mercredi 18 juillet 2012

Lợi ích của tập thiền dưới ánh sáng của khoa học về bộ não


Các bản đồ về bộ não trong lớp học về Thiền tại Hội Thiền Tánh không Paris, Noisy le Grand, 7/6/2011. RFI/Trọng Thành
Các bản đồ về bộ não trong lớp học về Thiền tại Hội Thiền Tánh không Paris, Noisy le Grand, 7/6/2011. RFI/Trọng Thành
Trọng Thành
Từ nửa cuối thế kỷ XX trở lại đây, có nhiều người trong giới tu hành Phật giáo hướng đến các khoa học về con người, đặc biệt là khoa học về thần kinh não bộ để tìm trong đó những cơ sở thực chứng khách quan của con đường rèn luyện nội tâm. Tạp chí được phát lần đầu tiên vào ngày 08/06/2011.
Những phát triển mới trong nghiên cứu khoa học về bộ não và nhất là các kỹ thuật đo lường và chụp ảnh những hoạt động của não cho phép một số nhà tu hành đặt mình vào vị trí đối tượng nghiên cứu của khoa học thần kinh.

Chúng tôi có duyên được gặp Thiền sư Thích Thông Triệt, thiền chủ Thiền viện Tánh không (Hoa Kỳ) nhân dịp ông qua Pháp giảng dậy. Thiền sư Thích Thông Triệt là người đã rất nhiều năm đeo đuổi ước vọng dùng các hiểu biết khoa học để soi sáng quá trình tu tập. Thiền sư là soạn giả cuốn sách « Thiền dưới ánh sáng khoa học », ấn hành năm 2010 (sách được dịch qua Pháp ngữ với tựa đề "Zen sous l'éclairage de la science" và Anh ngữ  "Zen in the light of science”).
Cuốn sách này mô tả lại các thực nghiệm với các máy đo điện não đồ và cộng hưởng từ, mà các nhà não học thuộc trường đại học Tubingen (Đức) tiến hành trong vòng 5 năm (2006-2010) trên đối tượng là bản thân Thiền sư và các Thiền sinh theo học kỹ thuật Thiền Tánh Không.

Toàn bộ cuộc nói chuyện với Thiền sư Thích Thông Triệt
08/06/2011
by Trọng Thành
Trước khi ông lên máy bay trở về Hoa Kỳ, chúng tôi có dịp được gặp Thiền sư Thích Thông Triệt tại thiền đường Hội thiền Tánh không Paris (Association Méditation Sùnyatà). Sau đây là những lời giải thích mà Thiền sư đã dành cho chúng tôi về chủ đề này.
 RFI : Xin kính chào Thiền sư. Hôm nay có dịp được Thiền sư cho phép gặp mặt và nhận lời nói chuyện với Đài, và qua Đài chuyển tiếng nói đến những thính giả, những người Việt Nam, hoặc những người nghe và hiểu tiếng Việt, để biết được con đường tu hành của đạo Phật dưới sự soi sáng của khoa học thần kinh hiện đại. Cụ thể là tu tập theo pháp môn « Thiền » và những tác động của nó đến đời sống hàng ngày của mình, và để nó giúp mình giải quyết các vấn đề khó khăn, mà nhiều người tự bản thân còn lúng túng chưa biết giải quyết ra sao trước những trở ngại tinh thần, tâm lý, sức khỏe bệnh tật. Theo Thiền sư, pháp môn Thiền có thể đem lại những gì cho những người bình thường bị rơi vào trạng thái như vậy ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Trước hết, chúng tôi cám ơn anh Trọng Thành, đại diện cho Đài phát thanh Quốc tế Pháp đặt câu hỏi. Chúng tôi xin trả lời rằng, Thiền là do Đức Phật Thích Ca, Ngài đã tự tu và tự mình kinh nghiệm được những gì mà Ngài đã khắc khoải trước đó. Sau đó, Ngài đã thành tựu. Ngài dạy lại, và pháp môn Ngài dạy lại đó thực sự là pháp môn tu Thiền. Mà Thiền của Đức Phật nhắm làm sao giúp con người điều chỉnh lại nhận thức của mình. Vì chính nhận thức đó đưa đến cho con người khổ não, trầm luân, hay là giải thoát.
Thành ra, khi hướng dẫn người thực hành Thiền, chúng tôi nhắm khai triển những phần nào mà làm cho con người được hài hòa thân tâm của mình, và phát huy được trí tuệ tâm linh của chính mình. Cho nên phần đó, chúng tôi thường dẫn chứng bằng « Pháp » mà Đức Phật đã thành tựu được. Đó là pháp thở. Từ nơi pháp thở đó, chúng ta có khả năng điều chỉnh lại được sự rối loạn bên trong não bộ của chúng ta. Phần đó sẽ được giải thích hơn, nếu mà người đọc có nhu cầu.

Tìm ra cơ chế để « vọng tưởng » không xuất hiện
RFI : Thưa Thiền sư, Thiền sư có thể giải thích vì sao Thiền sư đã đi tìm những cơ sở khoa học và đặc biệt là cơ sở về bộ não con người để mà phối hợp với các biện pháp trong đạo Phật, do Phật truyền lại ? Vì sao Thiền sư quyết định làm như vậy ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Điều này nói ra nó hơi dài. Nhưng nếu mà em muốn nghe, thì chúng tôi sẽ nói ra. Ngày nay, Thiền thật sự là một môn tu cũ rồi, nhưng mà nó lại trở nên mới. Lý do là, Thiền đã có trên thế gian này hơn 2.500 năm rồi. Tức là sau khi Đức Phật thành đạo, bằng Thiền. Ngài dạy lại các phương pháp của ngài cũng bằng Thiền.
Nhưng mà vì nó khó quá, nên người này chế ra phương pháp này, người kia chế ra phương pháp kia. Mục đích để làm cho tâm mình nó yên lặng thôi. Thành ra, những cái chế đó ấy, các sáng tạo, sáng chế đó làm cho Thiền càng thêm rối bời thêm ra. Mỗi người làm theo ý mình, rốt cuộc nó loạn ra. Có cả triệu (phương pháp), chứ không phải ngàn đâu. Trải qua 25 thế kỷ rồi, người thực hành Thiền rất khó khăn. Đứng trước rừng Thiền, một cánh rừng già dày đặc, muốn vô làm sao vô đây.
Chính bản thân tôi ngày xưa cũng vậy đấy. Chúng tôi đã thất bại khi áp dụng các phương pháp cũ. Đó là người ta giảng sao mình làm theo vậy. Nhưng rồi, có điều bật ra từ trong não chúng tôi, chúng tôi tự giải đáp trong não mình. Tức là đừng có « nói thầm » ! Nói thầm hoài thì « vọng tưởng » có hoài. Vì chủ trương của Thiền là dập tắt vọng tưởng, tức là những ý nghĩ miên man trong đầu khởi lên lên. Người này chế ra cách này, người kia chế ra cách kia để dập tắt vọng tưởng. Chúng tôi làm đủ hết mọi cách, nhưng không làm sao dừng được những sự « nói thầm » trong đầu của chúng tôi. Thực sự lúc đó, chúng tôi không biết đó là sự « nói thầm », chúng tôi cho rằng, đó là « vọng tưởng » thôi. Nhưng rút cục chúng tôi nhận ra rằng : A ! Cái gọi là « vọng tưởng » chính là sự « nói thầm » trong não mình đó. Bây giờ phải làm sao cho yên lặng cái đó đi thì mới được. Từ đó chúng tôi thực tập bằng cách không nói thầm.

RFI : Xin cắt ngang ở đây để Thiền sư giúp giải thích : « nói thầm » thì những biểu hiện ra sao, và tác hại của nó như thế nào ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Khi nói thầm, đó là cơ chế của « tưởng ». Trong não bộ của mình, nó có một cơ chế … Nhưng hồi đó, chúng tôi không biết cơ chế não bộ. Từ trong đầu nó khởi lên cái « niệm ». Nói qua nói lại với nhau. Tức là mình nói qua nói lại với mình về một chuyện gì đó do những hình ảnh trong tâm mình khởi lên. Mình chạy theo hình ảnh đó để mình nói, nói rồi, tâm xúc cảm mình nó đi theo hình ảnh đó. Thành ra nội tâm không bao giờ yên lặng được.

RFI : Cái nói thầm như Thiền sư nói có thể chuyển sang diễn đạt khác là đối thoại bên trong có đúng không ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Đúng rồi, từ chỗ nói thầm ban đầu, rồi đối thoại thầm lặng bên trong không bao giờ dứt. Thành ra, từ chuyện không có gì hết bắt đầu mình vẽ ra, mình sợ hãi, mình phiền muộn, mình giận tức luôn nữa. Nhiều khi « » xúi mình giết người ta đi, hay làm những chuyện tầm bậy, tầm bạ. Vì sự đối thoại thầm lặng đó đấy. Khi chúng tôi phát hiện lối đó, chúng tôi áp dụng cách không nói thầm

Kinh nghiệm tu tập trong trại cải tạo
RFI : Thiền sư phát hiện điều này vào thời điểm nào và có phải là trước khi Thiền sư bước vào nghiên cứu não đồ và các cấu trúc não liên quan đến quá trình Thiền ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Đúng rồi, lúc đó là vào năm 1982, khi tôi ở ngoài Bắc, tại trại Thanh Liệt. Chúng tôi phát hiện được rằng : Ồ, cái « niệm » (hay vọng tưởng) mà mình muốn dừng lại đó chính là từ sự nói thầm, khi dừng sự nói thầm thì cái niệm dừng, cái vọng tưởng dừng. Từ đó chúng tôi hiểu rằng không nói thầm thì dẹp tan các vọng tưởng. Từ đó chúng tôi trở nên an tịnh nội tâm được. Từ đó chúng tôi dụng công tu.
Hai năm đầu, từ năm 1975 đến năm 1977, chúng tôi « được » người ta nói là già 80 tuổi, thực sự lúc đó chúng tôi chỉ hơn 40 tuổi thôi. Chúng tôi không biết sao mình già mà mới có hai năm thôi. Rồi, chúng tôi tiếp tục riết cho tới năm 1982, khi chúng tôi ra miền Bắc. Thì chúng tôi nhận ra rằng : sự đối thoại thầm lặng hay sự nói thầm trong não của chúng tôi nó đưa đến thân tâm tàn tạ.

RFI : Lúc đó, có thể nói là Thiền sư đang ở trong trại cải tạo. Phải chăng điều kiện khắc nghiệt và khổ sở, cô lập trong trại như vậy khiến Thiền sư rơi vào trạng thái này ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Không phải, lúc đó chúng tôi ở trong trại cải tạo như vậy, nhưng lúc đó nó là điều kiện thích hợp cho việc tu hành của chúng tôi, vì chúng tôi đâu có tiếp xúc với bên ngoài nữa. Đó là một điều kiện thuận lợi cho việc tu Thiền của mình thôi. Tu Thiền là để dừng vọng tưởng, nhưng lúc đó tôi không biết đấy là gì. Khi mà tôi nhận ra được vọng tưởng là sự nói thầm, điểm mấu chốt, thì chúng tôi thực hành để làm sao làm chủ được sự nói thầm đó. Cho nên chúng tôi nói rằng, cái mà Thiền tông gọi là « diệt vọng » thì không đúng, mà mình phải làm chủ vọng tưởng mới được.
Từ khi chúng tôi áp dụng cách không nói thầm trong não, thì trở nên một cậu thanh niên đẹp, trẻ, mà không phải là ông già 80 nữa. Bằng chứng là khi ông cán bộ đưa chúng tôi về Hà Tây, thì chúng tôi thấy rằng, những người kia như những con khỉ già, hốc hác. Ông cán bộ nói rằng, trong số các anh đây, anh này này ở đây lâu mà sao lại hồng hào. Nghe như thế, chúng tôi nói, à, như thế, chúng tôi thực hành đúng rồi đó. Đúng như thế nào, cái « nước » gì giúp cho tôi, thì thực sự chưa biết được. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, phải có cái chất gì, cái « nước » gì trong đầu chúng tôi tiết ra đó để làm cho tôi được trẻ, trong sáng. Đấy là cái ý tưởng đầu tiên nó ghi trong đầu tôi là như thế.

Hiểu biết khoa học về não giúp cho thời gian tu tập được rút ngắn
RFI : Như thế là, bắt đầu từ cái kinh nghiệm đầu tiên mà Thiền sư cảm nhận được vào thời điểm năm 1982, đấy là khởi điểm mà Thiền sư tiếp tục đi về hướng nghiên cứu về quan hệ giữa bộ não và quá trình Thiền. Thiền sư có thể nói một cách rất đơn giản để thính giả bình thường có thể hiểu được là, nghiên cứu về não tạo điều kiện như thế nào cho việc hiểu về cơ chế của Thiền ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Nếu hiểu biết về cơ chế của não bộ, thì một là mình thực hành mà không sợ sai lạc. Thứ hai là mình đốt được thời gian, thu ngắn được thời gian. Thay vì mình phải thực hành để khắc chế vọng tưởng, hay làm cho vọng tưởng không khởi lên nữa, thì mình không cần. Mình chỉ đi vào cơ chế là : không khởi niệm vọng tưởng nữa.
Trong não bộ cần phân biệt hai vùng. Vùng phía trước và vùng phía sau. Vùng phía sau theo thuật ngữ Thiền gọi là cơ chế của « Tánh giác ». Mình đi vào cơ chế này mà thực hành thì lẹ hơn là vào cơ chế phía trước. Ở phía trước, bên não phải là ý thức, bên trái là ý căn, ý trí năng. Bộ phận đó là thuộc về « tâm đời », tâm của người phàm phu, cứ dính mắc chuyện này, chuyện kia đó.
Chúng tôi nói rằng, cho mày nằm yên đó đi, tao đi vào ngõ này thôi. Chúng tôi « pha » (tức « bỏ qua » – tiếng địa phương Nam Bộ) cái vùng phía trước và đi thẳng vào phía sau. Phía sau là cơ chế của « Tánh giác ». Đi thẳng vào vùng phía sau thì phải biết các đặc tính của nó, chức năng của nó là gì. (Cơ chế đó) là biết mà không có lời nói thầm.
Cho nên bây giờ chúng tôi hướng dẫn Thiền, chúng tôi « pha » (bỏ). Chúng tôi biết rằng chúng ta có cơ chế phía trước như vậy, mà cơ chế này nó dính mắc, do những truyền thống nó ghi sâu đậm trong tâm mình, những day rứt nội tâm của mình nó tiềm tàng trong đó, những đam mê của mình nó tiềm tàng trong đó. Thế thì bây giờ một lúc làm sao mình gạt được những cái tâm đó được. Cho nên chúng tôi nói, thôi (cái vùng phía trước) cứ nằm yên đấy đi, chúng tôi hướng dẫn người thực hành đi thẳng vào cơ chế của « Tánh giác ».
Chúng tôi dạy học trò, nhưng lúc đó chúng tôi dạy nhưng chưa chứng minh được qua chụp hình não bộ. Phải đợi đến năm 2006, chúng tôi mời nhờ các học trò của chúng tôi ở bên Đức, liên lạc với các nhà não học ở bên Đức, hai ông Erb và Sitaram. Cho đến khi chụp hình não bộ được, thì chúng tôi mới biết cụ thể các vùng đó nằm ở đâu. Bây giờ chúng tôi hướng dẫn người thực hành Thiền đi thẳng vào cơ chế phía sau để làm sao làm yên lặng được nội tâm mình, mà mình không mất nhiều thời gian.

Như hôm qua, chúng tôi giảng dạy ở Poitiers, toàn là những người mới không, chưa bao giờ học Thiền. Cho họ vô, họ đi thẳng. Và họ thấy họ điều khiển được trạng thái rối bời của tâm họ. Nên chúng tôi thấy rằng, ngày nay, mình thực hành Thiền không mất nhiều thời gian. Ban đầu cần phải chỉ cho họ biết các vùng cụ thể cái đã. Bởi người ta có kiến thức, nó khác hơn Việt Nam mình. Tại Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng có nhiều người đi học Thiền không có đủ kiến thức khoa học về bộ não.
Trong một cuốn sách, chúng tôi có viết rằng, sau này nếu được, trong một trường trung học tại Việt Nam, ở lớp 10 nên cho học trò học Thiền để có khái niệm, thì thực hành dễ hơn. Lớp 10 thì có kiến thức (…).

RFI : Thưa Thiền sư, vừa rồi Thiền sư có nói đến buổi giảng tại Poitiers, trong vòng có hai ngày, người ta đã có thể có ý thức về chuyện đó rồi ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Người ta làm được, chứ không phải có ý thức. Người ta làm được liền.

RFI : Cụ thể là làm được gì ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Thí dụ chúng tôi dạy họ phương pháp thở, chỉ ở bước 1, bước 2 thôi. Những ý nghĩ trong đầu họ dừng hết tất cả. Chúng tôi hỏi, các vị có nói thầm trong đầu không ? Trả lời không có. Từ đó chúng tôi hướng dẫn họ thêm nữa. Chỉ có hai ngày thôi, chúng tôi hướng dẫn họ về lý thuyết và thực hành, họ làm được, khỏe khoắn, vui vẻ, điều chỉnh được bệnh tâm thể của họ. Thí dụ như, bệnh huyết áp, tim mạch rối loạn.

Các bệnh cao huyết áp, cao máu mỡ và rối loạn nhịp tim
RFI : Thưa Thiền sư, có những bệnh gì, mà trong quá trình Thiền sư giảng dạy, và hướng dẫn những người thực hành theo để có thể chữa được bệnh đó một cách nhanh chóng và hiệu quả?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Bệnh tim mạch, thí dụ như cao máu (cao huyết áp), cao máu mỡ, rối loạn nhịp tim, là nhanh chóng có hiệu quả liền tức khắc. Khi hướng dẫn Thiền, chúng tôi cho họ ghi lên bệnh của mình, nhưng không ghi tên của họ. Khi hết xong đưa cho chúng tôi, chúng tôi xếp loại. Ví dụ như có người bị mất ngủ kinh niên. Tôi mới giải thích, mất ngủ kinh niên là do trung tâm « giữ giờ » trong não bộ nó bị rối loạn. Ví dụ như chúng tôi hướng dẫn một cô nhìn bóng đen để điều chỉnh trung tâm giữ giờ đó. Khi nhìn bóng đen, cái đường con mắt đi vô nó đi ngang qua hạch nhân điều chỉnh việc ngủ thức của mình (tuyến tùng có hai tên gọi là "épiphyse" hay "glande pinéale"). Hạch nhân đó tiết ra chất melatonin.

RFI : Khi nghe Thiền sư mô tả quá trình chữa bệnh như vậy, nghe Thiền sư giống như một bác sĩ tâm lý. Có câu hỏi đặt ra là, giữa phương pháp Thiền theo đạo Phật và phương pháp chữa bệnh tâm lý rất hiện đại như vậy có gì liên hệ với nhau cụ thể là trong trường hợp kể trên ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Phật dạy phương pháp nhìn ánh sáng. Ánh sáng này có thể là đèn hay nắng. Đường đi ánh sáng vô đâu ? Nhìn ánh sáng nắng thì nó vô mắt mình vào võng mạc (rétine), đi theo các đường chéo như hình như cái nón đó, rồi chạy lên đụng tuyến tùng. Tuyến tùng nó mới tiết ra serotonin, hay là melatonin nữa. Từ chất đó mà nó điều chỉnh bệnh mất ngủ hay bệnh trầm cảm. Như vậy, chúng tôi kết hợp với khoa học để đối chiếu lại. À, Phật dậy trong kinh đó, bây giờ hỏi vì sao nó điều chỉnh được ? Đó là nhờ những chất mà chúng tôi gọi là các « nước sinh hóa học ».

RFI : Thiền sư có thể nói về những cái bệnh mà Thiền sư nói là Thiền chữa rất là tốt, ví dụ như các bệnh về mỡ máu, hay bệnh tim mạch, … cụ thể như thế nào ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Phật dậy mình cách thở. Khi thở vô, mũi mình có hai cái que (tức là bộ phận "bulbes olfactifs" hay hành khứu giác). (Thở vô) hai cái que đụng thẳng vô khu dưới đồi của mình, là Hypothalamus. Mà Hypothalamus là trung tâm tâm lý, tình cảm của mình đó. Rối loạn cũng nó, mà an ổn cũng nó, mà thánh thiện cũng nó luôn. Bằng hít thở vô nó đụng vào hai que đó liền, bằng tín hiệu nó đụng vào vùng dưới đồi liền. Đụng vô dưới đồi làm yên lặng nội tâm. Kế bên dưới đồi có trung tâm sợ hãi và điều khiển xúc cảm của mình nữa.

RFI : Cái vùng này tên khoa học là gì ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Amygdala. Nếu tập thở vô như vậy, nó đụng vào thần kinh đối giao cảm. Ở tận cùng của đầu dây thần kinh đối giao cảm thì tiết ra chất acetylcholine. Mà chính cái acetylcholine có vai trò điều khiển tim mạch. Một mặt nữa là thần kinh đối giao cảm khi trở về đụng vào thần kinh sọ não, thì nó đụng vào một hệ thần kinh khác, gọi là thần kinh phế vị, mà phế vị liên hệ đến phổi với nội tạng, hay là cả gan nữa. Nhờ thế mà nó điều chỉnh lại. Thành ra mình hít thở là mình tác động cùng một lúc vào ba hệ thống, đó là hệ thần kinh đối giao cảm, hệ thần kinh phế vị, và cái thứ ba thông qua hệ thần kinh đối giao cảm mà nó đụng được vào acetylcholine. Acetylcholine có ở nhiều nơi lắm. Từ cuống não cũng có, từ Dưới đồi cũng có, từ vùng thân thọ ở hai bên não bầu cũng có nữa. (…) Nhờ như thế mình mới ngừa được sốc ("strok", tức tai biến mạch máu não), điều chỉnh được tim mạch, máu mỡ. Lý do là acetylcholine khắc chế hai chất, đó là các chất (có thể) làm mình bị máu mỡ, là norepinephrine với epinephrine (hay còn gọi là noradrenaline và adrenaline).

RFI : Thiền sư nói như thế nghe như nếu ai đó có ý muốn thực hành phương pháp thiền này thì dường như có khả năng chữa được tất cả mọi bệnh. Nghe có vẻ như trong tầm tay mà không cần phải đi bệnh viện, không cần đến hiệu thuốc ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Đúng vậy, nhưng không phải nó chữa được tất cả mọi bệnh đâu. Bệnh nào ra bệnh đó. Ví dụ như bệnh cần có acetylcholine, thì thở theo lối để làm acetylcholine.
Ngày nay, từ rối loạn não bộ nó dẫn đến nhiều bệnh khác. Ví dụ như bệnh trầm cảm, bệnh mất ký ức. Kể cả bệnh tiểu đường cũng do não bộ rối loạn. Vấn đề thiền là để làm gì ? Là để điều chỉnh hệ thống hoạt động của não bộ. Từ đó chúng tôi đưa ra phương pháp gọi là sự tương tác giữa Tâm – Pháp – Não Bộ đối với Thân Tâm và Trí tuệ Tâm linh của con người.

Hiểu biết về cơ chế của bộ não giúp người tập Thiền tránh được các sai lầm
RFI : Vừa rồi Thiền sư giải thích với các thính giả không biết gì về đạo Phật cả. Đối với những người đã đi xa hơn rồi, bắt đầu bước vào, họ muốn đi cao hơn nhưng họ còn lúng túng giữa các pháp môn khác nhau. Vậy Thiền sư có thể nói để riêng với những người đó được không ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Thực sự cái thiền nó khó, nhưng cũng không khó. Khó là như thế này : khó là vì người thực hành không gặp một người đã kinh nghiệm thiền để hướng dẫn mình. (Nhiều người không có kinh nghiệm) hướng dẫn theo sở ý của họ. Nếu theo như vậy, có thể mắc bệnh tâm thể. Đấy là điều khó. Còn dễ là nếu biết được chức năng của hai vùng não thì mình làm được hết. Mình cô lập vùng phía trước hay là đi vô vùng phía sau. Nhưng nhận ra chức năng của mỗi vùng là làm được. Muốn nhận ra được chức năng của mỗi vùng, phải có người có hiểu biết về não bộ. Ngày nay, có người biết về não bộ (là các nhà khoa học), nhưng họ không « thực hành » được. (…)

RFI : Tức là họ không phải là người sử dụng các hiểu biết tâm linh để tác động vào các vùng mà họ biết về mặt giải phẫu và mặt nghiên cứu, đúng không ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Lấy thí dụ như trong não bộ có một vùng rất hay gọi là vùng Wernicke (Vùng ngôn ngữ : hiểu, đọc, viết và ký ức ngôn ngữ).
RFI : Nó nằm ở đâu ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Nằm ở vùng Dưới não, khoa học gọi là vùng Ngôn ngữ thứ nhất. Nhưng các nhà khoa học đâu có biết cách « thực hành » được vùng đó. Điều đó khó. Còn mình, « người thực hành » thì biết, thực hành được, nhưng không biết chỗ nào để mà chỉ. Thành ra hai cái đó khác nhau.

RFI : Khi mình biết cách sử dụng khu vực này, thì có ý nghĩa gì ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Mình biết để đi cho lẹ, thay vì đi lòng vòng. Đi vùng khác thì cũng được nhưng lâu hơn. Vì sao, vì vùng này liên hệ đến vùng giữa não của mình nữa (vùng Gian não). Điều quan trọng nhất là làm sao điều khiển được cuống dưới đồi.
RFI : Tức là vùng Wernicke điều khiển được vùng Dưới đồi ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Không, nó không điều khiển mà tác động vào thẳng.

RFI : Như vậy, những điều Thiền sư nói có phải liên quan đến một hệ thống mà Thiền sư nói trong nghiên cứu của Thiền sư với các nhà khoa học ở Đức, về hệ thống Viền não ? Phải chăng Thiền sư muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nó trong quá trình tu tập thiền ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Đúng vậy, trong tu thiền, hệ thống Viền não rất quan trọng. Là vì toàn bộ « tâm » của con người nằm trong này.

RFI : Bình thường, mình gọi là « tâm » hay « tinh thần », nếu mà không biết thì không hiểu nó nằm chỗ nào trong cơ thể, nhưng nếu theo Thiền sư và các nhà khoa học cộng tác, sau khi nghiên cứu, có thể chỉ ra vị trí của nó ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Đúng rồi. Nếu không biết chức năng của các bộ phận trong não bộ của mình, mà cứ thực hành thì một ngày nào đó sẽ bị bệnh tâm thể.

RFI : Thiền sư có thể cho một ví dụ để những người đang tập, hay quan tâm đến chuyện này có thể dễ hiểu. Tức là, khi tập thiền sai lạc thì bị mắc những bệnh gì ?
Thiền sư Thích Thông Triệt : Người ta gọi là « tẩu hỏa nhập ma » đó. Thứ nhất là mắc bệnh cao máu, cao máu mỡ, tiểu đường, đó là ba thứ bệnh thông thường nhất mà mình dễ gặp. Rồi lần lần nó lên nữa là bệnh trầm cảm, bệnh mất ký ức.
Do mình thực hành sai lạc. Mình thực hành miên mật, nhưng sai lạc. Thay vì đừng tập trung tư tưởng vào đối tượng, thì mình cứ tập trung. Bên não phải mình sử dụng này, tập trung như vậy là mình tác động vào hệ giao cảm thần kinh. Mà đầu dây của các dây thần kinh giao cảm có tiết ra một chất hóa học là norepinephrine (còn gọi là noradrenaline). Khi chất này được tiết ra rồi thì nó đi theo máu, vô tuyến thượng thận, bắt đầu đến phần ruột thượng thận (phần giữa của tuyến thượng thận/glande médullosurrénale), thì nó tiết ra epinephrine (adrenaline). Nếu hai chất này bị tiết ra mãi mãi, thì một là tim mạch bị rối loạn, đường máu cao, và cuối cùng mất ký ức luôn. Do epinephrine trong tuyến thượng thận nó tiết hoài thì tác động vào vỏ thượng thận thì ra cortisol. Mà cortisol ra hoài thì mất ký ức (trí nhớ). Vì chất này theo máu lên não bó chặt tế bào não vùng ký ức khiến chúng chết. Sự tương tác này chúng tôi gọi là tương tác dây chuyền Tâm – Pháp – Não Bộ đối với Thân Tâm và Trí tuệ tâm linh của con người là như thế.

Điều cơ bản là acetylcholine được tiết ra thì norepinephrine bị dẹp. (…) Khi mình yên lặng được thì hệ đối giao cảm hoạt động, các đầu dây của hệ này sẽ tiết ra acetylcholine (…) giúp cho chúng ta được cân bằng và hài hòa. Cái thuật ngữ của Thiền gọi là hài hòa, chính là mình hài hòa được các chất sinh hóa học trong não bộ của mình.
RFI : Xin cảm tạ Thiền sư đã dành thời gian quý báu của Thiền sư giúp thính giả hiểu biểt hơn về Thiền. 
http://www.viet.rfi.fr/cong-dong/20110608-nhung-loi-ich-cua-tap-thien-duoi-anh-sang-cua-khoa-hoc-ve-bo-nao 

***
HỘI THIỀN TÁNH KHÔNG PARIS. Association Méditation Sùnyatà. 
116 bd du Maréchal Foch. 93160 Noisy le Grand.
 vtranhong@free.fr
http://aejjrsite.free.fr/courrier/2011/ThienDuoiMatKhoaHoc.pdf 
http://www.vndcradio.net/beta/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=299&Itemid=538&limitstart=36 

http://vi.wordpress.com/tag/khoa-h%E1%BB%8Dc-2/ 
http://www.boxitvn.net/bai/23202/image001-1829 

***


***

http://maisondelinspir.over-blog.com/

ou la page "maison de l'Inspir" de ce site
http://lejardindelinstant.monsite.wanadoo.fr/http://monsite-orange.fr/lejardindelinstant/page8/index.html
ou le site du village,
http://www.villagedespruniers.net
page "le village à Paris"


***  
ADRESSE :
Ecole Steiner
62 rue de Paris
Amblainvilliers
                                                           91370 Verrières-le-Buisson

L'accueil se fait à partir de 8h45
La première pratique méditative commence à 9h15
En cas de retard ,merci d'attendre la seconde méditation de 9h35


Par le train

RER B (mission KROL),
ou RERC (mission MONA)
Direction Massy Palaiseau

Gare d’arrivée : MASSY-VERRIERES
 
une voiture viendra vous y prendre entre 8h45 et 8h55 si vous prévenez à l'avance le conducteur dont le nom et n°de portable seront communiqués à la sangha une semaine avant la date de la réunion.  




Le portail ( bleu clair ) donnant accès au parking est ouvert de 8h45 à9h30 
 Participation 
Afin de couvrir les frais de location et de chauffage de la salle, la participation financière est, si possible, de 10€ si on est adhérent ou qu'on vient pour la première fois, sinon elle est de 12€.

Merci d'apporter
-un plat végétarien  qui sera mis en commun pour le repas
- une assiette, vos couverts et verre, car nous ne disposons pas de cuisine ni de vaisselle
- votre coussin de méditation( des chaises sont disponibles)
- une couverture ou un châle 

http://lejardindelinstant.monsite-orange.fr/page2/index.html

***

SEANCES DE PRATIQUE CHEZ DES PARTICULIERS:

Pour créer chez soi une "mini-sangha" il est conseillé de connaitre les pratiques du Village des Pruniers et d'avoir déjà reçu les 5 Entrainements à la Pleine Conscience; ceux qui aimeraient créer ou rejoindre une "mini-sangha" peuvent chercher à établir un premier contact lors des dimanches de Pleine  Conscience ou des jeudis au Zendo

La participation financière est, si possible, de 8€ par personne par séance si l'on est adhérent ou que l'on vient pour la première fois, sinon elle est de 9 €          
 


Paris 13ème:
chez Françoise Revol
le troisième lundi du mois, de 15h à 17h30
merci de téléphoner avant au
01 45 88 46 80


Paris Grand Sud (Arpajon)
"Le Pont vers la Sagesse"
chez Sylvianne Seillier
tous les jeudis à 18h30

sylvianne.seillier@dbmail.com
01 60 83 13 06


A Massy, il existe la sangha
"Libre Nuage"
qui pratique un mardi sur trois
Contact: Clémence Bonnin 01 69 30 29 88


ZENDO
centre de méditation zen
Kwam Um
35, rue de Lyon - 75012 - Paris
Rez de chaussée à droite après le porche
Métro: gare de Lyon ou Bastille
Bus: 91
ATTENTION
après 20h il n'est plus possible d'entrer sans un code

 

***

Bạn có thể đang tìm kiếm...

Làng Mai

2007 02 22 pháp thoại tại chùa Pháp Vân

Xem pháp thoại - Video

Pháp thoại
Ngọn lửa vô sinh bất diệt
Nghe pháp thoại - mp3
Download Thich Nhat Hanh's Dharma talk mp3
Pháp thoại phiên tả
Phiên tả các pháp thoại của thầy Làng Mai
Pháp thoại tại thiền đường Nước Tĩnh
Chùa Pháp Vân - Xóm Thượng - Làng Mai
Chánh Niệm - Cửa vô sinh mở rồi
pháp thoại ngày 16-12-2010
Pháp thoại mới nhất
Thich Nhat Hanh Dharma Talks - Recent talks given by Thay
Bài 03 Pháp thoại đầu 
http://langmai.org/tu-hoc/phap-thoai/1334-phap-thoai-an-cu-kiet-dong-09-10-thu-nam-va-chu-nhat-hang-tuan.html 

***
Noisy le Grand.

Giới thiệu Thiền đường Hơi thở nhẹ

In bài này
Các bạn thân mến,
Xin chào mừng các bạn đã tới thăm Trang Nhà thiền đường Hơi Thở Nhẹ. Thiền đường tọa lạc tại công viên Villeflix thuộc vùng Noisy Le Grand ngoại ô Paris, phục vụ cho thiền sinh và Phật tử miền Paris & các vùng lân cận được thực tập cuộc sống chánh niệm, có thêm nhiều bình an, thảnh thơi, nuôi dưỡng và trị liệu. Sống tại thiền đường là các sư cô học trò của Thiền sư Thích Nhất Hạnh – người đã lập nên Làng Mai vào năm 1982, một trung tâm thiền tập ở tại Miền Tây Nam nước Pháp (các bạn có thể vào xem langmai.org)
Mong rằng khi đến với Thiền đường các bạn sẽ cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng và an lạc hơn. Đó là nguyện ước và cũng là niềm vui của chúng tôi, tại đây chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu hơn vào các phép thực tập thiền quán thông qua cách sống trong chánh niệm, cùng lắng nghe và thấu hiểu va tôn trong nhau, cùng nhau phát triển năng lực của sự hiểu biết và lòng từ bi trong mỗi người

Hoạt động của Thiền đường HTN được duy trì với lòng hào phóng của các bạn, thông qua các món quà, thức ăn các bạn mang đến đóng góp. Nếu bạn ở lại với chúng tôi vào bữa ăn, mong các bạn mang theo một món ăn để chúng ta cùng nhau chia sẻ. Xin bạn nhớ rằng chúng ta đang ăn chay và do đó không tiêu thụ thịt hoặc cá và khi có thể mong bạn nấu ăn hoặc mang theo thực phẩm chủ yếu là Bio, điều này để tôn trọng và bảo toàn cuộc sống, để bảo vệ sức khỏe của chúng ta và hành tinh, cũng là để giúp chúng ta trong thực hành Sống Thiền. Trong năm qua Thiền đường đã cố gắng để giảm tiêu thụ trứng và các sản phẩm từ sữa, vì ngành công nghiệp chăn nuôi góp phần rất lớn vào  ô nhiễm  trái đất và hâm nóng toàn cầu. Tất cả những hiểu biết này giúp mỗi người chúng ta có được những bữa ăn chánh niệm cùng nhiều niềm vui, hạnh phúc và từ bi.
Ngoài ra các bạn cũng có thể quyên góp vào hòm công đức và những khoản này sẽ được dùng để chi trả phí điện, nước, sưởi, vv…
Chúng tôi luôn trân quí những tặng phẩm của các bạn nhưng trên tất cả, đó chính là sự có mặt của các bạn cho chúng tôi, nụ cười và lòng tốt của các bạn, đó là những tặng phẩm quí giá nhất !

Các bạn có thể đến và chia sẻ những công việc, hoạt động của cuộc sống thường nhật với các sư cô và không phải điện thoại để báo trước, thiền đường mở cửa từ trưa thứ tư đến cuối chiều chủ nhật. Tuy nhiên nếu bạn muốn nghỉ lại qua đêm ở thiền đường thì mong các bạn báo trước qua email cho các Sư cô. Hiện nay điều kiện chỉ cho phép Thiền đường đón tiếp các thiền sinh nữ ở lại qua đêm, và tối đa là 3 đêm. Nếu như các bạn muốn ở lâu hơn thì chúng tôi khuyên bạn nên đến với Làng Mai. Còn đối với các bạn thiền sinh nam thì 1 chalet sắp được xây dựng trong  khuôn viên vườn để các bạn có thể nghỉ lại qua đêm.
Thứ năm và chủ nhật hàng tuần là ngày chánh niệm để chúng ta được nghe giảng về Pháp buổi sáng và chia sẻ các kinh nghiệm thực tập vào buổi chiều. Nếu có thể các bạn không nên đến vào cuối ngày thứ năm và chủ nhật, nếu không thì hãy email hay điện thoại trước cho các Sư cô.
Vào chủ nhật hàng tuần có khóa Taichi của bác Henri phụ trách còn vào các thứ năm thì có khóa buông thư toàn thân sau bữa ăn trưa.

Thiền đường đóng cửa từ cuối chiều chủ nhật cho đến sáng thứ tư, và những ngày này dành riêng cho các Sư cô ở đây. Mong các bạn hãy gọi điện đến Thiền đường chỉ trong những trường hợp khẩn cấp để tôn trong không gian riêng của các Sư cô trong ba ngày này.
Hiện giờ chúng ta có 8 sư cô ở tại thiền đường :
Sr Elisabeth, Sr Gia Nghiêm, Sr Tịnh Quang, Sr Đào Nghiêm,  Sr Phùng Nghiêm, Sr Cảnh Nghiêm, Sr Doãn Nghiêm, Sr Vịnh Nghiêm.

Các bạn có thể tra cứu thêm trên l'Emploi du temps de printemps 2012, le calendrier des récitations des Entraînements à la Pleine Conscience, rencontres, ateliers et autres événements spéciaux  để biết rõ hơn về các thời khóa và thông tin. Càng ngày càng có nhiều cháu nhỏ đến với thiền đường chúng ta vào những ngày cuối tuần. Và các sư cô cũng rất vui khi có các bạn trẻ đến thăm thiền đường, vậy còn chờ gì nữa nhỉ, hãy mang theo năng lượng tươi mát của các bạn đến với nơi đây J

Thiền đường Hơi thở nhẹ là ngôi nhà thứ hai của bạn nhưng chúng ta cần nhớ tôn trọng cuộc sống xuất gia

Thân ái,
Các sư cô Thiền đường Hơi Thở Nhẹ.
http://www.hoithonhe.org/vn/maison-de-l-inspir.html 

***

Vous habitez Paris et ne pouvez pas venir à la Maison de l'Inspir?

Savez-vous qu'il existe un centre de pratique à Paris appelé
le Jardin de l'Instant. Vous pouvez trouver toutes les informations en vous connectant directement sur leur lien situé dans la catégorie "Lien"

***
 
La Maison de l'Inspir est un lieu de détente et de repos. Les moniales qui y vivent  sont heureuses de vous y accueillir et de partager leur pratique avec vous. La Maison vous est ouverte du mercredi midi au dimanche en fin d'après-midi.
La Maison de l’Inspir’ se situe dans la région parisienne - 7 Allée des Belles Vues à Noisy-le-Grand (ligne A du RER, station Noisy-le-Grand ; puis bus 320 « circulaire intérieure », arrêt « Carrefour de Malnoue »). 

            Nous sommes heureuses de pouvoir vous y accueillir pour les journées de pleine conscience les jeudis et dimanches, pour les méditations assises et marchées, les récitations des entraînements à la pleine conscience, et d’autres activités si vous le souhaitez.
            Nous vivons ensemble, partageons et développons notre pratique.
            La maison est entourée d’un grand jardin. Elle est située dans un quartier verdoyant avec au bout de la rue la Marne, qui est très agréable pour marcher en pleine conscience !
Elle se compose de trois niveaux :
            Au premier niveau, le sous-sol avec son entrée, un vestiaire pour accueillir vos manteaux, chaussures…, une pièce pour entreposer vos sacs de couchage et matelas, un bloc sanitaire hommes et un bloc sanitaire femmes, chaque bloc étant équipé de plusieurs WC, d’un lavabo et d’une douche.
            Au second niveau, le rez-de-chaussée, avec une cuisine, une salle commune où nous sommes heureuses de vous accueillir pour partager les repas, organiser des réunions, et pour d’autres activités. S'y trouve également le quartier des soeurs ainsi que des sanitaires pour les dames.
            Au troisième niveau, une grande salle de méditation, disponible également pour d’autres activités, la chambre de Thây et une chambre réservée aux moniales.
            Le soir, lorsque les activités cessent, la salle de méditation  et la salle commune peuvent accueillir quelques visiteuses pour la nuit.
            La Maison de l’Inspir’ permet à nos amis de la Sangha de Paris, mais aussi aux amis de province, ainsi qu’à ceux de Bruxelles, Liège, Genève, Amsterdam, Cologne, de se ressourcer plus près de chez eux.
Nous espérons avoir le bonheur de vous recevoir bientôt.
 
Comment venir
* Plan d’accès pour arriver jusqu’à nous :
En voiture : Par l’autoroute A4, direction Nancy, sortie Noisy-le-Grand Mont d’Est.. Passez devant les Arcades. Longez la ligne du RER et au rond-point passez par-dessus la voie ferrée. Continuez dans la même direction et au deuxième feu tournez à droite. Ensuite descendez vers la Marne. Suivez le panneau Villeflix.Vous pouvez visualiser nos cartes ici et
Par le RER : Ligne A, direction « Marne-La-Vallée » : descendre à « Noisy-le-Grand Mont-d’est ». Prendre le bus 320 circulaire « intérieure », et descendre au « Carrefour de Malnoue ». Suivez le panneau Villeflix. L’Allée des Belles Vues descend en direction de la Marne ; nous sommes au no 7.

Vous pouvez également marcher, c'est à environ 20 minutes à pied du RER. Sortir du coté "bassin", aller vers la gauche le long du petit bassin, traverser l'avenue du Mont d'Est et longer le grand bassin Promenade des Mares du Dimanche. Traverser la rue du Docteur Sureau et vous engager dans la petite allée appelée rue des Cygnes juste devant vous. La suivre ensuite vers la droite, elle donne dans l'avenue du Marechal Joffre. Descendre l'avenue du Marechal Joffre vers la gauche. Vous arriverez en bas de l'avenue à un grand carrefour, dirigez-vous à droite sur l'avenue Emile Cossoneau, direction Villeflix, aller jusqu'au prochain carrefour. Traverser l'avenue. L'allée de Belles Vues se trouve de l'autre coté de l'avenue, suivez le panneau indiquant Villeflix.
Vous pouvez trouver l'itineraire sur internet sur "google maps" en tapant notre adresse.
notre portail est en metal noir, avec un portique en bois
à coté. Notre jardin est reconnaissable à ses bambous et le chemin cailloux et graviers.
 
Les messieurs peuvent-ils dormir à la maison?
Pour le moment nous ne pouvons pas héberger nos amis de genre masculin pour la nuit mais nous sommes heureuses de les recevoir durant la journée. Pour remédier à cette difficulté, surtout pour nos amis qui viennent de loin, nous allons installer un petit châlet (20m carré) sur notre terrain, pour pouvoir accueillir les messieurs pour la nuit... le projet est en cours et se réalisera cet été, espèrons-le!
 
Quoi apporter?
  Pour nos amies femmes si vous souhaitez rester la nuit merci d'amener un sac de couchage ou bien des draps et vos affaires de toilettes personnelles. Vous pouvez amener de la nourriture comme contribution. Merci de consulter la rubrique "dons" pour savoir quelle nourriture apporter. 
 
Contactez-nous
Maison de l’Inspir’
7, allée des Belles Vues

93160 Noisy-le-Grand

tél :09 51 35 46 34
(nous contacter de préférence par e-mail)
 

Emploi du temps été 2012

Maison de l'Inspir - Retraite d'été 2012
 
Mercredi
Jeudi Journée de Pleine conscience  
Vendredi
Samedi
Dimanche
Journée de
Pleine conscience
 
5h30
Réveil
 
Assise Libre
 
Réveil
6h00
Méditation assise
Toucher la Terre ou lecture de Soutras
Méditation assise
Toucher la Terre ou lecture de Soutras
 
7h00
Exercices corporels
8h00
Petit-déjeuner
9h45
Réunion des Bhikkhunis/
 
9h30- Accueil

 

 
10h00-Enseignement DVD de Thây /ou par une Soeur
 
Marche méditative
 
Repas informel
 
Relaxation totale
 
 
 
Partage sur le Dharma
 
 
Méditation du travail 
 
10h - Récitation
5 ou14EPC ou ateliers à thèmes
 
9h00- Tai-Chi avec Mme Bich
(le 2ème et 4ème dimanches du mois)
 
10h00-Enseignement DVD de Thay or par une Soeur
 
Marche méditative
 
Repas Formel
 
 
Partage sur le Dharma

 

  (Viet Tai Chi)
 
Soirée de paresse
 
(La maison ferme ses portes jusqu’au
mercredi 11h30)
11h30
Marche méditative
(la maison rouvre ses portes aux amies)
 
Marche méditative
 
12h30
Déjeuner
Déjeuner
14h00
 
Repos
 
15h00
Soeurs : Classe de  français
Laïcs :  DVD de Thây 
Sœurs : Classe de français 
 
 
Sœurs : méditation du travail
Laïcs : Activités par groupe
 
 
17h00
Méditation assise et Lecture de Soutras en vietnamien
 

 
Cérémonie d'offrandes
 
18h30
Dîner léger
Dîner léger
19h30
 
Meditation du travail
 
Meditation assise et lecture de Soutras en francais
 
Méditation guidée
 
 
21h30
Noble Silence
 
Noble Silence
 
 
 


*




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire