Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất đóng vai trò
sống còn trong cơ thể con người. Gan là người lính gác giúp lọai bỏ các
độc chất, vi khuẩn khỏi máu và là nơi dự trữ năng lượng, các men và
hormon quan trọng trong cơ thể. Khi gan bị bênh, nhất là viêm gan B sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Những người bị mắc viêm gan B, nếu không có chế độ ăn uống hợp lý sẽ
làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn
trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như
đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ
ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức
khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.
Đối với người mắc viêm gan B cấp tính,
thường có một số triệu chứng như: không muốn ăn uống, miệng đắng, rối
loạn tiêu hóa, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, người nóng bứt rứt,
đau tức vùng hạ sườn phải, sờ thấy gan to, vàng da, tiểu tiện vàng, táo
bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô. Nếu bị nặng có thể sốt cao, nói sảng,
hôn mê…Do đó, việc ăn uống và chế độ sinh hoạt có ý nghĩa rất lớn đối
với người bị viêm gan. Cụ thể một số điều cần lưu ý như sau:
- Tăng cường lượng rau xanh, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quá chín tươi).
- Khi phát hiện bụng trướng hơi thì tạm ngừng dùng sữa bò và đường. Khi
bị viêm gan, người bệnh thường ít hoạt động, nếu sử dụng đường và chất
béo quá nhiều, cơ thể dần dần mập lên sẽ có thể chuyển từ viêm gan trở
thành gan nhiễm mỡ.
- Không ăn các loại gia vị kích thích như tiêu, ớt, gừng, tỏi, đại hồi,
đinh hương, đậu khấu… và các chất nóng, cay, chua, mặn; các món ăn được
chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu; thức ăn nướng, thịt hut khói,
thịt muối…
- Hạn chế ăn muối, mỗi ngày lượng muối dùng không quá 6g.
- Hạn chế chất ngọt và chất béo vì như vậy sẽ làm cho dạ dạy và ruột
không kịp tiêu hóa, sinh ra đầy bụng, tiêu chảy ảnh hưởng tới việc hấp
thụ các chất dinh dưỡng khác, sẽ tổn hại cho gan.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia và ăn các thực phẩm sinh lạnh.
Bị viêm gan B nên tránh xa rượu, bia
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau - chống viêm.
- Nếu bệnh nhân bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần nhập viện
để truyền dịch và nuôi ăn bằng truyền dịch. Còn nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì
có thể điều trị ở nhà. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn từng ít một,
không ăn quá no. Bệnh nhân viêm gan thường chán ăn và nôn ói vào buổi
chiều, nên có thể ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối ăn nhẹ hoặc
uống sữa để tránh đầy bụng. Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng. Khi gan
hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.
Đối với những người viêm gan mạn tính,
đa số không có triệu chứng gì đặc biệt, vẫn cảm thấy bình thường mặc dù
gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số có cảm giác mệt mỏi
và ăn uống kém đi. Chế độ ăn vẫn phải cân đối giữa các chất đường, đạm,
béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Không cần thiết kiêng ăn quá mức, vì
sẽ làm người bệnh thêm mệt mỏi. Chỉ cần hạn chế thức ăn quá nhiều gia
vị, dầu mỡ vì gây khó tiêu; không uống rượu bia.
Bên cạnh chế độ ăn uống và kiêng cữ hợp lý thì các bác sĩ của Phòng
khám chuyên Gan 12 Kim Mã còn khuyến cáo rằng: bệnh nhân cần phải đi
kiểm tra định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình, từ đó có những
phương pháp điều trị hợp lý. Đặc biệt đối với những bệnh nhân viêm gan
siêu vi B đang ở giai đoạn virus hoạt động thì càng cần phải theo dõi và
điều trị kịp thời, có vậy bệnh tình mới nhanh thuyên giảm được.
Lời khuyên của Bác Sĩ:
Gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng
cần thiết, vì vậy cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ lá gan của
mình, đặc biệt đối với những người bị viêm gan B thì càng cần phải tuân
thủ các nguyên tắc dinh dưỡng nêu trên để hạn chế tối đa sự phát triển
của virus viêm gan B.
Mọi thông tin thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ đến số 04.3718.1999 để được các bác sĩ của phòng khám đa khoa 12 Kim Mã tư vấn trực tiếp.
*
Các tin khác
- Định lượng HBV-DNA ở đâu tốt nhất?
- Loạn dùng thuốc ở bệnh nhân viêm gan B
- Lựa chọn điều trị viêm gan B ở trẻ em
- Khám gan ở đâu tốt nhất?
- Tôi đã điều trị viêm gan B thế nào?
- Bạn phải làm gì khi biết mình bị viêm gan B?
- Chẩn đoán viêm gan B như thế nào?
- Liệu pháp điều trị viêm gan B mạn tính
- Chẩn đoán hình ảnh để điều trị bệnh gan
- Các bước tiêm phòng viêm gan B hiệu quả
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire