= 0,75 lít) nước lá trà 3 năm. Ngoài ra, cần
uống nước bột sắn dây khuấy với nước tương Tamari để
cải thiện đường ruột do quá trình đi tiêu chảy khi
lọc gan, buổi tối trước khi đi ngủ, uống nước bột
sắn dây khuấy với nước tương Tamari. Lấy một muỗng
canh bột sắn dây khuấy với chút nước chín cho bột
khỏi bị ốc trâu, rồi đổ bột này vào son nước đang
sôi có khoảng một chén nước (chén ăn cơm), khuấy đều
cho chín bột, bột trong là chín. Sau đó cho vào 1
muỗng cà phê nước tương Tamari, khuấy đều lên. Ăn
nóng rồi trùm mền kín cho ra mồ hôi. Sau đó, lau khô
người và thay quần áo. Một tiếng đồng hồ sau mới
được tiếp xúc với gió. Nếu muốn kiểm tra xem gan đã
tốt chưa, sau 3 tuần kể từ ngày đi phân vàng, có thể
đi xét nghiệm gan.
43. BƯỚU CỔ: 1 nắm lá
bùm xụm giã vắt lấy nửa chén nước cốt, uống nước cốt
này vào buổi sáng sau khi ăn sáng. Còn xác lá xào
với
1 muỗng canh dấm, xào cho nóng,
rồi bó xác lá này vô cổ, bó 2 tiếng. Một ngày bó 1
lần. Bó trong 10 ngày. Ngoài ra, hơ nóng 1 trái đu
đủ non bằng cườm chân, rồi lăn lên cổ, khi trái đu
đủ hết nóng thì hơ cho trái nóng lại rồi lăn tiếp
lên cổ. Lăn như vậy từ 7 đến 9 lần trong một đợt.
Một ngày lăn 3 đợt. Lăn như vậy trong 2 tuần. Ăn gạo
lứt mè theo số 7. Lấy 15 lá trà để vào bình thủy 3
xị nước sôi cho ra trà, uống cả ngày.
44. MẮT MỜ - MẮT CẬN THỊ -
MẮT VIỄN THỊ - MẮT LOẠN THỊ - CÁC BÊåNH VỀ MẮT:
6 gram phục linh + 3 gram bạch truật +
4 gram quế + 2 gram cam thảo,
tất cả nấu với 3 chén nước sắc còn 8 phân. Nước thứ
nhì, nấu với 2 chén nước sắc còn 6 phân. Uống liên
tục 10 ngày, 10 thang thuốc này rồi ngưng. Nếu chưa
hết bệnh thì nghỉ 10 ngày rồi uống lại 10 ngày như
vậy. Nấu cơm gạo lứt với 5 hạt gấc và ăn cơm gất này
với muối mè theo số 7.
45. DÙNG NƯỚC MƠ MUỐI LÂU
NĂM ĐỂ NẤU CANH CHUA RẤT TỐT, không nên nêm canh
với muối nữa vì mơ đã mặn, không nên dùng me.
46. KHÔNG NGHIỀN MÈ HOẶC CHẾ
BIẾN THỨC ĂN GẦN NGƯỜI BỆNH, vì sẽ bị hút âm vào
thức ăn, làm giảm tác dụng tốt của thức ăn.
47. KHI ĐI DU LỊCH (đang
ăn dưỡng sinh), nên đem gạo rang chế nước sôi vào
cho thành cơm, hoặc cháo để ăn với mè nguyên hột,
không trộn muối. Ăn gạo rang hay cháo gạo rang phải
kèm với mè để không bị bón. Nếu không có gạo rang có
thể ăn cơm trắng với rau chấm muối (nếu không có
tương Tamari).
http://www.tangthuphathoc.net/chay/sotaydinhduongohsawa.htm
*
*
- http://www.voviphatphap.org/docs/pdf/snadso_2012.pdf (sách nấu ăn Ohsawa)
- http://fr.slideshare.net/TriuiKhanh/sach-nau-an-duong-sinh-ohsawa
- http://fr.slideshare.net/TriuiKhanh/sach-nau-an-duong-sinh-ohsawa
Bài về thực dưỡng:
- Thức ăn dưỡng sinh theo phương pháp OHSAWA
- Những kinh nghiệm trong khi thực hành phương pháp Ohsawa - See more at: http://www.thucduong.org/phuong-phap-thuc-duong-ohsawa-nhat-ban-931.html#sthash.E4eEESAr.dpuf
- Phương pháp dưỡng sinh Ohsawa
- Phương pháp thực dưỡng phòng bệnh
- Thực dưỡng Ohsawa
- Phương pháp dưỡng sinh gạo lứt muối mè
- 10 Cách Ăn Theo Phương pháp Dưỡng Sinh
- Thực dưỡng qua bài Pháp Thầy Tuệ Hải
- Dưỡng sinh ohsawa cơ bản
- Dầu mè phương pháp chữa bệnh
- Georges Ohsawa
- Sử dụng bột sắn dây đúng phương pháp
- Các món tráng miệng trong thực dưỡng
- Gạo lứt và phương pháp chế biến thông dụng
- Thức ăn dưỡng sinh theo phương pháp OHSAWA
- Những kinh nghiệm trong khi thực hành phương pháp Ohsawa - See more at: http://www.thucduong.org/phuong-phap-thuc-duong-ohsawa-nhat-ban-931.html#sthash.E4eEESAr.dpuf
- Phương pháp dưỡng sinh Ohsawa
- Phương pháp thực dưỡng phòng bệnh
- Thực dưỡng Ohsawa
- Phương pháp dưỡng sinh gạo lứt muối mè
- 10 Cách Ăn Theo Phương pháp Dưỡng Sinh
- Thực dưỡng qua bài Pháp Thầy Tuệ Hải
- Dưỡng sinh ohsawa cơ bản
- Dầu mè phương pháp chữa bệnh
- Georges Ohsawa
- Sử dụng bột sắn dây đúng phương pháp
- Các món tráng miệng trong thực dưỡng
- Gạo lứt và phương pháp chế biến thông dụng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire