(07/18/2012) (Xem: 770)
Tình hình thất nghiệp tại Việt
Nam một cách chính thức là rất thấp, nhưng thực tế lại thê thảm tới mức
ngay cả du học sinh tốt nghiệp xong, về nước cũng khó tìm việc.
Thông tấn nhà nước TTXVN mới tuần trước cho biết rằng, tính trong “6 tháng đầu năm: Tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,29%.”
Bản tin dẫn lời “Vụ trưởng Vụ Dân số Lao động thuộc Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Xuân Mai cho biết sáu tháng đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%. Trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,65%....” và do vậy, VN vào nhóm 10 quốc gia tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Thực tế lại thê thảm... Bản tin từ báo kinh doanh VEF dựa theo tin TTVN cho biết rằng “Du học về nước: Thất nghiệp như thường.” Không chỉ các ngành nhân văn, mà cả ngành khoa học, kể cả tin học (IT), cũng khó tìm việc.
TTVN ghi nhận:
“...Những tưởng các tân cử nhân mới khốn khổ tìm việc, những người ra trường dày dạn kinh nghiệm như anh Nguyễn Đức Tuấn (Phường Láng Thượng, Đống Đa, HN) cũng lâm vào cảnh khổ sở tìm việc. Sau lần ức chế với ban lãnh đạo công ty, Tuấn lập tức viết đơn thôi việc mà không cần đắn đo gì thêm. Nghĩ bụng với 7 năm làm IT, chắc chắn anh sẽ sớm tìm được công việc tốt hơn. Ngờ đâu 3 tháng trở lại đây anh vẫn ở nhà nội trợ phục vụ người vợ bụng mang dạ chửa 8 tháng, trở thành lao động chính trong nhà...
...Đến du học sinh cũng thất nghiệp.
“Tìm hoài mà chẳng có việc nào phù hợp với mình. Chán+nản=đói!” là tâm sự của Nguyễn Gia Khánh (Quảng Ninh), người lập ra một hội nhóm thất nghiệp trên Facebook với hi vọng bản thân và những người lâm vào hoàn cảnh giống mình sẽ kiếm được việc làm, nhờ vào sự giúp đỡ, giới thiệu của bạn bè. Là du học sinh chuyên ngành kinh tế từ Úc trở về, bố mẹ lại làm chức cao ở các công ty lớn, nhưng cũng chưa xếp được việc cho con.
Khác với Khánh, Bùi Văn Minh, tốt nghiệp Trường ĐH California (Mỹ) sau nhiều năm làm việc tại một công ty phần mềm ở Mỹ nuôi ý định về Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, những kiến thức Minh học được, thậm chí đang làm rất tốt ở Mỹ lại chưa thể làm được ở Việt Nam. Khi hỏi ý kiến của chuyên gia và những người trong nghề, nhiều người cảnh báo anh sẽ không bán được hàng ở Việt Nam, vì phần mềm bán hàng của anh chưa phù hợp với thói quen thanh toán online của người Việt...”
Bản tin cũng dẫn theo Tổng cục Thống kê, cho biết trong 2 quý đầu năm, cả nước có hơn 26.000 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động. Và tại TP Sài Gòn, “số người lao động đăng ký thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm đã lên đến 70.397 người, tăng 22.009 người so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình kinh tế khó khăn, thị trường lao động thu hẹp, những người có kinh nghiệm vẫn thất nghiệp dài.”
Như thế, hẳn là con số về tỷ lệ thất nghiệp có cách tính gì sai sót?
Thông tấn nhà nước TTXVN mới tuần trước cho biết rằng, tính trong “6 tháng đầu năm: Tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,29%.”
Bản tin dẫn lời “Vụ trưởng Vụ Dân số Lao động thuộc Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Xuân Mai cho biết sáu tháng đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,29%. Trong đó khu vực thành thị là 3,62% và khu vực nông thôn là 1,65%....” và do vậy, VN vào nhóm 10 quốc gia tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Thực tế lại thê thảm... Bản tin từ báo kinh doanh VEF dựa theo tin TTVN cho biết rằng “Du học về nước: Thất nghiệp như thường.” Không chỉ các ngành nhân văn, mà cả ngành khoa học, kể cả tin học (IT), cũng khó tìm việc.
TTVN ghi nhận:
“...Những tưởng các tân cử nhân mới khốn khổ tìm việc, những người ra trường dày dạn kinh nghiệm như anh Nguyễn Đức Tuấn (Phường Láng Thượng, Đống Đa, HN) cũng lâm vào cảnh khổ sở tìm việc. Sau lần ức chế với ban lãnh đạo công ty, Tuấn lập tức viết đơn thôi việc mà không cần đắn đo gì thêm. Nghĩ bụng với 7 năm làm IT, chắc chắn anh sẽ sớm tìm được công việc tốt hơn. Ngờ đâu 3 tháng trở lại đây anh vẫn ở nhà nội trợ phục vụ người vợ bụng mang dạ chửa 8 tháng, trở thành lao động chính trong nhà...
...Đến du học sinh cũng thất nghiệp.
“Tìm hoài mà chẳng có việc nào phù hợp với mình. Chán+nản=đói!” là tâm sự của Nguyễn Gia Khánh (Quảng Ninh), người lập ra một hội nhóm thất nghiệp trên Facebook với hi vọng bản thân và những người lâm vào hoàn cảnh giống mình sẽ kiếm được việc làm, nhờ vào sự giúp đỡ, giới thiệu của bạn bè. Là du học sinh chuyên ngành kinh tế từ Úc trở về, bố mẹ lại làm chức cao ở các công ty lớn, nhưng cũng chưa xếp được việc cho con.
Khác với Khánh, Bùi Văn Minh, tốt nghiệp Trường ĐH California (Mỹ) sau nhiều năm làm việc tại một công ty phần mềm ở Mỹ nuôi ý định về Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, những kiến thức Minh học được, thậm chí đang làm rất tốt ở Mỹ lại chưa thể làm được ở Việt Nam. Khi hỏi ý kiến của chuyên gia và những người trong nghề, nhiều người cảnh báo anh sẽ không bán được hàng ở Việt Nam, vì phần mềm bán hàng của anh chưa phù hợp với thói quen thanh toán online của người Việt...”
Bản tin cũng dẫn theo Tổng cục Thống kê, cho biết trong 2 quý đầu năm, cả nước có hơn 26.000 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động. Và tại TP Sài Gòn, “số người lao động đăng ký thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm đã lên đến 70.397 người, tăng 22.009 người so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình kinh tế khó khăn, thị trường lao động thu hẹp, những người có kinh nghiệm vẫn thất nghiệp dài.”
Như thế, hẳn là con số về tỷ lệ thất nghiệp có cách tính gì sai sót?
VB
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire