dimanche 6 octobre 2013

Tổng hợp những kiến thức về VỌP BẺ (chuột rút)

Chứng “vọp bẻ”, bắp thịt co thắt dữ dội hay “muscle cramp”, xảy ra bất ngờ như thể bị điện giựt, bặp thịt như bị xoắn lại và cơn đau kéo dài dai dẳng. Khi cơn vọp bẻ xuất hiện, người đang bơi không thể quẫy đạp và có thể chết chìm, người đang đạp xe ngưng chân và té ngã; người đang chạy khuỵu xuống đường lộ vì bắp thịt đau dữ dội.


[​IMG]

Sự co thắt quá mức của bắp thịt gây đau đớn, mức đau đớn mà không lực sĩ nào muốn tự tạo bằng cách vận động. Hầu như lực sĩ nào cũng trải qua những cơn vọp bẻ: 39% những lực sĩ chạy việt dã,79% những lực sĩ điền kinh và 60% những tay đua xe đạp bị vọp bẻ.

Vọp bẻ có thể xảy ra trong lúc đang tập luyện, ngay sau khi tập luyện, hoặc cả 6 tiếng sau khi tập luyện… Dù có khá nhiều phương cách “chữa trị” theo các huấn luyện viên thể dục như dùng sinh tố, dùng zinc và magnesium, thoa bóp bắp thịt, uống nhiều nước, uống đủ loại nước chứa các chất mang điện cực (electrolyte) như sodium và potassium. Duỗi (stretch) các bắp thịt trước khi tập luyện, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng… Theo Tiến Sĩ Andrew Marks, một chuyên gia khảo cứu về sinh hóa bắp thịt và Khoa Trưởng khoa Sinh Lý Học, trường Y khoa tại Đại Học Columbia, chứng vọp bẻ thông thường như thế nhưng vẫn là một sự bí mật mà ta chưa hiểu tường tận để chữa trị một cách hiệu quả.

Một số bệnh tật đưa đến vọp bẻ như chứng nghẽn động mạch, thần kinh bị đè ép như chứng “spinal stenosis”, chứng nhiễu tuyến thyroid, không đủ nội tiết tố thyroid (hypothyroidisnm), hoặc thấp potaasium vì dùng thuốc lợi tiểu. Những chứng bệnh này dù có thể gây vọp bẻ nhưng không giải thích được nguyên nhân của vọp bẻ tại những người khỏe mạnh.


[​IMG]

Hiện tại, ta có 3 giả thuyết về cách chữa và ngăn ngừa vọp bẻ:

1. Thuyết “thiếu nước”: uống đủ nước là hết vọp bẻ. Tuy nhiên gia thuyết này không vững vì Bác Sĩ Martin P. Schwellnus, giáo sư về Y học Thể Thao (Sport Medicine), đã chứng minh rằng không có sự khác biệt về lượng nước trong cơ thể những người bị vọp bẻ trước và sau khi chạy đua, và so với những người không bị vọp vẻ, cả hai nhóm đều có đủ nước trong cơ thể.

2. Thuyết thiếu chất mang điện cực (electrolyte) trong máu: ta chỉ cần có đủ sodium và potassium. Theo Tiến Sĩ Michael F. Bergeron, Medical College of Georgia, thuyết này chỉ đúng một phần, với một số người bị chứng vã mồ hôi. Khi vận động, nhóm người này tháo mồ hôi, chất sodium và potassium (theo mồ hôi ra khỏi cơ thể) ở một lượng thấp nên thần kinh trở nên “mẫn cảm” (hypersentivive). Khởi đầu bằng vài co giật ( twitch) nhỏ, khoảng 20-30 phút, nếu lực sĩ không ngừng vận động, bắp thịt sẽ co giật dữ dội và khi sờ nắn, ta sẽ “thấy” được một bắp thị xoắn chặt co cứng và người bị vọp bẻ đau đớn đến tháo mồ hôi. Sự co thắt bắp thịt này sẽ lan truyền đến nhiều nơi trong cơ thể, kể cả ngón tay và mặt.

Ông Bergeron nói rằng nhóm người này cần uống nhiều nước chứa sodium và potassium như Gartoradelà có thể ngăn ngừa những cơn vọp bẻ.

Còn những người không bị vã mồ hôi thì sao? Ông Bergeron không có câu trả lời. Trong khi đó, các thử nghiệm khác cho thấy không có sự khác biệt nào về electrolyte giữa những nhóm người vận động bị vọp bẻ và không bị vọp bẻ. Nói một cách khác, giả thuyết electrolyte của Tiến Sĩ Bergeron đã được chứng minh là sai lầm.

3. Thuyết “mất quân bình” của thần kinh: Theo Tiến Sĩ Schwellnus, khi sự mất quân bình giữa các tín hiệu từ thần kinh kích thích và ức chế việc co thắt bắp thịt xảy ra, thì bắp thịt rơi vào trạng thái vọp bẻ. Sự mất quân bình này xảy ra khia các bắp thịt mệt mỏi. Ông này khuyến khích các lực sĩ đừng vẫn động quá mức, ăn uống đủ một lượng tinh bột, và thường xuyên kéo giãn các bắp thịt hay bị vọp bẻ. Đây là một giả thuyết chưa được chứng minh.

Một số các huấn luyện viên thể dục khác theo những phương cách riêng để "chữa" vọp bẻ, như thoa bóp các bắp thịt thường xuyên, ngâm thân thể hay bắp thịt trong nước ấm …

Tóm lại, ta có một số giả thuyết về vọp bẻ, nhưng cho đến nay nguyên nhân gây vọp bẻ vẫn chưa được chứng minh tường tận; trong khi đó ta có những giải pháp giúp giảm bớt những cơn vọp bẻ theo kinh nghiệm cá nhân của những lực sĩ và các huấn luyện viên.

Nói chung, theo Y học thường thức, vọp bẻ hay sự co thắt bắp thịt bất ngờ (musle cramp) khác với sự co giật (musle twitch) không kiểm soát của bắp thịt. Vọp bẻ xảy ra trong nhiều trường hợp:

- Bắp thịt mỏi (mệt)
- Sau những lần vận động quá mức
- Cơ thể mất nước (dehydration)
- Trong khi thai nghen
- Nhiễu tuyến thyroid (hypothyroidism)
- Lượng magnesium hoặc calcium trong cơ thể xuống thấp
- Nhiễu biến hóa (metabolic problem)
- Chứng nghiện rượu
- Suy thận
- Dược phẩm kể cả thảo mộc và thức ăn phụ (nutrition supplement)

Ta có thể làm gì khi bị vọp bẻ? Kéo giãn bắp thịt bị vọp bẻ một cách chậm rãi sẽ làm giảm cơn đau.

Đi khám bệnh nếu bị vọp bẻ thường xuyên và không bớt đau với những cử động kéo giãn bắp thịt.

Khi đi khám bệnh, sau khi khám nghiệm, để chẩn đoán bác sĩ có thể sẽ hỏi những câu như sau:

- Cơn vọp bẻ bắt đầu từ khi nào?
- Cơn đau kéo dài bao nhiêu lâu?
- Cơn vọp bẻ có thường xuyên không? Hang ngày? Hàng tuần?
- Bắp thịt nào bị vọp bẻ thường xuyên nhất?
- Bà / Cô có thai không?
- Có bị ói mửa tiêu chảy, vã mồ hôi … hoặc những lý do đưa đến việc mất nước trong cơ thể?
- Đang dùng các thứ thuốc men, dược thảo nào?
- Có vận động quá mức không?
- Có uống rượu quá mức không?

Bác sĩ có thể sẽ dùng một số thử nghiệm sau để chẩn bệnh:

- Thử máu để đo lượng calcium, potassium, magnesium
- Đo lượng nội tiết tố thyroid
- Đo lường mức hoạt động của thận qua lượng BUN và creatinine
- Thử thai nghén
- Dùng cơ động đồ (electromyography)

Dùng một trong những món thuốc giảm đau loại nhẹ (analgesic) như acetaminophen (hay paracetamol, Tylenol) để giảm cơn đau trong khi bị vọp bẻ.

(Theo sưu tầm)
http://www.bongrovietnam.com/forum/threads/tong-hop-nhung-kien-thuc-ve-vop-be-chuot-rut.9286/#.UlGr_1MUSgI    

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire