Cập nhật ngày: 07/05/2013 21:23:06
|
Lượt xem: 7380
Viêm
đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau khi
nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh vật ở ruột, bệnh mạn tính có từng đợt tiến
triển. Ngoài ra, viêm đại tràng mạn còn có thể do yếu tố tâm thần kinh
do xúc động tâm lí và những lo lắng, stress ảnh hưởng tới sự điều tiết
của hệ thống thần kinh thực vật gây tăng tiết ra các chất axit làm loét
ruột. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi trung và cao tuổi.
Do
tác dụng của nhân tố bệnh khác nhau gây viêm nhiễm niêm mạc; tổn thương
thần kinh, rối loạn hệ vi khuẩn ruột làm thay đổi về số lượng chung của
từng loại vi khuẩn gây rối loạn quá trình lên men và thối rữa, dẫn đến
sự mẫn cảm của cơ thể với hệ vi khuẩn (tăng số lượng kháng thể nội sinh
đối với kháng nguyên của ruột).
Tất cả những yếu tố trên dẫn tới rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong viêm đại tràng mạn:
Đủ thành phần các chất dinh dưỡng:- Chất đạm (protein): 1g/ kg/ ngày; nên dùng các loại thực phẩm như: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu tương…
- Năng lượng: 30 – 35 Kcal/ kg/ ngày tùy theo từng bệnh nhân.
- Chất béo: ăn hạn chế không quá 15g/ ngày.
- Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.
- Gạo, khoai tây.
- Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
- Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
- Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.
- Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.
- Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán.
Thực đơn cụ thể cho bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính
Giờ ăn
|
Thứ 2 + 5
|
Thứ 3 + 6 + CN
|
Thứ 4 + 7
|
7h: | - Cháo thịt nạc: 400ml
- Sữa chua đậu tương: 150 ml
| - Súp thịt bò + khoai tây: 400ml
- Sữa chua đậu tương (sữa bột: 25g)
| - Bánh mỳ + ruốc thịt nạc.
|
11h | - Cơm: 2 bát (gạo: 120g) - Thịt nạc viên hấp: 50g - Canh rau ngót nấu thịt nạc
| - Cơm: 2 bát (gạo tẻ: 120g) - Cá nạc dim nước mắm: 100g - Canh rau cải nấu tôm nõn
| - Cơm: 2 bát (gạo tẻ: 120g) - Thịt gà rang: 100g - Bắp cải luộc: 100g - Hồng xiêm: 1 quả |
14h | - Sữa đậu nành: 200ml - Đường kính: 10g | - Sữa chua đậu tương: 200ml | - Sữa đậu nành: 200ml - Đường kính: 10g |
18h |
- Cơm: 2 bát (120g gạo)
- Cá nạc kho: 100g- Rau muống luộc: 100g - Táo: 100g | - Cơm: 2 bát (120g gạo) - Đậu phụ nhồi thịt hấp:
- Canh bí xanh nấu thịt nạc
| - Cơm: 2 bát (120g gạo) - Thịt nạc rim: 50g
- Xu hào (su su) luộc: 100g
- Xoài ngọt
|
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:
- Năng lượng: 1600 – 1700 Kcalo
- Chất đạm: 60 – 70g (15 – 16% năng lượng của khẩu phần)
- Chất béo: 17- 18g (10 – 11% năng lượng của khẩu phần)
- Chất bột đường: 300 – 320g (73 – 75% năng lượng của khẩu phần).
BS. Minh Tâm - Đặc san Dinh dưỡng Sức khỏe & đời sống - số 2 năm 2012
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire