mardi 8 octobre 2013

Phèn chua

Phèn chua

Tên thuốc: Phèn chua
Tên khoa học: Phèn chua

Trong dân gian, phèn chua chủ yếu dùng để làm trong nước và chế biến thực phẩm nhằm tạo độ dai và trắng. Để làm hết mùi hôi của lòng heo, nghiền một ít phèn chua thành bột, chà lên lòng, sau đó rửa sạch; thêm phèn vào nước muối, sau đó lau rửa cửa kính sẽ rất sạch; nếu giày bạn bị ẩm, có mùi hôi, hãy nghiền phèn chua thành bột, sau đó đun lên cho nóng chảy, mỗi lần xỏ giày, bạn hãy xoa một ít bột vào lòng bàn chân.
Trong đông y, phèn chua là vị thuốc cố sáp, thu liễm, sát trùng; thường được dùng để chữa ho, cổ họng sưng đau, đờm nhiều, viêm dạ dày và ruột cấp tính, khí hư bạch đới, kiết lỵ… Phèn chua thường được dùng sống hoặc phi chín (phèn phi); cách phi phèn nếu số lượng ít thì làm như sau: đập nhỏ phèn, đốt chảo gang cho nóng, rồi đổ phèn dàn trải trên đáy chảo, cho phèn sôi đến khi không thấy sôi nữa thì rút lửa để nguội, cạo bỏ lớp đen vàng bám xung quanh chỉ lấy phần trắng, đem giã vụn để dùng. Uống trong phèn chua 1-4g/ngày, phèn phi 0,3-1g/ngày; dùng ngoài không kể liều lượng. Một số ứng dụng chữa bệnh:
- Chữa hôi nách: Tắm xong lấy bột phèn phi hoà với nước chanh nguyên chất bôi vào nách; hoặc lấy một ít phèn chua tán thành bột mịn, dùng khăn lụa bọc lại, chườm luôn vào nách.
- Chữa viêm dạ dày ruột cấp tính (không phải loét), lỵ mãn tính: mỗi ngày uống 0,5-1g phèn phi, chia nhiều lần.
- Chữa khí hư bạch đới, viêm âm đạo: phèn chua 4g, trầu không 3 lá; trầu xé nhỏ nấu với 0,5 lít nước cho sôi kỹ, để gần nguội thì cho phèn đã đập nhỏ vào khuấy tan, lấy nước rửa cửa mình vào buổi tối. Nước này có thể rửa vào nơi nước ăn chân.
- Chữa tay chân hay ra mồ hôi: phèn phi, gạo tẻ sống; hai thứ lượng bằng nhau, cùng xay thành bột mịn, hằng ngày xoa lên tay chân.
- Để chữa ngứa hậu môn do giun kim: có thể lấy phèn chua gọt thành thỏi tròn, đường kính bằng hạt đậu phộng, mỗi buổi tối nhét một thỏi vào hậu môn, mỗi đợt 7 ngày.
*
phèn chua = Pierre alun / alum
hàn the = borax

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire