vendredi 4 octobre 2013

Âm Dương Trong Dinh Dưỡng


Phương pháp Tiết-Thực của bác sĩ Ohsawa trị bịnh toàn khoa bằng cách ăn uống theo đúng luật quân bình Âm Dương.   

  Theo nguyên tắc "ngừa bệnh hơn chữa bệnh" con người cần phải chú ý nhiều về vấn đề ăn & uống. Hễ ăn uống theo đúng quân bình "Âm & Dương " thì vô bênh. Ăn quá nhiều đồ ăn Dương thì nóng nẩy, hoảng hốt, gầy còm, tuy cơ thể khỏe mạnh, hăng hái, có khi đến bạo tàn. Ăn quá nhiều đồ Âm, có thể hiền lành, nhu nhược, ươn lười và nặng nề. Ăn uống theo luật quân bình Âm Dương sẽ khỏe mạnh, trường sinh.  
  Nhưng dựa trên căn bản nào để biết: đồ ăn đồ uống này Dương, đồ ăn đồ uống kia Âm ? 

Người xưa dựa trên mầu sắc, nhiệt độ hay mùi vị để phân biệt Âm với Dương. Ngày nay các BS Nhật Bản, tiêu biểu là BS Ohsawa, dựa trên 2 hóa chất Potassium (K) và Sodium (Na) để phân định Âm Dương. Vật nào nhiều Sodium là Dương, vật nào nhiều Potassium là Âm. BS đề ra một phương trình: K/Na = 5, để làm tỷ lệ cho quân bình Âm Dương. Tất cả những vật có tỷ số cao hơn 5 là Âm, có tỷ số dưới 5 là Dương. Ví dụ: 

--Gạo có K/Na = 4.5 là Dương.
--Khoai tây có K/Na = 5.12 thì rất Âm.
--Cam có K/Na = 5.7 cũng rất Âm.
--Chuối có K/Na = 8.40 thì cực Âm.  
Như vậy tỷ lệ Âm Dương quân bình trong cơ thể & dinh dưỡng luôn luôn là:
1 Dương & 5 Âm. 


Dưới đây là bảng sắp xếp các đồ ăn theo thứ tự từ Âm đến Dương: 

NHÓM 1 ÂM (-):
1)Dairy Products: Camembert cheese, Gruyere cheese
2)Đồ Ngọt: Mật ong
3) Giải Khát: Nước giếng, nước khoáng chất, soda
4)Hải Sản: Cá Chép, cá hương, cá lờn-bơn, hào, hến, lươn, mực, sò, vạng, tôm hùm
5)Herbs: Cam thảo tươi, Dâu tằm (lá)
6) Ngũ Cốc: Bo-bo, đại mạch, đậu xanh, kiều mạch, lõa mạch
7) Rau/Củ: Bạc Hà, bắp ngô, cần, củ nưa, dền tía (rau), mã đề, su đỏ, su hào, su su, thiên môn (củ), tỏi
8) Thịt: Cừu, Gà, thỏ
9) Thức Ăn: Chả (heo chiên), chả giò, giò lụa
10)Trái Cây: Khế, lựu, mãng cầu (na), Măng cụt, nhãn, ổi, vú sữa

NHÓM 2 ÂM (- -):
1)Dairy Products: Cheeses (các loại), sữa bò
2) Đồ Ngọt: Đường mạch nha, đường phèn
3) Giải Khát: Beer, nước đá lạnh, rượu đế
4) Hải Sản: Ếch, nhái, ốc bưu
5) Herbs:
6) Ngũ Cốc: Đậu nành, đậu phụng, tiêu (pepper)
7) Rau/Củ: Bầu, củ cải đỏ, (củ) khoai từ, đậu lăng-tị đậu petite-pois, mồng tơi, rau muống, rau dền xanh, rau sam, khoai mì
8) Thịt: Bò, heo, mỡ (động vật), ngựa, thỏ rừng
9) Thức Ăn: Dầu dừa
10) Trái Cây: Bứa, chanh, chôm chôm, dưa tây, dưa hấu, đào, lê, mít, nho, phật thủ, trái vải, trái hồng nước, trái sapotier

 NHÓM 3 ÂM (- - -):
1)Dairy Products: Butter, ice cream, magarine, yogurt
2) Đồ Ngọt: Kẹo, chocolate, đường hóa học, mật mía, trà tầu
3) Giải Khát: Cà phê, champagne, coca cola, nước ngọt, rượu chát, rượu tây
4) Hải Sản:
5) Herbs: Gừng
6) Ngũ Cốc: Đậu la-ve, đậu ngự
7) Rau/Củ: Atichoke, (bắp) hoa chuối, cà chua, cà ghém, cà tím, củ sắn (củ đậu), dưa chuột, đậu đũa, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, khoai lang tía, măng tây, măng tre, me, mướp ngọt
8) Thịt:
9)Thức Ăn: Dấm chua, tầu vị yểu
10) Trái Cây: Bưởi, cam, quít, chuối, dưa bở, dưa gang, dứa (thơm), đu đủ, hồng (giòn), măng cầu xiêm, sầu riêng, trái vả, trái vú sữa


NHÓM 1 DƯƠNG (+):
1) Dairy Products: Cheese Holland, Roquefort (cheese)
2) Đồ Ngọt: Cookies
3) Giải Khát: Sữa thảo mộc, trà bạc hà, trà lá sen, trà trinh nữ, trà lá sọ khỉ, trà tươi già, trà vú sữa
4) Hải Sản: Cá hồi, cá mòi, cá trích, khô cá mực, tôm tép
5) Herbs: Lá Bồ Công Anh, cam thảo sao, đồng tiện (nước tiểu), hà thủ ô, hoa hồng khô, lá điền thất, rễ dâu tằm
6) Ngũ Cốc: Butter mè (vừng), cà phê gạo lứt, đậu bắp, đậu bạc, đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, gạo trắng, hạt kê
7) Rau/Củ: Bí đao, cải bắp, cải củ, cải radish, củ ấu, cúc tần ô, rau diếp đắng, rau diếp quăn, hành (củ), hẹ (củ & lá), củ hoàng tinh, hạt dẻ, hạt mít luộc, củ kiệu, mướp đắng, ngò (rau thơm), rau đắng, rau má, mít non (sống)
8) Thịt: Bồ câu, chim đa đa, gà tây, vịt
9) Thức Ăn: Cải cay, chao, dầu cá thu, dầu egoma, dầu hướng quỳ, dầu đậu phụng, dầu mè, dầu olive, dưa cải, nước đậu huyết, nước mắm, thịt chà bông (ruốc), tương
10)Trái Cây: Anh đào, trái gấc, trái lekima



 NHÓM 2 DƯƠNG (+ +):
1)Dairy Products: Sữa dê
2) Đồ Ngọt: Biscuit, mật nhân
3) Giải Khát: Trà đầu lân, trà điền thất, trà ngải cứu, trà ngũ trảo, trà tam thất, trà từ bi
4) Hải Sản:
5) Herbs: Hà thủ ô chế, hắc mạch, hoàng liên, hoàng nàn, rễ bồ công anh, xuyên tâm liên
6) Ngũ Cốc: Gạo đỏ, hạt bí rang, hạt sen, hạt súng, hạt mít rang
7) Rau/Củ: Bí ngô/rợ, carrot, cresson, củ mài, củ sắn dây, củ sen, diếp quăn đắng, hoa dầu lân, củ nghệ
8) Thịt:  
9) Thức Ăn: Cà nén, củ kiệu nén, dầu đậu nành, dầu dừa, hành nén, ô mai, trứng cá muối, trứng gà (có trống)
10) Trái Cây: Táo ta, táo tầu, táo tây


 NHÓM 3 DƯƠNG (+ + +):
1)Dairy Products:
2) Đồ Ngọt:
3) Giải Khát:
4) Hải Sản:
5) Herbs: Đầu lân chế, điền thất chế, hùng hoàng, mật nhân chế, quế nhục, sâm, thục đậu, tam thất chế, xuyên tâm liên chế
6) Ngũ Cốc:
7) Rau/Củ:  
8) Thịt: Chim trĩ
9) Thức Ăn: Cà nén phi, muối biển
10Trái Cây 



 Ông Giáo sư  GEORGES OSHAWA (1893-1966). đã từng bị lao phổi và ung thư dạ dày. Ông đã tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng chế độ ăn uống nói trên. Vào năm 1960 trong một quyển sách được viết bằng Anh ngữ, lần đầu tiên ông chính thức dùng từ Macrobiotics để đặt tên cho phương pháp với hàm ý một quan niệm vĩ đại (Macro) về cuộc sống (bio). Theo ông, Macrobiotics không chỉ là một phương pháp chữa bệnh mà còn là một triết lý sống. Cách ăn uống này không chỉ tạo nên những con người khoẻ mạnh mà còn xây dựng nên một thế giới hoà bình và hoà hợp. Thức ăn không chỉ nuôi sống thể xác mà qua sự lựa chọn những loại thực phẩm có năng lượng Âm hoặc Dương thích hợp có thể phát triển tinh thần và cải thiện hành vi và tâm lý con người.
  Ngày nay những trung tâm nghiên cứu và truyền bá Macrobiotics đã được thành lập ở nhiều nước trên thế giới. Ở phương Tây đã có những cửa hàng Whole Food Market chuyên bán thực phẩm dưỡng sinh và chống ung thư. Thuật ngữ Macrobiotics đã trở thành một từ phổ thông được đưa vào nhiều từ điển với ý nghĩa là một phương pháp dưỡng sinh và chữa bệnh bằng cách ăn uống ngủ cốc và rau quả toàn phần không có sự hỗ trợ của hoá chất. 


Tính âm dương của thức ăn & thuốc


 Theo sách “Y tính dược - Thực đồng nguyên” của y sư Nguyễn Đại Năng thời Trần, thuốc nam và thức ăn đều xuất xứ từ cùng một đặc tính, một gốc chung. Nếu cây thuốc có đặc tính riêng thì món ăn nào cũng có đặc thù: tứ khí và ngũ vị.
Khởi phát từ 4 tính khí và 5 vị thuốc, tuy dùng hoạt chất chiết xuất, sao, sắc để chữa trị bệnh song nếu không dùng đúng, dùng liên kết sẽ gây hại cho sức khỏe bệnh nhân. Người trong giới y học cổ truyền vẫn nhớ nằm lòng câu chuyện kể của y sư Tuệ Tĩnh, về trường hợp một lương y mới vào nghề đã tắc trách gây chết một bệnh nhân đau bụng vì kê 2 vị thuốc nhân sâm và cam thảo chung mà không am tường y pháp: “Phúc thống phục sâm, tắc tử”. Thảo dược vốn an toàn, ít khi gây tử vong ngoại trừ bị lạm dụng. Ví dụ: cam thảo chữa ho, suyễn, cảm, viêm xoang và hỗ trợ các vị thuốc khác; nhưng khi kết hợp với nhân sâm, hồng sâm sẽ gây ngộ độc, lạc huyết, tăng huyết áp làm suy, trụy mạch tim.
  Các sự kết hợp khác: Thịt dê nóng, thịt cầy ấm, thịt vịt, ngan mát nhưng nếu ăn cùng lúc 2 món có tính khí dị đồng sẽ bị tác động ngộ độc hoặc bệnh tỳ, vị. Do vậy, chúng ta nên hiểu rõ tính âm dương, lưỡng nghi của thức ăn.
* Thủy, hải sản: cua, tôm, ốc, ba ba, rùa, sam tính lạnh, mát, không nên ăn nhiều vào buổi tối.
* Loại da mềm, da trơn: cá diếc, cá trắm cỏ, cá basa, cá tra tính ấm hoặc nóng, không nên ăn nhiều vào buổi sáng.
* Rau, quả, củ căn cứ màu sắc vỏ, ruột để biết tính nóng, lạnh. Rau, quả, củ màu nhạt, vàng chanh như: lê, chuối, củ cải tính lạnh, mát. Rau, quả, củ màu thẫm, xanh lục, đen, đỏ như: hồng, táo, đậu đen, đậu đỏ, ớt, tiêu tính nóng và ấm.
  Nói chung, khi cơ thể khỏe mạnh, khí lực sung mãn thì việc ăn uống không cần cân nhắc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, khi cơ thể suy yếu nên chọn thức ăn hợp tính khí âm dương. Cho đến nay, câu: “Dược bổ bất như thực bồi” (bồi dưỡng cơ thể bằng thuốc không thể so bằng ăn đúng món) của Hải Thượng Lãn Ông vẫn còn hữu ích với 4 kiểu cơ thể con người: khỏe mạnh; dương hư; âm hư; lưỡng hư âm dương. Do đó, căn cứ theo thể tạng để ăn uống sẽ tốt hơn dùng thuốc chữa khi bị bệnh.



Phân biệt âm - dương trong thực phẩm chay


 Trong SẮC, TÀI, DANH, THÙY, THỰC, thì có thực là nói về sự ăn uống, nếu biết ăn uống đúng cách, đúng thời không những có lợi cho sức khỏe, chữa được bệnh mà còn giúp cho công phu tu trì được thăng tiến.
Đầu tiên chúng ta cần biết và phân biệt âm - dương trong thực phẩm chay.
Từ dương đến âm: Cốc loại(các loại hạt, đậu)_ các loại củ, quả_ các loại rau


1/ Hình thể:
 -có hình thể thu lại thì dương
-có hinh thể trương, nở thì âm vd:lúa, gạo dương hơn các loại đậu
2/ Trọng lượng: cùng loại thứ nào nặng hơn thì dương hơn loại nào có nước nhièu hơn thì âm hơn
3/ Màu sắc: dương đến âm là đỏ, vàng, da cam, ...., xanh, tím, đen vd:củ cải đỏ dương hơn củ cải trắng, bí đỏ dương hơn cà tím
4/Vị: mặn-đắng- chát- chua- ngọt vd: khổ qua( mướp đắng)dương hơn các loại trái cây ngọt muối là dương, đường là âm


5/ Cách mọc:có hương đâm xuống thì dưong hơn đâm ngang,đâm ngang thì dương hơn hương tỏa lên vd:củ cà rốt đâm xuống thì dương hơn củ khoai mì đâm ngang,rau má bò ngang thỉ dương hơn rau xà lách


*Việt nam là vùng có khí hậu nhiệt đới, có ánh sáng mặt trời nhiều tức là dương nên thực phẩm âm phát triển nhiều, đó là sự quân bình âm dương của thiên nhiên nhưng do chúng ta hoặc không biết cách hoặc quá lạm dụng đồ âm nên dễ sinh các loại bệnh âm( các chứng bệnh liên quan đến lục phủ ngũ tạng)
* Để biết được bữa ăn của mình âm hay dương thì có thể nhìn phân lúc đi ngoài, bị bón thì dưong quá, phân lỏng có màu xanh hoặc thẫm thỉ quá âm,lúc này phải điều tiết lại ăn uống, phân màu vàng, chặc thì tốt
- Vì vậy trong bữa ăn ta nên quân bình âm dương là 70% là cơm gạo, 30% là thức ăn
ăn 3 đến 4 miếng cơm với 1 miếng thức ăn, nhai kĩ để dịch vị tiết ralàm cơ thể hấp thụ tốt, ăn đúng giờ, khi ăn phải tập trung, không ăn quá no, không ăn khuya, không dùng mì chính khi nêm thức ăn, không uống nước khi không thấy khát, hạn chế dùng đồ ngọt ( trái cây, bánh kẹo) đến mức tối đa.
*Nếu bạn ăn quá dương thì cơ thể sẽ bị gầy và thường bị bón.
Nếu bạn ăn quá âm thì rất dễ sinh bệnh(các chứng bệnh ủ trong cơ thể lâu ngày mới phát hiện).



Một số chế độ ăn uống tự nhiên có gíá trị dưỡng sinh cao
Trước hết phải kể đến những người Mỹ nguyên thuỷ. Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ đã khám phá thấy rằng những người Indian nầy đã không hề bị cao huyết áp, cũng không có ai bị xơ vữa động mạch do thức ăn chính của họ thời bấy giờ là bắp. Dĩ nhiên thời ấy những người nguyên thuỷ chỉ xài bắp nguyên hạt chứ không phải là loại bắp tinh chế như bây giờ. Một cộng đồng khác có nhiều người sống lâu trên 100 tuổi và người dân ở đây cũng hiếm khi bênh tật là nhưng thuộc bộ lạc Hounza sống ở vùng núi phía bắc Ấn Độ và Pakistan. Chế độ ăn của người Hounza chủ yếu là ngủ cốc toàn phần, trái cây tươi và sữa dê. Một chế độ ăn khác cũng thường được các nhà dinh dưỡng lưu ý là chế độ ăn uống Địa Trung Hải gồm ngủ cốc, rau quả, cá và dầu ô liu. Những người dân ở cộng đồng nầy cũng có tuổi thọ cao và ít bệnh về tim mạch. 


  Điều dễ nhận thấy ở những chế độ ăn uống trên là ăn ngủ cốc toàn phần, không hoặc ít ăn thịt và có cuộc sống gần với tự nhiên hơn các dân tộc phát triển. Từ thực tế nầy nhiều người đã nghỉ đến việc sử dụng những chất xơ, sinh tố hoặc khoáng chất - những chất mà trong thức ăn tinh chế thiếu hoặc không có - để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Điều nầy không phù hợp với những nguyên tắc toàn phần và tự nhiên của Macrobiotics. Do đó hiệu quả cũng khác nhau.
  Chẳng hạn đối với bệnh nhân tiểu đường người ta khuyên dùng gạo lứt hoặc bắp thô thay cho gạo trắng vì những thức ăn nầy có chỉ số no cao hơn và chỉ số đường thấp hơn so với gạo trắng nhờ vào chất xơ có trong ngủ cốc thô. Tuy nhiên nếu tách riêng ra vừa ăn gạo trắng vừa uống thêm chất xơ tương ứng thì chỉ số đường không thấy giảm bao nhiêu. Giống như vậy chất xơ trong ngủ cốc thô có thể làm giảm cholesterol trong máu từ 10% đến 20%, nhưng nếu tách riêng ra để dùng thì chỉ giảm dưới 5%. Mới đây nhóm nghiên cứu của Giáo sư John Erdman thuộc trường Đại học Illinois (Mỹ) thử nghiệm các chất chống ung thư của cà chua cũng cho biết ăn nguyên quả cà chua có tác dụng ngừa ung thư hiệu quả hơn so với chỉ dùng chiết xuất carotenoides từ cà chua. Đó là chưa kể nếu dùng dưới hình thức những chất chiết xuất hoặc phân tách riêng ta vẫn còn rơi vào vòng lẩn quẩn chế biến công nghiệp, tách chiết và sử dụng phụ gia, hoá chất … 


  Một số nguyên tắc ăn uống theo phương pháp Macrobiotics 


Theo quan điểm triết học phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khoẻ mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên.
  Chữa bệnh là thực hiện những biện pháp nhằm tái lập lại sự cân bằng và hài hoà giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể cũng như giữa con người và hoàn cảnh bên ngoài. Khi sự cân bằng đã được thiết lập và sự hài hoà đã được thực hiện, cơ thể tự có sức đề kháng thích hợp với những yếu tố gây bệnh. Căn cứ vào nguyên lý nầy và qua quan sát cách ăn uống của những người nguyên thuỷ, Macrobiotics dựa trên những nguyên tắc sau: 


  1.Tận dụng tính toàn thể và thống nhất của thức ăn 


Tính thống nhất trong chế độ ăn nầy hàm nghĩa toàn thể, toàn phần, không tách rời ý muốn nói đến khuynh hướng lựa chọn thực phẩm với đầy đủ thành phần vốn có của nó.
Ví dụ: một hạt gạo, một cây rau, một củ hoặc một quả cũng giống như một con người đều là những tiểu vũ trụ có đầy đủ tính Âm và Dương cân bằng và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bình thường của nó. 


Do đó Macrobiotics khuyên chúng ta nên ăn nguyên hạt ngủ cốc thay vì xay giả quá trắng . Rau quả cũng sẽ hữu ích cho sức khoẻ nếu có thể ăn cả phần vỏ (lê, táo, ổi…) hoặc ăn cả vừa củ vừa lá (củ cải, cà rốt…). Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn nầy là việc ăn ngủ cốc toàn phần (chỉ lột bỏ phần vỏ cứng bên ngoài) còn gọi là ngủ cốc thô thay cho thói quen ăn gạo trắng, bánh mì trắng, bún, phở, mì gói, các loại bánh kẹo, những loại đồ hộp… Những thức ăn công nghiệp nầy không những tiềm tàng những hoá chất độc hại mà còn bị tước hết phần mài và lớp vỏ ngoài của ngủ cốc. Phần vỏ ngoài của ngủ cốc bao gồm rất nhiều sinh tố, khoáng chất và những acit amin cần thiết cho cơ thể. 



  2.Phù hợp với tự nhiên 


  Những loại thức ăn tốt cho sức khoẻ phải là những thức ăn được nuôi trồng hoặc chế biến theo phương pháp tự nhiên, không lai tạo, không bón phân hoá học và thuốc trừ sâu, không pha chế với những hoá chất bổ dưỡng hoặc bảo dưỡng.
  Một ý nghĩa khác của việc phù hợp với tự nhiên là sự hài hoà giữa thực phẩm, hoàn cảnh và con người. Một thực phẩm tốt cho sức khoẻ là thực phẩm có sẳn từ môi trường chúng ta đang sống. Do đó nên hạn chế ăn những vật thực được nuôi trồng hoặc mang lại từ xa đến. Tương tự như việc những con cá nước mặn khó sinh tồn ở vùng nước ngọt, những cây cỏ xứ lạnh khó phát triễn ở vùng nhiệt đới, cơ thể con người chỉ thích nghi tốt với những thực phẩm có cùng điều kiện đất đai khí hậu. 


  Phù hợp với tự nhiên còn có những ý nghĩa khác: chỉ nên ăn khi đói, uống khi khát. Ăn chậm, nhai kỷ. Hãy ăn hoặc uống bằng cả tinh thần và ý thức.
Hãy đặt tâm trí của mình vào bửa ăn. 


  Trong thời đại ngày nay, khi nhịp sống quá nhanh và cuộc sống có quá nhiều điều phải lo toan, không ít người đã và đang ăn mà không phải là ăn. Ngồi vào bàn ăn mà tâm lý vẫn căng thẳng vì những áp lực của công việc. Miệng ăn mà mắt vẫn dõi theo những dữ kiện trên màn hình vi tính. Ăn vội ăn vàng để còn kịp giờ đến dự một buổi họp… Những cách ăn uống phi tự nhiên như vậy sẽ dễ bị rối loạn tiêu hoá, rối loạn nội tiết, tích luỷ những chất độc và dẫn đến bệnh tật.
  Ngược lại khi thưởng thức thức ăn chúng ta sẽ biết rõ là mình đang ăn đang thực sự tham gia và cảm nhận quá trình ăn uống bằng tất cả các giác quan. Ăn như vậy sẽ huy động được khả năng hợp nhất của cơ thể, sự hài hoà của tất cả các cơ quan và các tuyến nội tiết trong việc hấp thu & chuyển hoá, tận dụng được tối đa những năng lượng do thức ăn mang lại cũng như đào thải được những cặn bả không cần thiết. 


  3.Cân bằng Âm Dương
  Triết lý Á Đông quan niệm mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn có hai mặt mâu thuẩn và thống nhất, hổ trợ và chế ước nhau để tồn tại. Đó là hai mặt, hai thuộc tính căn bản Âm và Dương của mọi vật chất.
  Thực phẩm có thuộc tính Dương hay năng lượng Dương nhiều hơn thì được gọi là thực phẩm Dương. Thực phẩm có thuộc tính Âm hay năng lượng Âm trội hơn được gọi là thực phẩm Âm. Bệnh tật là sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Do đó ta có thể lựa chọn những thức ăn chung quanh mình để bổ sung và làm quân bình lại Âm Dương thì cơ thể sẽ được khoẻ mạnh 


  Ví dụ : một người tạng hàn (Âm) lại ăn nhiều đồ sống lanh (Âm) gây ra đau bụng tiêu chảy (Âm). Trường hợp nầy có thể làm quân bình lại bằng cách ăn vài lát gừng nướng (Dương) và uống nước cháo gạo lứt (Dương) rang (Dương). Ngoài ra qua cách chế biến người nội trợ khéo có thể cải biến tính chất Âm hoặc Dương của thực phẩm cho nhu cầu riêng của mình. Ví dụ : gừng tươi nhiều nước nên hơi Âm nhưng khi phơi khô thành Dương nếu sao vàng sẽ thêm Dương, sao cháy tồn tính thì Dương tính càng cao.
  Trên thực tế, chúng ta có thể tìm ra những công thức thực phẩm phù hợp với điều kiện riêng của cơ thể. Một cách để nhận định sự hợp lý hay chưa trong chế độ ăn uống là quan sát phân và nước tiểu. Tình trạng Âm hoặc Dương của phân và nước tiểu cũng chính là tình trạng Âm Dương của cơ thể do chế độ ăn uống gây ra. Nước tiểu càng trong là càng Âm, vàng sậm là quá Dương, hơi vàng như màu trà là vừa. Phân màu xanh, màu đen, nhạt, lõng và không thành khuôn là quá Âm; khô và cứng là quá Dương; mềm, thành khuôn, màu hơi vàng là vừa. 



Chế độ ăn quân bình âm - dương


  Mọi hoạt động trong cơ thể nếu ở thế cân bằng đều có lợi cho sức khỏe.
  Muốn vậy, các tế bào cần sống trong môi trường cân bằng, đó chính là máu - huyết dịch, nơi tế bào - mô trao đổi dưỡng chất, chất thải, khí oxy, thán khí (CO2), kích tố... Yếu tố then chốt quyết định sự cân bằng là chế độ ăn quân bình âm - dương.


Theo y học cổ truyền, mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt đối lập âm - dương, đó là hai từ tổng quát - chung nhất, khi áp dụng cụ thể vào thực phẩm tức là chế độ ăn cân bằng axit - bazơ (axit - kiềm hay kiềm - toan).
 Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cơ thể con người (huyết dịch) cần mang tính cân bằng kiềm - toan (pH = 7), hơi kiềm (dương) là tốt nhất (pH = 7,35-7,4). Nếu cơ thể con người có khuynh hướng axit - toan (âm) thì hoạt động tế bào kém, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết, chuyển hóa cũng chậm theo, tăng gánh nặng cho gan, thận, suy giảm sức đề kháng, dễ xuất hiện các bệnh mãn tính (như ung thư). 


  Đồng thời, tình trạng axit (toan) làm cơ thể mau già yếu, dễ mệt mỏi, tâm thần không ổn định. Yếu tố then chốt quyết định là chế độ ăn uống. Thức ăn có thể chia thành nhóm sinh axit (toan), sinh kiềm và trung tính. Những thức ăn ngon hấp dẫn, phần lớn đều mang tính sinh axit như thịt, lòng đỏ trứng, thực phẩm tinh chế (gạo trắng, bánh mì trắng, đường trắng...), thực phẩm công nghiệp nhiều hóa chất bảo quản - hương vị. Trái lại, các loại rau - củ - đậu, rong biển, trái cây và ngũ cốc nguyên cám, nhất là gạo lứt đều có tính sinh kiềm.
- Chế độ ăn mặn: sinh axit, do đó đối với người trưởng thành, lượng đạm động vật nên đạt từ 25-30% trên tổng lượng đạm là thích hợp.
- Chế độ ăn chay: có ưu điểm kiềm hóa máu. Nếu trong bữa ăn chay thay gạo trắng bằng gạo lứt, có đậu, mè, nấm thì không sợ thiếu chất đạm - các loại axit amin. Đặc biệt, một số nấm ngoài tính chất chứa nhiều đạm thực vật lại có những hoạt chất chống ung thư (nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm mèo đen, nấm hầu thủ). Nếu ăn chay trường, mỗi bữa ăn cần có đủ các nhóm: rau - củ - quả, bột, đường, đạm thực vật (đậu, nấm), dầu thực vật. Ăn gạo lứt muối mè kèm thức ăn chay rất tốt cho sức khỏe.
Nói chung, đa số chúng ta có khuynh hướng sử dụng nhiều thực phẩm sinh axit hơn sinh kiềm. Tình trạng axit cũng thường xuất hiện khi lo lắng thái quá hay lao động quá sức.
  Nên ăn nhiều gạo lứt, rau, củ, đậu, trái cây, nấm, rong tảo biển, tỏi, hành, rau thơm (chọn tươi, thô, chưa tinh chế). Hạn chế mỡ, thịt đỏ, muối, trứng, đường trắng, thực phẩm tinh chế - công nghiệp (đồ hộp), thức ăn nhanh.



 Thức ăn thần dược
  Chế  độ ăn uống tốt, là cung cấp đủ năng lượng kiến tạo tế bào và đào thải độc tố, cân bằng axít và kiềm trong máu (là cân bằng âm dương). Nếu ăn uống sai, không tiêu hóa hết, dư thừa axít thì rêu lưỡi trắng, táo bón và bệnh nặng thêm. Ăn uống đúng có thể phục hồi tuyến yên, làm vượng kinh mạch huyệt đạo, nhờ vậy nhiều bệnh tự khỏi, hoặc kéo dài tuổi thọ có thêm cơ hội chữa bệnh nan y. Nên việc ăn uống sạch đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa,  góp phần đắc lực trong điều trị bệnh, phòng bệnh. Nhiều người đã chết vì suy dinh dưỡng, vì nghèo đói, vì thiếu hiểu biết, vì quan niệm cực đoan hành xác. Hiện nay chế độ ăn của bệnh nhân phần lớn chưa đủ năng lượng vì thức ăn khó tiêu hóa kém hấp thụ, vừa thừa vừa thiếu. Nếu cung cấp đầy đủ năng lượng bệnh nhanh khỏi. Tiến sĩ lương y Nguyễn Hữu Khai khẳng định: “Nguyên nhân căn bản của hơn 90% căn bệnh hành hạ con người chính là sự táo bón, sự tích tụ các chất sỉ, lẽ ra phải được đẩy ra ngoài cơ thể”.



  Thế nào là thức ăn sạch ? Đây là một tiêu chí chưa rõ ràng, giữa dinh dưỡng và tôn giáo, nên có người  ăn chay, ăn mặn không đúng đã bị suy nhược, bệnh nặng thêm. Khái niệm sát sinh cần phân loại cụ thể hơn. Sát sinh  động vật có não bộ phát triển, sự đau đớn giận dữ trước khi chết, sẽ phát sinh độc tố phóng vào máu toàn thân nhiễm trược cực đại. Con người ăn thức ăn này lãnh nhận trược khí, nuôi mầm bệnh, tính nóng nảy hay tức giận. Động vật cấp thấp, não bộ không phát triển, ít phát sinh trược khí, được coi là thức ăn sạch cung cấp nguồn đạm quý báu cho con người. Người bình thường cần chất đạm, và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Thức ăn không hóa chất được coi là thức ăn sạch. Như vậy thức ăn sạch là thức ăn không hóa chất, không nhiễm trược. Ăn chay cũng chưa sạch khi rau quả nhiễm độc. Người bình thường cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Chỉ một số người tu luyện đặc biệt thành công hấp thụ năng lượng vũ trụ dồi dào, thì không còn lệ thuộc ăn uống. Người có bệnh bắt chước ăn như vậy  không đủ dinh dưỡng thì suy nhược. Cho nên việc ăn phải tùy duyên mỗi người. Ăn đúng, luyện tập đúng sẽ chữa được bệnh.


  Biết chọn thức ăn làm khỏe tuyến yên đã khỏi bệnh 60%.  Thức ăn ngay trong tủ chạn nhà mình có thể biến thành món thuốc “Thần dược”. Cách ăn cũng quan trọng, là giải pháp chữa bệnh bằng nước bọt : Nhai kỹ để tiết nhiều nước bọt, ngậm Sữa ong chúa tiết ra nước bọt rất quý, làm giảm đau, khỏi bệnh nhanh. Ngậm  nhiều lần, từng miếng nhỏ  bằng hạt đỗ đen, nước bọt tiết dịch có các loại men, enzyme, và hooc môn quý giá nhất chỉ có trong nước bọt.


  Bác sĩ Tomozaburo Ogata, giáo sư trường Đại học Y khoa Nhật bản cùng các cộng sự đã phát hiện vai trò trẻ hoá trong nước bọt. Loại hooc môn đặc biệt ở tuyến nước bọt mang tai, chảy qua miệng khi nhai, là một loại hooc môn duy nhất kích thích sự trao đổi chất của tế bào và làm mới cho toàn bộ cơ thể. Tuyến nước bọt mang tai còn kích tuyến yên tạo ra nhiều tế bào T, tăng cường hệ miễn dịch. Thường xuyên nhai kỹ chúng ta đã tiếp nhận loại hooc môn quý giá nhất chỉ có trong nước bọt.


  Người đau dạ dày, thận, hoặc cơ địa mẫn cảm có phản ứng khó chịu với loại thức ăn nào, thì phải ngừng dùng loại đó. Thính thoảng uống bột sắn, uống nước mơ, táo… là thức ăn kiềm trung hòa axít dư thừa.
  Đối với người khỏe mạnh thì ăn uống hợp vệ sinh là đủ. Với người bệnh ăn uống là vấn đề chữa trị bệnh, cần dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa, hấp thụ tốt, làm khỏe thành mạch, tạo dòng máu lưu thông tốt, không quánh kết, không mỡ máu. Với người ốm nặng tiêu hóa kém thì rất khó tìm được loại thức ăn đáp ứng tiêu chí này. Qua sử dụng rất nhiều loại dinh dưỡng cao cấp nhất, như Yến sào, cao, sâm, con Đông trùng hạ thảo, sừng tê giác, thực phẩm chức năng của các hãng nổi tiếng, chúng tôi đã xác định được loại thức ăn tốt nhất là Địa long.



1.  Bột địa long: Là thần dược tốt nhất cho người ốm mau hồi phục, luyện trường thọ. Giúp phục hồi chức năng tuyến yên, gan, thận, não, thần kinh, tim, tai biến não, co giật, đau đầu, bệnh tim mạch, làm dai thành mạch, tiểu đường, ung thư, mất ngủ, thiếu máu, thiếu năng lượng, là thức ăn tốt nhất với hầu hết loại bệnh. Nếu mỏi mệt, sắp ngất, hôn mê, cho ăn ngay bột Địa long sẽ tỉnh trở lại. Bột Địa long lành tính sử dụng với hầu hết các bệnh, có hiệu quả phục hồi sức khỏe hạng nhất hơn các loại bổ dưỡng,  gấp nhiều lần sữa bột Ensuare
Cách làm Bột Địa long: Địa long khô hấp chín kỹ, cắt theo chiều dọc, làm sạch đất, rửa sạch phơi khô, sấy khô. Đậu xanh, đậu đen rang vàng. Rau ngót cả cành chặt nhỏ, phơi khô, rang  sơ cho khô ròn. 4 vị tán bột, trộn  tỷ lệ: 1địa long, 1 rau ngót, 1 đậu xanh, 1đậu đen. Mỗi ngày dùng 60-150 g bột, ăn từ 2- 4 lần.  Mỗi lần  2-3 thìa to bột (30g ) hòa 1 bát nước, đun bột sôi kỹ. Nếu khó ăn pha thêm bột vừng đen rang thơm. Chú ý khi mua lựa chọn địa long loại tốt, tươi mới, ít mùi hôi. Khi hấp chín cho vào nước vài củ nghệ giã nhỏ, hoặc bột quế để khử  mùi tanh.



- Nhóm thức ăn làm tăng khả năng tiêu hóa, giảm mỡ máu, chống xơ vữa, chống lão hóa, điều hòa huyết áp, ngừa ung thư:  Trà Giảo cổ lam, Bột Curcumin (tinh nghệ ), Bột vừng đen. Đậu nành. Dầu cá omega 3-6-9. Dấm táo mèo ( táo chát Sapa). Linh chi. Tảo Spiluna. Sữa ong chúa. Quả chanh. Hoàng cung trinh nữ. Rau và hoa quả tươi sạch là thức ăn cân bằng axit và kiềm trong máu, cân bằng âm dương, không thế thiếu với người ốm yếu.


2. Giảo cổ lam (cây Trường sinh ): kích thích tiêu hóa, hạ mỡ máu, chống huyết khối, ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường hệ miễn dịch,  kìm hãm khối u, giảm béo, giảm tiểu đường, huyết áp tim mạch, tiêu viêm, gan, thận, tim mạch, thần kinh, chống lão hóa, làm đẹp da. Không dùng cho bệnh huyết áp thấp.


3. Trà Tâm lan : gồm cây Hoàn ngọc ( cây con khỉ), Lược vàng, Kim ngân, Cúc hoa là 4 loại dược liệu quý, thanh nhiệt giải độc, giải mỡ máu, tiêu hóa, phòng bệnh , chữa ung thư.
Nếu không hợp Giảo cổ lam dùng trà Tâm lan công dụng tương tự. Người bệnh ung thư dùng trà Tâm lan và tinh dầu Thông đỏ, có hiệu quả rõ rệt hơn.


 4. Bột Curcumin (tinh nghệ): Curcumin  tác dụng khỏe tiêu hóa,  hạ mỡ máu, tan huyết khối, tăng hồng cầu, tái tạo tế bào mới, chống lão hóa, phòng chữa bệnh ung thư, bồi bổ gan, dạ dày, bệnh viêm, hỗ trợ tim mạch, làm mịn hồng da, xóa thâm nám, chống béo phì, tăng sắc đẹp…Một cốc trà Giảo cổ lam đậm đặc pha Curcumin, là cốc nước dưỡng sinh rất tốt.


5. Bột vừng đen : Chống lão hóa, mỡ máu, Vừng đen rang sơ, xay nhuyễn ( máy sinh tố ) hoặc giã nhỏ, không muối.


 6. Rau ngải cứu : Thái nhỏ trộn đều với trứng gà tươi, đem rán, hoặc nấu canh . Tác dụng: Thông kinh mạch, giải trược khí. Ăn xong thiền 10 phút để trược khí thoát hết


7. Bột sắn dây : Thức uống tạo kiềm, làm mát cơ thể, giải nhiệt, giải độc, giảm đau, cân bằng âm dương, là vị thuốc Cát căn trong hầu hết bài thuốc. Mỗi buổi sáng dậy, hoặc tối  uống 1 ly bột sắn dây rất tốt.


 8. Rượu tỏi : Năm 1980, WHO thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh: 1. Thấp khớp: sưng khớp, vôi hóa các khớp xương, mỏi xương cốt. 2. Tim mạch: hở van tim, ngoại tâm thu, huyết áp cao, huyết áp thấp. 3. Phế quản: viêm phế quản, viêm họng, hen. 4. Tiêu hóa: ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày. Trĩ nội và trĩ ngoại. Đái tháo đường.


Cách làm : Tỏi khô đã bóc vỏ 40gr, thái nhỏ, cho vào một lọ sạch. Rượu nếp (50 độ), lấy 100ml . Ngâm tỏi trong rượu nếp khoảng 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ để tỏi có thể ngấm đều rượu, dần chuyển sang màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ, rượu tỏi đã sẵn sàng để sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần 40 giọt, tương đương với một thìa cà phê nhỏ, có thể pha nước sôi để nguội dễ uống.


9. Tỏi, dấm : Tỏi bóc vỏ xay nhỏ, đổ ngập nước dấm táo gấp 3 lần tỏi. Tác dụng như rượu tỏi, và thêm nhiều tác dụng của dấm táo, Nếu không uống được rượu, dùng dấm tỏi rất tốt. Liều lượng bình thuờng là 2 muỗng nhỏ hỗn hợp trên đây trong một cốc nước, uống trước bữa ăn sáng. Có thể uống thêm


10. Dấm táo (táo mèo Sapa) : Thức uống tạo kiềm. Táo rửa sạch, cắt núm, cho vào máy xay nhỏ với nước, tỷ lệ 1kg táo với 2,5 lít nước đun sôi để nguội. Cho bình thủy tinh đậy kín 1 tháng đem ra dùng. Hớt váng trắng như váng dưa muối không độc. Nước dấm táo là loại nước trái cây tốt nhất. Có thể dùng táo tây. Tác dụng hạ mỡ máu, chữa huyết áp cao, tim mạch, thông khí huyết, giải stress , thần kinh.


11. Nước Chanh gừng mật ong: Thức ăn tạo kiềm, thông khí, tăng sinh lực, tiêu hóa, trung hòa axit dư thừa, tăng đề kháng, phòng chữa ung thư và các loại bệnh, giảm đau nhức.


Cách làm: Loại chanh đào (ruột đỏ, vàng) là tốt nhất, rửa sạch ngâm nước muối sát khuẩn vỏ chanh, xong để khô ráo. Cắt đôi xếp vào lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong, 1kg chanh ngâm 1 lít mật ong 2cm,  1thìa muối hạt. Ngâm được lâu miếng chanh sẽ teo lại càng tốt. Nước gừng tươi ép sạch loại gừng ta thơm cay, hoặc xay nhuyễn ngâm cùng mật ong, tỷ lệ 1:1.  Khi dùng hòa trộn 2 thứ trên, tỷ lệ 1:1. Bắt đầu dùng mỗi lần 1 thìa to pha nước uống, rất thơm ngon hơn các loại nước giải khát. Ngưng dùng gừng nếu phải ăn kiêng cay nóng. Bệnh gan, thận, huyết áp… rất ít gừng.


12. Miếng vỏ chanh ngâm: Miếng vỏ chanh ngâm cho vào cốc nước ngâm làm nước giải khát rất ngon, ngâm vài lần bớt chua thì nhai ăn hết vỏ chanh. Mỗi ngày 6 miếng chanh, chia 3 lần, sẽ giảm các loại bệnh, ưng thư. Tự chế biến đơn giản.


 Chanh phòng bệnh ung thư: Cây chanh và trái chanh cho thấy có hiệu quả 10.000 lần hơn sản phẩm Adriamycin, một loại thuốc hóa học thường được dùng trên thế giới để làm chậm lại sự nẩy nở của tế bào ung thư. (Viện Khoa Học và Sức Khỏe, L.L.C. 819 N. Causez Strêt, Baltimore.USA)


13. Cây trinh nữ Hoàng cung: Chữa trị tiêu các khối u, ung thư. Dùng cao khô Trinh nữ hoàng cung : Viên nén CRILA


14. Gạo lứt : Cách nấu cháo gạo lứt tiện ích : 1 tô cháo 30g- 50g, nếu gạo rang sẵn càng thơm ngon. Cho gạo vào bình giữ nhiệt 0,5 lít, đổ đầy nước sôi 100 độ, chút muối, đảo đều. Có thể cho thêm vài lát sâm, thục địa, kỷ tử, hoặc cao xương… xoay nắp kín, đặt bình nằm ngang để gạo nở hết. Sau 3h lấy cháo ra ăn thêm 2 thìa bột vừng xay nhuyễn. Tiện dùng cho người ốm, ăn sáng, hoặc đi dã ngoại, có thức ăn nóng mà không phải đun nấu.
Chú ý nồi, ấm nước, bình giữ nhiệt làm từ nhôm, inox rẻ tiền kém chất lượng dùng rất hại sức khỏe.
 Nhóm thức ăn thần dược trên đây có sẵn  mọi nơi, tự chế biến thức ăn phòng chữa bệnh. Người bệnh chú ý sử dụng thức ăn này, nhưng cần theo dõi sự thích hợp  từng người.


http://www.ohsawa.com.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=604:%C3%A2m-d%C6%B0%C6%A1ng-trong-dinh-d%C6%B0%E1%BB%A1ng&Itemid=77

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire